Trẻ em xem điện thoại nhiều có bị chảy máu mắt hay không?

Trẻ em xem điện thoại nhiều có bị chảy máu mắt hay không?

Hiện nay, đại dịch Covid 19 vẫn đang hoành hành, làm thế giới chao đảo. Trẻ em không thể đến trường học trực tiếp mà phải học trực tuyến qua các thiết bị điện tử nhất là điện thoại di động. Đã có trường hợp xem điện thoại nhiều bị chảy máu mắt ở Thái Lan và Trung Quốc. Vậy trẻ em xem điện thoại nhiều có bị chảy máu mắt hay không? Ảnh hưởng và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu nhé!

Hiện tượng chảy máu mắt là gì?

Hiện tượng chảy máu mắt hay còn được gọi là xuất huyết dưới kết mạc là một hiện tượng khá dễ gặp ở mắt. Biểu hiện của bệnh này là nhìn thấy máu xuất hiện ở lòng trắng hoặc xuất hiện ở kết mạc, thậm chí có thể xuất hiện ở đáy mắt hay chảy máu vùng hoàng điểm.

Chảy máu mắt là hiện tượng máu xuất hiện ở lòng trắng hoặc xuất hiện ở kết mạc
Chảy máu mắt là hiện tượng máu xuất hiện ở lòng trắng hoặc xuất hiện ở kết mạc

Trẻ em xem điện thoại nhiều có bị chảy máu mắt không?

Khi trẻ sử dụng các thiết bị điện tử thường phải sự tập trung ở mức cao, tức mắt phải hoạt động nhiều hơn, căng thẳng hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, làm tăng áp lực cho mắt. Thông thường, phụ huynh hay bắt gặp trẻ vừa chơi điện thoại, vừa dụi mắt. Sự nhức mỏi mắt khiến trẻ cảm thấy cộm mắt, khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt và đây là nguyên nhân chính gây ra  hiện tượng chảy máu mắt ở trẻ.

Tất cả các hoạt động sử dụng đôi mắt trong một thời gian dài, nhất là cha mẹ cho việc trẻ xem điện thoại nhiều mà không nghỉ ngơi sẽ khiến cho nước mắt bị bay hơi đi. Đặc biệt, loại nước mắt này cơ thể sẽ không bù lại được, từ đó dẫn đến hiện tượng bé dễ bị mỏi mắt, rát mắt, trào nước mắt. Thậm chí còn tạo cảm giác muốn dụi mắt liên tục và khiến cho mắt bị chảy máu. Nếu tình trạng cứ kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh về mắt khó có thể khắc phục được.

Các dạng chảy máu mắt

Chảy máu mắt ở trẻ được chia làm 3 dạng chính, bao gồm:

Xuất huyết kết mạc: Lớp màng trong suốt ở trên cùng, che phủ toàn bộ phần lòng trắng của mắt được gọi là kết mạc. Trên kết mạc có nhiều sợi thần kinh và mạch máu rất nhỏ mà mắt thường không quan sát được. Xuất huyết kết mạc là hiện tượng xảy ra khi một mạch máu bị nứt hoặc vỡ ra, dẫn đến mắt bị tụ máu đỏ ở lòng trắng. Loại chảy máu mắt này thường rất phổ biến, không gây đau đớn và cũng không ảnh hưởng gì đến thị lực.

Xuất huyết tiền phòng: Là hiện tượng có máu tích tụ ở giữa mống mắt và giác mạc, thường xảy ra khi có chấn thương khiến mống mắt bị tổn thương hoặc rách. Khác với xuất huyết kết mạc không gây đau, xuất huyết tiền phòng thường sẽ gây đau nhẹ. Chảy máu tiền phòng tuy ít phổ biến nhưng lại nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở những người mắc thiếu máu hồng cầu hình liềm. Nó có thể làm mất đi một phần hoặc toàn bộ thị lực nếu không được điều trị.

Trẻ em xem điện thoại nhiều có bị chảy máu mắt hay không?
Xuất huyết tiền phòng là hiện tượng có máu tích tụ ở giữa mống mắt và giác mạc

Các loại xuất huyết sâu hơn: Thường sẽ không nhìn thấy được mắt chảy máu trên bề mặt, nhưng đôi khi có thể gây đỏ mắt. Các loại chảy máu sâu ở bên trong mắt bao gồm: xuất huyết thuỷ tinh thể, xuất huyết dưới võng mạc và xuất huyết dưới hoàng điểm (điểm vàng).

Tác hại khi cho trẻ xem điện thoại quá nhiều

Gây ra cho trẻ các bệnh về mắt

Không phải tự nhiên và tình trạng trẻ xem điện thoại quá nhiều đang bị nhiều người lên án và  che mẹ cần phải khắc phục. Tất cả đều bởi chúng mang đến những căn bệnh không hề tốt cho mắt trẻ như: khô mắt, mỏi mắt, mắt bị mờ hoặc bị bệnh đỏ mắt, bị cận thị hoặc loạn thị…Đặc biệt trẻ xem điện thoại nhiều bị chảy máu mắt. Đây đều là những bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mắt của trẻ và sức khỏe về sau này.

Gây cho trẻ tình trạng mất ngủ

Hầu hết chúng ta đều tạo cho trẻ có thói quen sử dụng điện thoại để chơi game, xem phim, xem tik tok…Trước khi đi ngủ hoặc khi trẻ làm nũng. Mặc dù xem điện thoại có thể có thể dỗ dành bé yêu của gia đình bạn, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em xem điện thoại nhiều bị chảy máu mắt. Đặc biệt hơn nữa, việc xem điện thoại còn dẫn đến tình trạng mất ngủ. Trẻ mất ngủ thường quấy khóc, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cha mẹ cũng như những người xung quanh. 

Trẻ em xem điện thoại nhiều có bị chảy máu mắt hay không?
Trẻ xem điện thoại quá nhiều vào ban đêm sẽ điện dẫn đến tình trạng mất ngủ

Làm tăng cảm giác lo âu gây trầm cảm ở trẻ 

Đại đa số những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm hoặc bị căng thẳng quá mức đều có liên quan mật thiết đến việc sử dụng điện thoại quá nhiều. Bệnh lý này thường  do những tia bức xạ kích thích sự căng thẳng thần kinh  não, từ đó khiến cho trẻ em xuất hiện cảm giác lo âu và hồi hộp. Việc cho trẻ xem điện thoại từ quá sớm có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, không những thế còn gây ra căn bệnh ảo tưởng do chơi game nhiều và xem phim mang lại. 

Cách khắc phục tình trạng trẻ em xem điện thoại nhiều bị chảy máu mắt

Như đã thống kê ở trên, việc trẻ em xem điện thoại nhiều bị chảy máu mắt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Do đó, để cải thiện tình trạng này cha mẹ cần phải cần phải áp dụng một số cách giúp trẻ tránh xa điện thoại như sau:

  • Việc đầu tiên đó là tiết chế lại việc cho trẻ sử dụng điện thoại nếu như không quá cần thiết.
  • Đặt cho trẻ các quy tắc sử dụng điện thoại nhất định. Ví dụ như: chỉ được xem một tiếng trong ngày, khi trẻ được điểm cao…
  • Sau khi cho trẻ xem điện thoại hãy cùng trẻ thực hiện một số bài tập tốt cho mắt.
  • Giúp trẻ thư giãn mắt bằng cách để mắt nhìn ngắm cảnh vật xung quanh hoặc nhắm mắt để mắt có thể nghỉ ngơi.
  • Hạn chế cho trẻ xem điện thoại vào ban đêm quá lâu.
Hạn chế việc cho trẻ sử dụng điện thoại nếu như không quá cần thiết
Hạn chế việc cho trẻ sử dụng điện thoại nếu như không quá cần thiết

Lời kết

Để giúp trẻ có một đôi mắt sáng và khỏe, cha mẹ cần biết cách chăm sóc đúng cách và giúp trẻ có những thói quen lành mạnh để bảo vệ đôi mắt. Qua đó sẽ hạn chế tình trạng trẻ xem điện thoại nhiều bị chảy máu mắt. Hy vọng những thông tin mà Phòng Khám Bác Sĩ đem lại sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con trẻ. 

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám