Tê tay chân cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Tê tay chân cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Tê chân tay hiện tượng tê, khó chịu hoặc mất cảm giác ở các ngón tay hoặc ngón chân. Đây được xem là hiện tượng sinh lý phổ biến và có thể tự biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại liên tục trong ngày thì rất có thể là dấu hiệu cảnh của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vây nguyên nhân dẫn đến tê chân tay là gì? Cách chữa trị dứt điểm tại nhà như thế nào? Cơ sở uy tín nào gần đây hiện nay có thể chữa tận gốc bệnh này? Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Đặc biệt, chúng tôi giới thiệu danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh tê tay chân tốt nhất hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé! 

TỔNG QUAN VỀ BỆNH

Tê tay chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 

Tê tay chân (chứng dị cảm) là hiện tượng tê các đầu ngón tay, chân, cảm giác như bị tiêm chích vô cùng khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể bắt nguồn từ một số vấn đề về sức khỏe hoặc chỉ đơn thuần là biểu hiện sinh lý bình thường.

Người bị tê tay chân thường có cảm giác như kiến bò hay kim châm vào da. Tình trạng này có thể kéo dài trong ít phút và tự biến mất. Tuy nhiên, nếu tê tay chân kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến việc cầm nắm, đi đứng hoặc liệt chi, teo cơ, thậm chí là đại tiểu tiện không tự chủ nếu không được chữa trị sớm.

Triệu chứng lâm sàng của tê tay chân 

Tê tay chân thường biểu hiện một số triệu chứng sau: 

  • Cảm giác châm chích, kiến bò toàn thân, chủ yếu ở các chi
  • Vùng bị tê có thể trở nên nhạy cảm hoặc mất cảm giác, gây cản trở cho quá trình vận động
  • Tê bì, co rút ở vùng tay chân
  • Co rút tay chân hoặc chuột rút đột ngột
  • Có thể cảm thấy nhức mỏi tay chân 

Lưu ý: Nếu gặp phải các triệu chứng này,bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị tê tay chân kịp thời.

chữa trị tê tay chân
Người bệnh người có cảm giác tê bì, co rút ở vùng tay chân

Nguyên nhân gây tê tay chân 

Một số nguyên nhân khiến bạn tê tay chân bao gồm:

  • Áp lực lên dây thần kinh: Người người lao động hay vận động viên thể thao thường xuyên để tay chân ở tư thế không thoải mái, gây áp lực lên các dây thần kinh
  • Tổn thương dây thần kinh: Một số chấn thương làm tổn hại đến dây thần kinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tê tay chân
  • Mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như: Đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh, thoái hóa cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, liệt tay chân, bệnh Parkinson hay bệnh đái tháo đường cũng có thể dẫn đến tình trạng tê tay chân.
  • Các tác động của thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau hoặc thuốc chữa trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ tê tay chân 

CÁCH CHỮA TRỊ TÊ TAY CHÂN TẠI NHÀ HIỆU QUẢ 

Người thường xuyên bị tê tay chân có thể khắc phục tình trạng này bằng một số biện pháp ngay tại nhà như sau:

  • Ngồi hoặc đứng đúng tư thế: Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy thay đổi tư thế thường xuyên để giảm áp lực lên tay chân và giúp tuần hoàn máu tốt hơn
  • Massage: Massage nhẹ nhàng vùng tay chân bị tê có thể giúp tăng tuần hoàn máu và giảm tê nhanh chóng
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập một số bài thể dục nhẹ nhàng có thể cải thiện tình trạng tê bì tay chân hiệu quả
  • Dùng nhiệt: Chườm băng nóng hoặc đá lạnh giúp giảm cảm giác đau, châm chích nhanh chóng 
  • Tăng cường bổ sung vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 có thể là một trong những nguyên nhân gây tê tay chân. Do đó, bổ sung vitamin B12 có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Nếu tình trạng tê tay chân kéo dài quá 6 tuần và có sự thay đổi bất thường về màu sắc, nhiệt độ của chân, bàn chân hay nhiều triệu chứng khác thì cách tốt nhất bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm.

DANH SÁCH CÁC ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ TÊ TAY CHÂN TỐT NHẤT HIỆN NAY

Để điều trị hiệu quả tê tay chân, người bệnh có thể đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị nên có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ.

chữa trị tê tay chân
Nếu tình trạng tê bì tay chân kéo dài, bạn nên tìm kiếm tư vấn bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng tê tay chân tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Danh sách các phòng khám tê tay chân đang được cập nhật...

Danh sách các địa chỉ uy tín khám tê tay chân đang được cập nhật...

LƯU Ý KHI ĐI KHÁM, CHỮA TRỊ TÊ TAY CH N TẠI CÁC CƠ SỞ

Sau đây là một số lưu ý khi đi khám tê tay chân tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:

  • Đặt lịch trước và sắp xếp thời gian thăm khám hợp lý. Vì các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, cũng như lịch làm việc của một số bác sĩ còn có thể bị thay đổi. Vì vậy, đặt lịch khám trước giúp bạn chủ động hơn khi thăm khám, không mất thời gian chờ đợi và sắp xếp mọi việc ổn thỏa tránh ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
  • Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ: tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, dị ứng với các loại thực phẩm nào và những vấn đề về sức khỏe cá nhân khác. Giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nhân và quyết định phác đồ điều trị thích hợp.
  • Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

KẾT LUẬN

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về tê tay chân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tê tay chân tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng địa điểm. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám