Ung thư là căn bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Khi việc sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp ngày càng phổ biến thì tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng tăng lên nhanh chóng. Theo thống kế y tế 5 năm gần đây, ung thư dạ dày giai đoạn cuối là căn bệnh đang khiến nhiều người mất ăn mất ngủ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh quái ác này? Hãy cùng phòng khám bác sĩ tìm hiểu các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần biết qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Sơ lược về căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối
- 2 Ai có thể mắc bệnh này?
- 3 Một vài dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối phổ biến cần chú ý
- 4 Bệnh này có lây truyền từ người bệnh sang người chăm sóc không?
- 5 Dự đoán thời gian sống sót của người mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối
- 6 Cách điều trị khi mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối hiệu quả
- 7 Lời kết
Sơ lược về căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Như bao bệnh hiểm nghèo khác, ung thư dạ dày là chứng bệnh quái ác khiến nhiều bệnh nhân và gia đình lâm vào tình cảnh khốn khổ. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều biện pháp chữa trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hoặc bỏ qua giai đoạn vàng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do mà không ít người cho rằng, nhận biết biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối là bước cơ bản trong chữa trị.
Bệnh hiện được giới y học chia thành 5 giai đoạn. Lần lượt đánh số từ 0 – 4 theo biểu hiện và mức độ bệnh. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể dựa vào kích thước và tốc độ di căn của tế bào ung thư để phân loại. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau nhẹ ở vùng bụng dưới. Đến các cấp độ tiếp theo, cơn đau sẽ nhân lên theo cấp số nhân. Đến giai đoạn cuối, bệnh tình có nhiều diễn biến nguy hiểm và hết sức phức tạp. Do đó, đây được xem là loại bệnh nguy hiểm nhất nhì trong các chủng ung thư.
Ai có thể mắc bệnh này?
Những người có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng các loại chất kích thích như cồn hoặc nước có gas… đều là đối tượng hàng đầu mắc ung thư dạ dày. Khi nạp một lượng lớn đồ ăn nhanh, không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến dạ dày phải hoạt động hết công suất. Không những thế, các cơ quan tiêu hóa khác cũng cần làm việc ngày đêm để lọc bỏ bớt các chất có hại. Lâu dần, làm suy giảm khả năng phản ứng và miễn dịch của cơ thể. Tạo điều kiện cho các tế bào ung thư xâm nhập và lây lan.
Ngoài ra, nếu có người thân đã từng mắc bệnh thì khả năng di truyền là rất cao. Số lượng các gia đình có nhiều thế hệ liên tiếp mắc bệnh này là không hề nhỏ. Cụ thể, nếu tiếp xúc lâu dài trong môi trường có mầm bệnh, các tế bào ung thư sẽ xâm nhập và ký sinh vào cơ thể. Từ đó bắt đầu sinh sôi nảy nở và lây lan sang các bộ phận khác. Để giảm thiểu rủi ro mắc phải căn bệnh quái ác này, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện, phòng khám. Luôn chú ý đến các biểu hiện trực quan của cơ thể. Không được lơ là, mất cảnh giác với mọi thay đổi dù là nhỏ nhất.
Một vài dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối phổ biến cần chú ý
Nếu ở giai đoạn đầu tiên, các biểu hiện bệnh sẽ khó xác định và hơi mơ hồ thì ở giai đoạn cuối, các triệu chứng biểu hiện tương đối rõ nét. Do đó, chỉ cần chú ý và có một chút hiểu biết, người nhà bệnh nhân hoàn toàn có thể phát hiện kịp thời các biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối phổ biến như sau.
Thể trọng suy giảm và xuất hiện biểu hiện của người bị thiếu máu
Lý do là vì ở giai đoạn cuối, người bệnh cảm thấy đau nhức phần dưới cơ thể, mệt mỏi đi kèm chán ăn là điều bình thường. Từ đó dẫn tới việc cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng chất dinh dưỡng. Thậm chí đôi khi ăn vào sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Ở một số bệnh nhân nặng, có thể xuất hiện việc đi vệ sinh ra máu trong phân hoặc nước tiểu. Tổng hợp các nguyên nhân trên, về lâu dài, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng và suy dinh dưỡng.
Đau quặn vùng gần dạ dày
Cảm giác đau miên man, âm ỉ sẽ dần chuyển sang giai đoạn nặng hơn – đau quặn khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối. Lúc này, các tế bào ung thư về cơ bản đã đi sâu vào các cơ quan bộ phận khác. Hay nói cách khác, chúng đã bắt đầu quá trình di căn, tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh, các mạch máu trong cơ thể.
Toàn thân đau nhức, mệt mỏi, không muốn ăn
Khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh, biểu hiện thường thấy sẽ là chán ăn và mệt mỏi. Như đã nói ở trên, dạ dày của người bệnh chịu áp lực rất lớn từ các tế bào ung thư. Do đó, nó không còn đủ điều kiện cơ bản để hoạt động. Sâu xa hơn, nó trực tiếp làm cơ thể cảm thấy chán ăn, mất vị giác.
Khó chịu và buồn nôn là biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Như đã đề cập ở trên, giai đoạn cuối của bệnh là lúc các khối u xuất hiện nhiều, trực tiếp tạo áp lực lên thành dạ dày gây ra khó tiêu, đau bụng. Người bệnh dần dà sẽ cảm nhận được quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra rất khó khăn. Cộng thêm vào đó là việc suy giảm chức năng hoạt động của dạ dày khiến hiệu quả tổng hợp chất dinh dưỡng không cao. Các nguyên nhân nội tại này dẫn đến việc người bệnh cảm thấy buồn nôn và khó chịu.
Chất thải rắn bị đổi màu
Do hậu môn phải nhận một lượng máu lớn từ dạ dày đổ xuống nên lâu dần làm phân chuyển sang màu đen. Lưu ý màu đen này không phản ánh cơ thể bị rối loạn tiêu hóa hay gặp vấn đề gì về hấp thụ chất dinh dưỡng. Phân đen chính là phân chứa máu.
Đột nhiên có thêm khối u ở bụng
Các biểu hiện nêu trên đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu cảm nhận được khối u cụ thể xuất hiện ở bụng thì đây là giai đoạn bệnh đã phát triển khá mạnh. Lúc này nếu chưa được chẩn đoán chuyên sâu thì cần đến bệnh viện ngay lập tức để được tư vấn kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn, khó chữa trị và để lại nhiều di chứng.
Bệnh này có lây truyền từ người bệnh sang người chăm sóc không?
Câu trả lời trước mắt là không. Mặc dù có độ nguy hiểm cao nhưng rất may, ung thư dạ dày giai đoạn cuối là bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Do đó người nhà hoàn toàn có thể chăm sóc bệnh nhân một cách chủ động mà không cần lo ngại bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo thêm là không nên tiếp xúc mật thiết với người bệnh khi không mang phương tiện bảo hộ (găng tay y tế, khẩu trang…). Vì trong chất thải của bệnh nhân (mồ hôi, nước bọt, phân, nước tiểu…) sẽ chứa một lượng vi khuẩn gây bệnh nhất định. Nếu thường xuyên tiếp xúc với các nhân tố này thì tỷ lệ mắc bệnh của người chăm sóc sẽ tăng cao.
Dự đoán thời gian sống sót của người mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Theo nhiều báo cáo y khoa uy tín, hiện nay, người mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối vẫn có thể sống được. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn phụ thuộc vào mức độ di căn của các tế bào ung thư trong cơ thể. Cụ thể con số này dao động từ 4 – 5% ở bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối. Mặc dù không cao nhưng nó vẫn chứng minh được tính khả quan của việc sống sót. Do đó hãy luôn chú ý đến mọi biến đổi của cơ thể để chăm sóc tốt hơn cho bản thân. Đừng chủ quan mà hãy đều đặn đến cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng/lần.
Cách điều trị khi mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối hiệu quả
Không ít người bệnh và gia đình tự nhận thấy, ung thư là bệnh vô phương cứu chữa. Chẳng may mắc ung thư chính là đang chờ ngày chết, không thể nào chữa trị được. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Đó là lý do mà việc nắm vững các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối được chú trọng. Thời gian là nhân tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trị liệu và phục hồi sau điều trị. Nếu phát hiện bệnh quá muộn sẽ đồng nghĩa với nhiều biến chứng, khả năng hồi phục thấp, chi phí cao… Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả được gợi ý cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Hóa – xạ trị
Hóa – xạ trị được biết là phương pháp được dùng nhiều trong điều trị ung thư. Cụ thể, tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh sẽ được tiêu diệt bằng tia phóng xạ hoặc thuốc chuyên dụng. Mức độ nặng nhẹ và thời gian điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào tinh thần cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Có thể kết hợp đồng thời hai cách trên để nâng cao kết quả. Sau khi hóa – xạ trị, người bệnh sẽ cảm thấy giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư có trong cơ thể.
Phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư
Khi phát hiện sớm, bệnh chưa kịp tiến triển quá mạnh, đó là cơ hội vàng để chữa trị. Cụ thể như sau: nếu ở giai đoạn tế bào ung thư vừa bắt đầu ký sinh ở bề mặt thành dạ dày thì có thể phẫu thuật đơn giản cắt bỏ hoàn toàn. Đầu tiên sẽ tiến hành nội soi để tìm ra vị trí tế bào ung thư đang neo đậu. Sau đó thực hiện các xét nghiệm cơ bản cần thiết như hóa – sinh, lấy máu… Tùy theo dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đề nghị cắt toàn phần hoặc bán phần.
Mỗi phương pháp đều có ưu cũng như nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ dựa theo tình hình thực tế của người bệnh để đưa ra lời khuyên phù hợp. Trong trường hợp phát hiện bệnh quá muộn, bệnh nhân cần chấp nhận rủi ro để tiến hành điều trị. Chỉ cần có đủ nghị lực và niềm tin chiến thắng bệnh tật, kỳ tích nhất định sẽ xảy ra!
Lời kết
Những chia sẻ trên đây nhất định sẽ giúp bạn đọc nắm bắt nhanh chóng hơn các biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Như đã chia sẻ ở trên, dù là bệnh có nguy cơ tử vong cao nhưng vẫn có hy vọng chữa khỏi. Hãy luôn thật bình tĩnh và tích cực điều trị nếu không may mắc bệnh. Lời cuối, chân thành cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ phòng khám bác sĩ và chuyên mục này. Chúng tôi sẽ tiếp tục quay lại với nhiều bài viết chất lượng hơn nữa. Do đó hãy tiếp tục theo dõi và đón đọc số tiếp theo nhé!