Cây quao trị bệnh gì? Những lưu ý khi sử dụng cây quao

cây quao trị bệnh gì

Cây quao là một cái tên khá lạ lẫm với mọi người. Đây là một loại thảo dược giúp cải thiện sức khỏe rất tốt. Vậy quao trị bệnh gì? Hay những công dụng của cây quao. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Cây quao là một loại thảo dược với công dụng rất hiệu quả đối với sức khỏe con người, nhất là gan. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Chính vì vậy tác dụng của nó vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vậy nên hôm nay phòng khám bác sĩ sẽ giúp bạn biết rõ về cây quao trị bệnh gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về cây quao

Mô tả cây quao

Cây quao là một loại cây thân gỗ, mọc dựng đứng. Khi trưởng thành, cây quao có thể cao lên tới 15 mét. Thân cây có vỏ màu nâu xám, trên thân xuất hiện những nốt sần nhỏ. Cây phân thành nhiều nhánh nhỏ đâm ra từ gốc tạo thành tán lớn.

Lá của cây quao không có lông, dài từ 25 – 50cm, có 3 – 6 cặp lá chét. Lá chét có hình bầu dục thuôn, nhọn ở đầu và nhọn rộng hay hình gốc về phía gốc. Lá chét thường dài khoảng 6 – 14cm và rộng 3 – 6cm. Gân lá hiện rõ trên mặt lá, mỗi lá có 10 gân phụ. Cuống phụ dài 5 – 15mm.

Hoa cây quao rất to, cụm hoa thường mọc ở đầu cành, gồm 4 – 8 hoa mang màu trắng. Đầu hoa nhọn, dài khoảng 3 – 4cm. Hoa có đài úp kín hoa sau nụ, phát triển thành máng rộng. Quả nang, tròn dẹt, mọc thòng xuống. Mỗi quả chứa nhiều hạt, hạt có hình chữ nhật, cánh dày.

Để cây biết được cây quao có tác dụng gì, các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

Sử dụng cây quao như thế nào?

Trước khi hiểu rõ hơn về cây quao trị bệnh gì thì chúng ta cần hiểu rõ xem những bộ phận nào của cây có thể sử dụng làm thuốc nhé.

  • Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây quao đều có thể làm thành thuốc chữa bệnh bao gồm: lá, rễ, vỏ thân và quả.
  • Thời gian thu hoạch: Vì tất cả các bộ phận của cây quao đều có thể làm thành thuốc, vậy nên có thể thu hái quanh năm.
  • Cách chế biến: Sau khi thu hoạch, đem toàn bộ dược liệu rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo. Bạn có thể để tươi để sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng cây quao dưới dạng khô bằng cách thái chúng thành từng đoạn nhỏ, sau đó phơi nắng cho khô để bảo quản dùng dần.
  • Bảo quản: Bảo quản cây quao ở nơi khô thoáng, trong bao kín hoặc lọ. Tránh ánh nắng trực tiếp, tránh để ở môi trường ẩm ướt vì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng  của loại thảo dược này.  

Thành phần hóa học của cây quao

Hai cycloartanes mới được đặt tên là; dolichandrone A ( 1 ) và dolichandrone B ( 2 ) và hai iridoids mới, được đặt tên là [6- O – [( E ) -4-methoxy cinnamoyl] -1β-hydroxy-dihydrocirthpolgenin ( 3 ) – O – [( E ) -4-methoxy cinnamoyl] -1α-hydroxy-dihydrocirthpolgenin ( 4 ) và năm hợp chất đã biết được phân lập từ vỏ và lá cây.

Tính vị

Dược liệu có vị chua, chát, tính bình, không độc.

Cây quao có tác dụng gì

Bạn sẽ bất ngờ khi biết được câu trả lời cho câu hỏi “Cây quao trị bênh gì?”. Theo tài liệu của Đông y công dụng của cây quao là:

    • Vỏ và lá: Nhuận gan và trị các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan cổ trướng
    • Hạt: Kháng khuẩn,  khử trùng
    • Chống co thắt
    • Trị ho
    • Bổ phổi
    • Điều trị bệnh sỏi thận
    • Lá: Điều hòa kinh nguyệt, chữa ứ huyết ở nữ giới; bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
    • Lá: Bổ huyết
    • Vỏ rễ: Trị ngộ độc.
    • Lá: Trị hen suyễn 
    • Chữa vàng da

Cây quao trị bệnh gì

Các bộ phận của cây quao được sử dụng với những công dụng khác nhau. Vỏ cây, lá, rễ được chế biến rồi cùng với các loại thảo dược khác sắc lấy nước uống. Bên cạnh đó người ta còn sử dụng các bộ phận của cây nấu thành cao lỏng để dùng.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số bài thuốc chữa bệnh từ cây quao cũng như cách sử dụng của nó:

Bài thuốc trị xơ gan cổ trướng

Công dụng nổi bật nhất của cây quao chính là chữa trị các bệnh về gan. Để chữa trị bệnh xơ gan cổ trướng, viêm gan hay vàng da thì bạn hãy sử dụng phần vỏ của nó. Cụ thể như sau:

  • Nguyên liệu: 30 gram vỏ cây quao, 30 gram ô rô, 30 gram mướp gai, 20 gram cỏ bạc đầu, 20 gram cỏ nhọ nồi, 10 gram thủy xương bồ, 10 gram củ riềng.
  • Rửa sạch các vị thảo dược trên rồi phơi khô. Sau đó sắc với một lượng nước vừa đủ đến khi cô đặc để lấy nước uống.

Bài thuốc trị bệnh xơ gan, vàng gan

Theo dân gian, thân và rễ của cây quao cũng có thể sắc để trị viêm gan. Để tăng hiệu quả chữa bệnh thì người ta còn kết hợp với một số loại thảo dược khác như  cây xương khỉ, rễ cỏ tranh, quả dứa dại, cây chó đẻ,… Sau đây là một số bài thuốc để chữa bệnh xơ gan, viêm gan:

Cách 1:

  • Nguyên liệu: 50 gram vỏ cây quao, 50 gram lá cối xay, 50 gram rễ cỏ xước, 50 gram vỏ cây cách, 50 gram lá trâm bầu,  20 gram thân ráy gia , 20 gram quả dứa gai.
  • Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đưa đi rửa sạch rồi thái thành đoạn nhỏ. Sau đó bỏ vào nồi sắc với lượng nước vừa đủ, sắc đến khi lượng nửa còn khoảng nửa so với ban đầu. Bạn lấy phần nước đã sắc để uống, duy trì sử dụng đều đặn từ 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả.

Cách 2:

  • Nguyên liệu: 50 gram vỏ cây quao nước, 20 gram lá hoặc 20 gram quả cây dành dành, 5 gram vỏ cây chân chim, 10 gram rễ muồng trâu, 10 gram rễ bình bát.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc sau khi được rửa sạch thì đem đi sắc với lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc đến khi nước cô đặc còn một nửa hoặc ⅔ so với lượng nước ban đầu là được. Uống phần nước thuốc đã cô đặc hai lần mỗi ngày, duy trì sử dụng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. 

Cách 3:

  • Nguyên liệu: Lá cây quao, lá cây mần ri, rễ cau, lá mướp gai, rễ tranh, lá cây vòi voi, lá hắc xỉ, lá trinh nữ hoàng cung, lá ô rô, lá măng sậy và vỏ cây gáo vàng.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thảo dược trên rồi phơi khô. Sau đó sắc với một lượng nước vừa đủ đến khi cô đặc để lấy nước uống. 

Bài thuốc giúp giải độc gan

  • Nguyên liệu: Vỏ cây quao và cây ô rô.
  • Cách thực hiện: Đem hai vị dược liệu trên nấu thành cao lỏng để uống.

Bài thuốc giúp nhuận gan, lợi mật, điều trị bệnh viêm gan

  • Nguyên liệu: 100gr vỏ cây quao lâu năm, 40ml rượu, 1gr acid benzoic và đường.
  • Cách thực hiện: Cách thực hiện: Sử dụng phần vỏ của những cây quao già, cạo sạch bên ngoài, cắt thành từng miếng, phơi khô tới lúc thảo lược hơi vàng có mùi thơm. 

Lưu ý, khi sắc cho thuốc vào thùng nhôm (không dùng thùng sắt hay thùng tôn). Đổ 3 lít nước vào nồi sắc đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 1 lít thì lọc lấy nước để riêng. Sau đó, đổ thêm 2 lít nước nữa vào rồi tiếp tục đun đến khi còn khoảng 500ml. Tiếp đến lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 phần nước lại, cho đường vào cho cô đặc còn 1 lít và sau đó lọc thật kỹ. Cuối cùng đổ 40ml rượu có hòa 1 gram acid benzoic để bảo quản trong bình thủy tinh.

Để có được hiệu quả như mong muốn bạn cần suy trì uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần một thìa canh. 

Bài thuốc từ cây quao giúp bổ phổi, trị ho

Ngoài tác dụng chữa các vấn đề liên quan đến gan thì cây quao còn giúp bổ phổi, trừ ho rất tốt. Người ta còn sử dụng kết hợp giữa quao với các vị thuốc khác như lá thuốc dòi, cây nhãn lồng (lạc tiên), huyết dụ,…để tăng hiệu quả trị bệnh.

  • Nguyên liệu: 40 gram lá quao, 20 gram lạc tiên, 20 gram bọ mắm, 10gram huyết dụ, 5 gram cỏ chân vịt, 50 gram mía lau. 
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu trên rửa sạch, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần lấy theo tỷ lệ trên  rồi sắc lấy nước uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc trị sỏi thận

Sỏi thận, sỏi mật là nỗi ám ảnh của không ít người bệnh. Dùng thuốc nam để trị sỏi có thể tiêu tốn thời gian lâu hơn nhưng đem lại hiệu cao, an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Trong đó, cây quao cũng là một vị thuốc có khả năng làm tan sỏi rất tốt.

Người ta thường dùng rễ quao, nấu chung với hà thủ ô đỏ và cây thài lài trong bài thuốc chữa sỏi. Nhiều bệnh nhân dùng có kết quả tốt và đã chia sẻ lại bài thuốc này. Nhiều trường hợp sử dụng sỏi đã tan lúc nào mà bệnh nhân cũng không hay biết. Khi đi khám mới thấy kết quả ngỡ ngàng.

Cây quao trị bệnh viêm gan, vàng da

  • Nguyên liệu: 30 gram rễ cây quao, 30 gram rễ rau ngót, 20 gram hà thủ ô (chế với nước đậu đen), có thể sử dụng thêm 20 gram rễ thài lài trắng. 
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch, sau đó sắc lấy nước uống. 

Bài thuốc trị chứng ngộ độc

  • Nguyên liệu: 12 gram vỏ thân cây quao nước, 12 gram vỏ cây ô rô.
  • Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch và phơi khô hai vị thuốc trên thì tiến hành sắc thuốc. Cho toàn bộ thuốc vào nồi cùng 400ml đun đến khi cô đặc còn khoảng 100ml là được. Uống phần nước đã cô đặc hai lần mỗi ngày để thấy hiệu quả. 

Bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa ứ huyết ở nữ giới

  • Nguyên liệu: Lá quao nước, ích mẫu, cây chó đẻ, cù đèn và cam thảo với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả vào nồi sắc cùng 500ml nước đến khi cô đặc còn khoảng 150ml. Lấy nước đã sắc uống chia làm 2 phần uống 2 lần trong ngày. 

Đối tượng nên dùng cây quao

  • Người bị viêm gan, xơ gan hay các bệnh về gan khác
  • Phụ nữ sau khi sinh.

Đối tượng không nên dùng cây quao

  • Những người suy thận 
  • Những người huyết áp thấp

Những lưu ý khi sử dụng cây quao

Mặc dù đã biết được cây quao trị bệnh gì, nhưng bạn cũng cần nắm rõ cách dùng và liều lượng sử dụng. Bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề  dưới đây:

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong cây quao 
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần chú ý khi sử dụng cây quao;
  • Sau khoảng thời gian sử dụng, nếu cảm thấy triệu chứng của bệnh có dấu hiệu giảm, người bệnh nên giảm liều lượng để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Uống nhiều nước 
  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây. 
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý.
  • Tập thể dục thể thao
  • Trước khi sử dụng cây quao cần tìm đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn cách dùng phù hợp nhất.

Cây quao được bán ở đâu và giá như thế nào?

Hiện nay, loại thảo dược này được rất nhiều nơi bày bán. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Bạn hãy chọn những cơ sở thuốc đông y, y học cổ truyền uy tín, có giấy phép hoạt động để mua.

Giá của dược liệu dao động trong khoảng 100.000đ – 150.000đ/1kg khô.

Kết luận

Cây quao có hiệu quả rất vượt trội trong điều trị một số bệnh, nhất là các vấn đề liên quan đến gan. Vậy nên việc sử dụng các bài thuốc liên quan đến cây quao được áp dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng nó đúng cách, đúng liều lượng để đem lại hiệu quả như mong muốn, giúp bản thân và gia đình có một sức khỏe thật tốt nhé. Mong rằng thông qua bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn biết được cây quao trị bệnh gì. Các bạn hãy theo dõi phòng khám bác sĩ để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!

4.7/5 - (3 bình chọn)

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám