Bệnh lý này thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu và có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Khiến người mắc bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Đối với những bậc cha mẹ có con bị chẩn đoán mắc chứng ADHD lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu rơi vào tình huống này, thay vì lo lắng, bạn hãy thật bình tĩnh. Và dành thời gian để trang bị những kiến thức adhd là bệnh gì. Cũng như các phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây của phongkhambacsi.vn nhé.
Nội dung bài viết
ADHD là bệnh gì?
ADHD (là viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một trong những chứng rối loạn phát triển. Có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng thường gặp hơn ở trẻ em, nhất là ở khi cận kề tuổi dậy thì mới lớn.
Biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn này là sự hấp tấp, hiếu động thái quá đi kèm với việc suy giảm khả năng tập trung, chú ý. Nếu không được kịp thời chữa trị, hội chứng ADHD ở trẻ em. Có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Cũng như xây dựng mối quan hệ với mọi người.
Bệnh ADHD có 3 dạng dễ nhận biết như
- Rối loạn về hiếu động – bốc đồng: Là những người có biểu hiện dạng hiếu động, bốc đồng quá mức bình thường.
- Giảm độ chú ý: Triệu chứng nổi bật và dễ nhận thấy nhất của những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý là ít chú ý đến mọi thứ xung quanh.
- Dạng kết hợp hiếu động – bốc đồng và giảm chú ý: Trường hợp còn lại của nhóm người bị ADHD là có cả dấu hiệu của việc hiếu động quá mức và độ chú ý bị giảm nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý giảm chú ý
- Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có tính di truyền. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì thế hệ sau có tỷ lệ mắc bệnh là rất cao.
- Có thể bị mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý từ khi sinh ra. Nếu mẹ uống nhiều rượu bia trong lúc mang thai hay xảy ra trường hợp sinh con non.
- Trong quá trình lớn lên và phát triển gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ thống thần kinh tại những thời điểm quan trọng.
Những dấu hiệu của bệnh adhd là gì
Theo ước tính, ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc bệnh ADHD là 3,01% và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong giai đoạn phát triển, nhiều trẻ thường có tính tò mò, sự khám phá vượt trội về thế giới bên ngoài. Do vậy, nhiều phụ huynh khó xác định liệu con mình có mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay không. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận ra điều này thông qua các triệu chứng như:
Làm việc không tập trung
- Quên làm các công việc hằng ngày
- Khó tham gia những trò chơi phải di chuyển hoặc phải nói quá nhiều.
- Người mắc bệnh dễ bị phân tâm, không tập trung nhất định vào công việc tập thể. Hoặc né tránh các công việc đòi hỏi tính tập trung lâu dài.
- Hay lơ đãng, mơ màng, trẻ em dễ bị suy giảm độ thông minh so với những trẻ bình thường. Khiến trẻ khó lắng nghe hướng dẫn từ các thầy cô nên dễ dẫn tới nhiều hậu quả xấu.
- Kết quả học tập thường xuyên thay đổi thất thường do thiếu tập trung và tiếp thu kém. Khoảng 20% trẻ em bị mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cần có chế độ giáo dục đặc biệt.
Hiếu động thái quá – adhd là bệnh gì
- Nói to, cười to không để ý đến những người xung quanh.
- Hay chạy nhảy xung quanh, leo trèo khắp nơi.
- Hay di chuyển qua lại mà không có lý do, khó có thể ngồi yên một chỗ.
- Thiếu kiên nhẫn làm việc gì đó hoặc hay can thiệp vào chuyện của người khác.
- Không thể chờ đợi đến lượt mình. Hoặc không thể chia sẻ với người khác khiến người bệnh adhd khó hòa đồng với mọi người.
Thái độ bốc đồng
- Có những hành động nguy hiểm quá phấn khích không nghĩ đến hậu quả.
- Quậy phá, không kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, có thể phát ra những cơn thịnh nộ mà không có lý do.
Hậu quả do bệnh adhd gây ra là gì?
Theo các nghiên cứu cho thấy trong những năm đầu tiên, khả năng tập trung của trẻ là vấn đề rất quan trọng. Có thể ảnh hưởng đến tư duy và tương lai của trẻ sau này. Khả năng tập trung không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, phân tích và xử lý tình huống của trẻ.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thành tích học tập của trẻ bị giảm sút. Trẻ sẽ trở nên tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa. Không đủ sức tham gia các hoạt động mang tính tập trung cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội học tập. Từ đó ảnh hưởng đến cả công việc, sự nghiệp. Và cuộc sống của trẻ lúc trưởng thành.
Ngoài ra, đến tuổi trưởng thành, nhiều trẻ bị bệnh ADHD còn có những hành vi không lành mạnh. Như nghiện game, cờ bạc, đặc biệt là xung động bạo lực… Do đó, việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống sau này của một đứa trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Phương pháp điều trị cho người bệnh ADHD
Hiện có rất nhiều cách để điều trị hội chứng ADHD ở trẻ em. Nhưng dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự quan tâm. Và kiên nhẫn của cha mẹ bởi các triệu chứng của bệnh ADHD cần cải thiện từ từ. Không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Tùy thuộc vào tình trạng của từng trẻ, phương pháp can thiệp sẽ khác nhau.
Thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp hàng đầu để đối phó. Với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý với hiệu quả khoảng 80%. Thuốc an thần là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị chứng bệnh này. Thuốc có tác dụng làm dịu tinh thần, cải thiện sự mất cân bằng hóa học trong não. Giảm các triệu chứng lo âu và bồn chồn.
Liệu pháp hành vi
Cha mẹ sử dụng cả lời nói và hành động tác động tới trẻ. Nhằm hướng những hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Chẳng hạn, bạn có thể lập thời gian biểu cho trẻ để trẻ tập dần thói quen làm việc theo kế hoạch.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên từ từ điều chỉnh từng hành vi một. Nếu bạn áp đặt quá nhiều mục tiêu cùng một lúc thì rất dễ gây ức chế tâm lý cho trẻ. Nếu trẻ thực hiện chưa đúng. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở chứ đừng la mắng hay đánh trẻ. Việc này chỉ khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn. Bạn cần kiên nhẫn theo dõi sự tiến bộ của trẻ qua từng ngày.
Cho trẻ luyện tập thể dục
Các chuyên gia y tế khuyến khích những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Nên dành 60 phút tập thể dục với cường độ từ trung bình đến cao mỗi ngày. Các bé có thể làm bất kỳ điều gì, ví dụ chơi môn thể thao mà chúng thích. Như chạy xe đạp, bơi lội, chơi bóng đá hoặc nhảy múa. Nhưng cần chú ý giữ an toàn cho người bệnh bởi tâm lý người bệnh vốn không ổn định.
Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy việc vui chơi ở ngoài trời. Và gần gũi với thiên nhiên giúp người bị bệnh ADHD bình tĩnh hơn. Ví dụ, chỉ cần 20 phút đi bộ trong công viên có thể giúp tăng khả năng tập trung ở trẻ tốt.
Theo các nhà nghiên cứu, việc tập thể dục có thể giúp người bị rối loạn tăng giảm chú ý:
- Lưu thông máu: Người mắc phải hội chứng ADHD có lưu lượng máu ít hơn ở những vùng não đảm nhận việc suy nghĩ, lập kế hoạch, bày tỏ cảm xúc, hành vi. Vì vậy, tập thể dục là cách làm tăng lưu lượng máu đến não giúp người bệnh tư duy tốt hơn.
- Cải thiện mạch máu: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện mạch máu, cấu trúc não và khả năng tư duy của trẻ.
- Hoạt động của não: Tập thể dục làm tăng hoạt động của các bộ phận não bộ liên quan đến hành vi và sự chú ý của trẻ.
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Một số màu thực phẩm và chất bảo quản có thể làm tăng hành vi tăng động ở người bệnh ADHD. Do đó, bố mẹ nên chú ý để tránh sử dụng các thực phẩm có chứa các chất như:
- Natri benzoat: có trong đồ uống có ga, salad trộn và các sản phẩm nước ép trái cây
- FD & C vàng số 6: có trong bánh mì vụn, ngũ cốc, bánh kẹo, kem, nước giải khát
- D & C vàng số 10 (quinoline vàng): có thể tìm thấy trong các loại nước ép, kem không béo
- FD & C vàng số 5 (tartrazine): thường tìm thấy ở các loại thực phẩm như đồ ăn nhẹ và sữa chua
- FD & C đỏ số 40 (allura đỏ): có thể có trong nước giải khát, thuốc của trẻ em, đồ tráng miệng và kem
Hạn chế ăn những thực phẩm chứa các chất dễ gây dị ứng. Có thể giúp cải thiện hành vi ở một số bệnh nhân như: Chất phụ gia, chất bảo quản có trong sữa và trứng, sô cô la. Thực phẩm có chứa salicylat như ớt bột, táo và rượu táo, nho, cam, đào, mận và cà chua.
Nên cho người mắc bệnh ADHD ăn nhiều rau củ quả, uống vitamin. Và các chất khác tốt cho sức khỏe để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tâm lý trị liệu
Ba mẹ nên dành thời gian để tâm sự cùng con từ những điều nhỏ nhất để có thể thấu hiểu được con đang nghĩ gì, muốn làm gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Hoặc những kinh nghiệm chia sẻ của những ba mẹ cùng hoàn cảnh bởi hơn ai hết. Họ là những người có chuyên môn. Và kinh nghiệm sẽ giúp bạn có những hướng dẫn đúng đắn.
Giảm căng thẳng cho trẻ
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Nếu trẻ ở trong trạng thái căng thẳng thì tình trạng này có thể tệ hơn. Do đó, bạn nên tìm cách để làm trẻ bớt căng thẳng như kể cho trẻ nghe một câu chuyện hài. Cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi với trẻ.
Ngoài các biện pháp trên, cha mẹ sử dụng thêm các sản phẩm bổ não để hỗ trợ điều trị. Hiện trên thị trường có sản phẩm giúp điều trị cho trẻ bị rối loạn tăng động.
Cách phòng ngừa hội chứng bệnh ADHD:
- Tránh để trẻ bị chấn thương đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương.
- Không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng như chì.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích.
- Xét nghiệm gen để tìm kiếm những yếu tố dẫn đến bệnh ADHD
Lời kết
Bệnh ADHD ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về nhân cách của người bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ em luôn cần sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ để phát triển một cách toàn diện. Nếu chẳng may bé nhà bạn mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Thì hãy bình tĩnh chủ động đưa bé đi khám để biết được phương pháp chữa trị tốt nhất nhé. Hy vọng qua bài viết trên của phongkhambacsi.vn bạn đọc đã nắm được adhd là bệnh gì.