Bệnh tật là điều không ai mong muốn. Ở độ tuổi trung niên, phụ nữ là đối tượng thường xuyên bị suy giảm sức khỏe. Bởi đây là giai đoạn mà họ ít có thời gian chăm sóc bản thân. Mỗi năm có không ít nữ giới mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối – một căn bệnh nguy hiểm. Có thể chữa hoàn toàn không? Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối cụ thể ra sao? Hãy để Phòng Khám Bác Sĩ giải thích vấn đề này cụ thể hơn qua bài viết sau!
Ung thư cổ tử cung ở nữ giới là bệnh gì?
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý hay gặp ở phái nữ. Đối tượng mắc bệnh chính thường là phụ nữ trung niên. Tỷ lệ di chứng và tử vong thường đạt mức cao hoặc rất cao. Theo nhiều nghiên cứu y học gần đây, ung thư cổ tử cung xếp hạng hai trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm với nữ giới. Ở Việt Nam, 5000 phụ nữ mắc bệnh là con số được thống kê bình quân theo năm. Hơn 2000 người tử vong là hiện trạng cực kỳ báo động về tính nguy hiểm của ung thư cổ tử cung.
Bệnh này gồm 5 cấp độ nguy hiểm, bắt đầu từ 0 và cao nhất là 4. Ở nước ta, phần lớn bệnh nhân khi phát hiện mắc bệnh đều ở từ giai đoạn 3 – 4. Việc này ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị. Lúc này, khối u đã bắt đầu lớn hơn và lan ra xung quanh. Chèn ép các cơ quan bộ phận khác như buồng trứng, gan, phổi, xương… Do đó, khả năng chữa trị triệt để lúc này là rất thấp. Hay nói cách khác, dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đã xuất hiện rõ rệt. Người bệnh cần liên hệ gấp với cơ sở y tế để được điều trị tức khắc. Không nên chần chừ và lo nghĩ quá nhiều, hãy bình tĩnh và tin tưởng vào sức mạnh của y học!

Khi đã xuất hiện dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thì có thể trị khỏi không?
Số liệu thống kê y tế cộng đồng năm 2017 cho thấy, khả năng sống sót của bệnh nhân vẫn còn. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ xâm nhập của tế bào ung thư trong cơ thể. Cụ thể như sau:
100% người bệnh ở giai đoạn 0 có thể sống ít nhất là 5 năm sau khi trị khỏi.
- Ở giai đoạn đầu của cấp độ 1 thì mức độ khả quan là 95%. Đến giai đoạn sau thì giảm còn 80 – 90%.
- Con số này tiếp tục giảm dần khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu của cấp độ 2 – giảm còn từ 70 – 90%. Và hạ xuống 60 – 70% ở giai đoạn sau.
- Nếu để chậm hơn, phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu cấp độ 3 thì tỷ lệ sống sót chỉ còn từ 35 – 40%. Xuống giai đoạn sau thì giảm còn 32%. Tỷ lệ sống sót lúc này vẫn còn tương đối khả quan.
- Đến giai đoạn đầu của cấp độ 4 thì các biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đã xuất hiện rất rõ. Tỷ lệ hồi phục giờ chỉ còn 1/5. Và con số này giảm xuống 15% khi chậm đến giai đoạn sau.
Mặc dù luôn có ánh sáng cho người mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Bên cạnh đó thì sức khỏe của người bệnh cũng được bảo vệ tốt hơn. Nếu không may mắc bệnh, đừng bi quan. Hãy tìm hiểu và áp dụng một phác đồ trị liệu hợp với bệnh tình để sớm khỏe mạnh trở lại nhé!

Biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường thấy
Không phải tự dưng mà dân gian ta nói “bác sĩ nhìn bệnh bốc thuốc”. Nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là cực kỳ quan trọng. Khi hiểu được ta đang ở giai đoạn nào, bệnh nặng nhẹ ra sao thì việc điều trị mới hiệu quả. Như đã giới thiệu với các bạn ở phía trên, dựa vào độ lớn nhỏ của khối u mà bệnh được chia làm 5 giai đoạn. Về cơ bản, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Bởi khi đó các tế bào ung thư chỉ mới tụ tập ở bề mặt niêm mạc của cổ tử cung. Chưa kịp tiến vào sâu bên trong cổ tử cung nên chưa quá nguy hiểm. Các triệu chứng thường thấy ở giai đoạn này như sau:
Đau nhức ở vùng xương chậu

Đau nhức không giảm ở bộ phận này là biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường gặp nhất. Do khối u phát triển đến một kích thước nhất định tạo áp lực lên những cơ quan xung quanh. Cơn đau có thể bắt đầu từ bụng sau đó lan ra trực tràng hoặc phổi và ngực tùy theo mức độ của khối u. Đây là lý do khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn trong thời gian dài. Nếu không kịp thời giảm đau sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề cho cơ thể.
Một số cách giảm đau hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng gồm có:
- Phẫu thuật: Đây là cách trực tiếp giảm thiểu nỗi đau mà bệnh nhân phải chịu, có tác dụng lâu dài nhất. Khi cắt bỏ các khối u trong cơ thể sẽ làm giảm độ chèn ép của chúng lên các cơ quan khác. Từ đó xóa tan những cơn đau kéo dài không dứt của người bệnh.
- Thuốc giảm đau: Mặc dù không được lạm dụng trong nhiều trường hợp nhưng nếu bạn cảm thấy quá đau và không thể đến bệnh viện ngày thì hãy dùng nó. Nó có thể làm dịu cơn đau. Và trong giai đoạn thuốc còn tác dụng thì cần di chuyển nhanh đến bệnh viện để được điều trị tiếp.
Hít thở khó khăn
Ở giai đoạn cuối, các khối u thường có xu hướng di căn đến phổi. Do đó, hầu hết bệnh nhân lúc này sẽ cảm thấy hô hấp khó khăn. Ngoài ra thì đau nhức ngực và phổi, nghẽn phế quản hoặc suy giảm khả năng hô hấp là các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối hay gặp. Có thể làm giảm hiện tượng này bằng một trong các cách dưới đây:
- Kê gối cao hơn để khơi thông đường di chuyển của không khí vào phổi.
- Không nằm bệt hoặc để đầu thấp hơn thân người.
- Sử dụng thiết bị hỗ trị như bình oxy, máy thở khi cần thiết.
Trong nước tiểu có máu
Đi tiểu ra máu là biểu hiện cực kỳ phổ biến tiếp theo. Bởi khối u lúc này đã di căn sang bàng quang và tạo áp lực lớn lên bộ phận này. Do đó, bàng quan không thể hoạt động tốt. Bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy cơn đau buốt thường xuyên ở hạ bộ. Triệu chứng đi kèm là đi ngoài có máu trong chất thải. Nếu gặp phải tình trạng này cần xử lý chính xác, gọn gàng để tránh bị nhiễm trùng. Khi lượng máu tiết ra ngày càng nhiều, cần nhập viện ngay lập tức để được chăm sóc kịp thời.
Mất vị giác, chán ăn, sụt cân
Đây đều là các biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối phổ biến ở đa số bệnh nhân. Lượng tế bào hồng cầu của cơ thể bị giảm nghiêm trọng do các khối u chèn ép cơ quan khác. Vì lý do này nên người bệnh sẽ thường thấy chán ăn, mệt mỏi. Lâu dần làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, sụt cân liên tục. Thậm chí một số người nặng hơn sẽ còn bị mất ngủ và có nguy cơ mắc thêm bệnh tiêu hóa. Do đó, cần sắp xếp cho người bệnh một chế độ ăn uống kết hợp nghỉ ngơi khoa học. Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn chữa bệnh.
Nôn mửa, táo bón
Đây là dấu hiệu khi tế bào ung thư đã di chuyển và làm tổn thương đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Ngoài ra, người bệnh có thể còn có một vài biểu hiện khác của chứng rối loạn tiêu hóa. Hãy thay đổi chế độ sinh hoạt theo gợi ý vừa mới đề cập ở trên để hạn chế tình trạng này.
Điều trị như thế nào khi bị bệnh?
Không ít người bệnh có thể sống tiếp từ 5 – 10 năm sau khi điều trị tích cực. Do đó, lạc quan trong điều trị luôn là yếu tố được các bác sĩ khuyên người bệnh giữ vững. Dưới đây là một số biện pháp chữa trị an toàn đã được kiểm chứng mà bạn có thể tham khảo:
Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Tất nhiên đây là cách chữa trị được áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, cần căn cứ nhiều vào biểu hiện ung thư cổ tử ở người bệnh mới có thể kết luận nên hay không. Nếu sức khỏe cho phép và khối u đang bắt đầu lan nhanh ra nhiều khu vực khác thì bạn nên cắt bỏ. Còn nếu một trong hai điều kiện trên chưa chín muồi, có thể cân nhắc các phương pháp dưới đây trong thời gian chờ đợi.

Hóa – xạ trị
Được xem là liệu pháp chữa hữu hiệu nhất với bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Hóa – xạ trị thường được kết hợp đồng thời trong trị liệu để cho kết quả tốt nhất. Có thể nói, phần lớn các khối u đều sẽ bị tiêu diệt phần nào dưới tác dụng của hóa – xạ trị. Đặc biệt với những người mắc bệnh ở giai đoạn cuối, đây cũng được chứng minh là cách làm hiệu quả trong giảm đau tức thì. Dù cho không thể đem lại kết quả như ý là chữa khỏi hoàn toàn.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối không thể chữa được khi nào?
Mặc dù phía trên đã đề cập đến tính khả quan khi chữa bệnh, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Nếu không may mắc phải một trong các vấn đề sau thì đó là khi mọi phương pháp chữa trị đều bó tay trước người bệnh.
- Khối u đã quá lớn. Lần lượt xâm nhập vào các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Tỷ lệ phá hủy bộ phận khác quá cao và không thể can thiệp bằng hóa – xạ trị.
- Sức khỏe của người bệnh không cho phép phẫu thuật. Hoặc tuổi tác quá cao, khả năng miễn dịch kém.
- Đã từng điều trị ung thư nhưng chưa khỏi hoàn toàn. Các khối u tiếp tục di căn và phát triển mạnh hơn.
Đó là những triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nan giải hầu như không có cách chữa trị. Tuy nhiên vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra chi tiết để có kết quả chính xác. Mọi khả năng đều có thể xảy ra, do đó luôn cần người bệnh phải lạc quan và nỗ lực phi thường.
Lưu ý sau chữa trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc trị liệu, việc chăm sóc là cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp bệnh nhân mau phục hồi và còn giúp cơ thể có đủ chất đề kháng để chống chọi với các cơn đau triền miên. Một số khía cạnh cần chú ý bao gồm có:
- Chọn cho bệnh nhân tư thế nằm dễ chịu, dễ thở.
- Luôn có sẵn bình oxy hoặc máy thở để người bệnh sử dụng kịp thời.
- Bổ sung dưỡng chất có lợi như chất xơ, protein, sắt… để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Tích cực tập luyện thể dục với cường độ phù hợp. Không để cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều khi tập.
Lời kết
Chúng tôi tin rằng tinh thần lạc quan chính là liều thuốc quý giá giúp bệnh nhân vượt qua mọi nghịch cảnh. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh quái ác này, hãy nhớ rằng, ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối không quyết định bạn sống hay chết. Điều cốt lõi chính là bạn có đủ hy vọng để vượt qua nó. Chúc bạn đọc của Phòng Khám Bác Sĩ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống!