1 trái vải bao nhiêu calo? Ăn vải có gây tăng cân không?

1 trái vải bao nhiêu calo? Cách ăn vải không bị tăng cân

Trái vải, với màu sắc tươi tắn và hương vị ngọt ngào, không chỉ là một nguồn vitamin C quan trọng mà còn là một lựa chọn giảm calo tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, trong hành trình tìm kiếm lối sống lành mạnh, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: “1 trái vải bao nhiêu calo?” Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu chi tiết hơn về loại thực phẩm này trong bài viết dưới đây nhé!

1 trái vải bao nhiêu calo?

Theo thông tin dinh dưỡng từ USDA, trong 1 quả vải chỉ tính phần thịt nặng khoảng 20g có chứa 6 calo và 100g vải thiều hay tương đương với số lượng 5 quả vải có chứa tới 66 calo, tương đương với lượng calo có trong 1 trái táo. Và thành phần dinh dưỡng trong trái vải gồm:

  • Calo (kcal) 66
  • Lipid: 171 mg
  • Cacbohidrat: 17g
  • Đường: 15g
  • Chất xơ: 1,3g
  • Protein: 0,8g
  • Vitamin C: 71,5 mg
  • Sắt: 0,3 mg
  • Vitamin B6: 0,1 mg
  • Magnesi: 10 mg
  • Calci: 5 mg
  • Vitamin D: 0 IU
  • Vitamin B12: µg
1 trái vải bao nhiêu calo?
Một quả vải (20g) có chứa 6 calo

Ăn vải có tăng cân không?

Trung bình một người cần cung cấp khoảng 2000 calo cho 3 bữa/ngày, tương đương mỗi bữa ăn khoảng 667 calo để duy trì các hoạt động của cơ thể. Trường hợp nếu bạn chỉ ăn vải trong bữa thì bạn cần ăn khoảng 500g, tương ứng với 330 calo. Ngoài ra, với thành phần gần như không có chất béo và giàu chất xơ, vitamin C dồi dào, vải cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, trong trái vải chứa hàm lượng đường trái cây khá cao, việc ăn quá nhiều, ăn không hợp lý vẫn có khả năng gây tăng cân không kiểm soát và tích tụ mỡ trong cơ thể. Vì thế, vải tuy ít calo nhưng bạn cần ăn một lượng vừa phải và không ăn vải thay cho các bữa ăn chính trong ngày.

Lợi ích và tác hại khi ăn vải

Lợi ích

  • Ngăn ngừa ung thư: Vitamin C và các hợp chất phenolic có trong trái vải giúp ngăn chặn sự phá hủy tế bào do các hóa chất độc hại, chất ô nhiễm và những gốc tự do dẫn đến phòng ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch, viêm khớp,… Bên cạnh đó, đặc tính oxy hóa của vải thiều cũng giúp cơ thể chống lại những độc tố ung thư hiệu quả hơn.
  • Tăng cường chức năng miễn dịch: Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong vải thiều sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp chống lại những bệnh nhiễm trùng theo mùa và một số bệnh mãn tính. Ngoài ra, khi ăn quả vải sẽ giúp bạn chống lại bệnh cảm lạnh, loại bỏ tác hại của quá trình oxy hóa trong cơ thể.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Thành phần natri và cholesterol thấp trong quả vải giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, viêm nhiễm, oxy hóa, huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch,…
  • Cải thiện sự trao đổi chất: Nếu bổ sung quả vải trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm. Hơn thế nữa, ăn vải sẽ làm tăng sự thèm ăn, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và giúp duy trì trọng lượng của cơ thể ở mức ổn định.
  • Ngăn ngừa táo bón:Trong quả vải chứa các chất xơ, nước, vitamin dồi dào hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, điều này tốt cho người có hệ tiêu hóa kém, người thường xuyên bị táo bón.
  • Bổ sung nước cho cơ thể: Vào những ngày hè oi bức thì lượng nước trong quả vải sẽ giúp làm dịu đi cơn khát. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước và chất điện giải từ quả vải thiều qua việc ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống.
  • Giảm tình trạng chuột rút: Khoáng chất kali và nước trong quả vải giúp tăng sức mạnh của cơ bắp, giảm tình trạng chuột rút xảy ra khi cơ thể mất nước.
Lợi ích và tác hại khi ăn vải
Vải chứa lượng vitamin C dồi dào giúp tăng khả năng miễn dịch

Tác hại

  • Tăng đột biến lượng đường trong máu: Lượng đường trong vải rất nguy hiểm đối với người bị bệnh đái tháo đường. Nó có thể làm tăng đột ngột nồng độ glucose trong máu dẫn tới các biến chứng: Đau tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, tổn thương thần kinh,… 
  • Ngộ độc do nấm và chất độc trong quả vải: Trên núm của quả vải có thể xuất hiện nấm độc Candida tropicalis. Chúng thường trú ngụ ở những núm quả bị dập nát, ủng thối. Ăn phải nấm Candida tropicalis có nguy cơ ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, tăng huyết áp, khó thở. Một số trường hợp bị sốt, ớn lạnh, đi ngoài ra máu, đau nhức thắt lưng
  • Bị hạ nồng độ đường trong máu: Vải ngọt nên mọi người dễ lường trước được nguy cơ tăng lượng đường huyết trong máu. Ít ai biết rằng ăn nhiều vải cũng có thể làm hạ đường huyết. Nguyên nhân do cùi vải có hàm lượng cao đường glucoza. Khi ăn liền lúc quá nhiều vải (500g trở lên), glucoza sẽ hấp thụ vào máu và vượt quá khả năng chuyển hóa của gan. Để hạ nồng độ đường máu xuống, cơ thể buộc phải tăng tiết insulin gây nên phản ứng đường máu thấp
  • Gây nóng trong, nổi mụn: Ăn nhiều vải làm tăng sinh nhiệt, nóng gan, dễ bị nhiệt miệng, nổi mụn trứng cá, rôm sảy, ngứa ngáy,… Vải lại là quả có vào mùa hè, kết hợp với thời tiết oi bức càng khiến cho cảm giác nóng trong người trở nên khó chịu hơn

Cách ăn vải không bị tăng cân

Để ăn quả vải không bị tăng cân thì nên chế biến loại quả này thành nhiều thức uống hoặc những món ăn giúp cải thiện cân nặng như sau:

Chè hạt sen và vải

Do có thêm thành phần hạt sen, nên món ăn này không chỉ có tác dụng giảm cân mà còn giúp ngủ sâu giấc và làm giảm tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

Nguyên liệu:

  • Vải thiều
  • Hạt sen tươi
  • Nước hoa nhài hoặc hoa bưởi
  • Đường trắng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vải thiêu, để rổ cho ráo và tách lấy thịt. Lấy lại một ít vải để ép lấy nước
  • Lột vỏ hạt sen, bỏ tim để không bị đắng khi ăn và luộc chín
  • Sau đó, bỏ hạt sen vào bên trong quả vải ở ngay vị trí hạt vải đã bị tách bỏ.
  • Cho thêm nước lọc vào nước ép vải để đun sôi
  • Khi nước sôi, cho cùi vải bọc hạt sen vào đun thêm 10 phút nữa rồi cho đường, nêm nếm vừa miệng
  • Cuối cùng, bạn cho thêm 1 vài giọt nước hoa bưởi hoặc hoa nhài vào và tắt bếp

Salad vải

Nếu không muốn ăn trái vải trực tiếp bạn có thể đổi khẩu vị với món salad vải. Salad là món ăn quen thuộc với những bạn có nhu cầu giảm cân, muốn giữ gìn vóc dáng. 

Nguyên liệu:

  • Vải thiều
  • Xà lách
  • Cùng một số nguyên liệu khác như tôm, xoài xanh, bạc hà, bơ, giấm táo, nước cốt chanh

Cách thực hiện:

  • Hấp chín tôm và bóc sạch vỏ.
  • Rửa sạch vải thiều, tách vỏ, bỏ hạt.
  • Xoài cắt sợi, bơ cắt thành từng miếng nhỏ, xà lách rửa sạch.
  • Cuối cùng trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị, sơ chế rồi cho ra đĩa và thưởng thức
Cách ăn vải không bị tăng cân
Salad vải phù hợp trong quá trình giảm cân

Vải ngâm rượu

Vải ngâm rượu vang đem lại công dụng giảm cân hiệu quả, giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng, nhất là đối với phái mạnh. Mỗi tuần bạn có thể dùng khoảng 2 – 3 lần tùy sở thích.

Nguyên liệu:

  • Vải thiều
  • Rượu vang
  • Dầu ăn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vải thiều, để cho ráo, tách vỏ, bỏ hạt.
  • Cho vải vào lò vi sóng từ 3 – 5 phút hoặc sấy bằng một số phương pháp khác cho thịt săn lại.
  • Ướp vải thiều với rượu vang trong khoảng 30 – 45 phút theo tỷ lệ 1 bát vải/1 ly rượu vang.
  • Khi thịt vải chuyển sang màu hồng phớt, cho vào chảo dầu rồi xào lên như các món rau khác

Lưu ý khi chọn mua vải

Để có thể lựa chọn được quả vải tươi và ngon, có thể áp dụng một vài lưu ý sau:

  • Vỏ có màu đỏ tươi hoặc hồng, da hơi sần sùi và có đường kính khoảng 3cm
  • Phần gai trên vỏ chín sẽ nhẵn còn nếu gai nhiều và nhọn thì vải có thể vẫn chưa chín
  • Vải tươi khi ấn nhẹ vào cảm giác mềm, có độ đàn hồi nhưng nếu quá mềm thì có thể là đã quá chín
  • Hương thơm nhẹ của vải chín khá đặc trưng, không có mùi chua, lên men hoặc mùi lạ bất thường
  • Tách phần cuống trên quả vải có màu trắng, không thâm, không sâu. Vỏ dễ lột và không bị rỉ nước

Bảo quản vải đúng cách

Vải thiều rất dễ hỏng nên bạn có thể thực hiện bảo quản bằng cách sau:

  • Rửa vải với nước lạnh giúp làm sạch phần nước chảy ra từ trái cây hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Loại bỏ tất cả những quả vải bị nứt hoặc hư hỏng.
  • Để vải khô tự nhiên.
  • Cho vào hộp kín hoặc túi nhựa và bảo quản trong tủ lạnh vì vỏ vải có thể chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí khô mát. Có thể đặt một chiếc khăn giấy hoặc vải sạch vào túi để hấp thụ thêm độ ẩm.
  • Vải có thể được thưởng thức ngon và ngọt hơn khi ướp lạnh

Kết luận

Qua bài viết trên, Phòng Khám Bác Sĩ đã giải đáp những băn khoăn, thắc mắc 1 trái vải bao nhiêu calo. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ thêm những thông tin về giá trị dinh dưỡng và cách thực hiện một số món ăn giảm cân từ khoai mì. Hy vọng bài viết sẽ có thêm nguồn thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình dồi dào sức khỏe!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám