Tên thuốc: Tiafo
Thành phần: Cefotiam
Chỉ định:
- Vết thương trước phẫu thuật, áp xe dưới da, đinh nhọt, nhiễm khuẩn vết bỏng
- Viêm xương tủy, viêm khớp sinh mủ
- Viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi
- Viêm túi mật, viêm đường mật
- Viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt
- Viêm màng não
- Viêm phúc mạc
- Nhiễm khuẩn bên trong tử cung
- Viêm xoang, viêm tai giữa
- Nhiễm khuẩn huyết
Liều dùng:
- Người lớn: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, liều 0,5 – 2 g/ngày, chia làm 2 – 4 lần cách nhau mỗi 6 – 12 giờ.
- Nhiễm khuẩn huyết: có thể tăng lên 4 g/ngày, tiêm tĩnh mạch
- Trẻ em: tiêm tĩnh mạch, liều 40 – 80 mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần cách nhau mỗi 6 – 8 giờ. Nhiễm khuẩn nặng (bao gồm nhiễm khuẩn máu, viêm màng não): có thể tăng lên 160 mg/kg/ngày
Cách dùng:
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Quá mẫn với các chất gây mê, gây tê tại chỗ nhóm anilid như lidocain
- Không sử dụng tiêm bắp đối với trẻ em
Thận trọng:
- Đã có phản ứng quá mẫn trước đó với penicillin
- Bản thân bệnh nhân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng
- Suy thận nặng
- Bệnh nhân dinh dưỡng kém, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch, người già, suy kiệt. Phải theo dõi tình trạng huyết học ở những bệnh nhân này (do triệu chứng thiếu vitamin K có thể xảy ra, gây hiện tượng máu khó đông)
- Có thai/cho con bú
Phản ứng phụ:
- Đôi khi: hoa mắt, đau đầu, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, viêm miệng, bội nhiễm nấm.
- Hiếm khi: sốc, quá mẫn, hội chứng Stevens – Johnson, tăng men gan, thay đổi huyết học, suy thận, viêm kết tràng giả mạc, thiếu hụt vitamin (vitamin K, vitamin B), buồn nôn, nôn
Tương tác thuốc:
(khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc)
Nguy cơ suy thận có thể tăng khi sử dụng đồng thời cefotiam với các kháng sinh nhóm Cephalosporin hoặc với thuốc lợi tiểu như furosemid
Trình bày và đóng gói:
Bột pha tiêm 1 g: hộp 1 lọ, hộp 10 lọ
Nhà sản xuất: Pymepharco
Nhà phân phối:
Giá thuốc: Đang cập nhật
Lời khuyên của dược sĩ: