Bánh đa cua bao nhiêu calo? Cách ăn bánh đa cua không tăng cân

Bánh đa cua bao nhiêu calo? Cách ăn bánh đa cua không tăng cân

Bánh đa cua là một món ăn đặc trưng của nền ẩm thực miền Bắc, đặc biệt là thành phố Hải Phòng. Nguyên liệu chính làm nên bánh đa cua bao gồm gạch cua đồng, bánh đa đỏ, chả, sườn non,….góp phần mang lại hương vị đậm đà và thơm ngon hơn. Chính vì vậy, những ai đang giảm cân rất lo ngại việc món ăn này sẽ chứa nhiều calo. Vậy bánh đa cua chứa bao nhiêu calo? Có gây tăng cân hay không? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp trong bài viết sau đây.

Bánh đa cua bao nhiêu calo?

Bánh đa cua bao nhiêu calo? Để nấu được 1 bát bánh đa cua ngon, người ta sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau. Đặc biệt, bánh đa cua hiện nay được biến tấu với đa dạng phương thức chế biến. Do đó, lượng calo có trong bánh đa cua sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, mức năng lượng của bánh đa cua ước tính dao động trong khoảng từ 227 – 350 calo / 1 bát. Cụ thể như sau: 

MÓN ĂN GIÁ TRỊ CALORIES / 1 bát
Bánh đa cua truyền thống  227 calo
Bánh đa cua Hải Phòng  358 calo
Bánh đa cua trộn 335 calo
Bánh đa cua ăn liền Vifon 225 calo 
Bánh đa cá rô đồng 380 calo
Bánh đa ngan 320 calo 
Bánh đa thập cẩm 400 calo
Bánh đa thịt bằm 362 calo

Như bạn có thể thấy, hàm lượng calo trong bánh đa cua thay đổi tùy vào công thức chế biến và lượng tiêu thụ của mỗi người. Bạn có thể dựa vào bảng thống kê trên để kiểm soát calories tiêu thụ hiệu quả hơn. Ngoài ra, bánh đa cua còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: tinh bột, protein, chất béo, carbs, vitamin và các khoáng chất khác. 

Bánh đa cua bao nhiêu calo?
Một bát bánh đa cua dao động trong khoảng từ 227 – 350 calo

Ăn bánh đa cua có béo (mập) không? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một người trưởng thành cần cung cấp khoảng 2000 mỗi ngày – tương đương mỗi bữa ăn chính cần nạp 667 calo. Như vậy, nếu ăn một bát bánh đa chứa 227 – 350 calo thì khó có thể làm bạn tăng cân. Tất nhiên, điều này sẽ có hiệu quả khi bạn không ăn quá nhiều và không tiêu thụ thêm thực phẩm giàu calo khác. 

Ngược lại, nếu bạn tiêu thụ từ 2 – 3 bát bánh đa cua và ăn kèm nhiều món ăn khác thì chắc chắn lượng calo sẽ vượt quá mức quy định. Việc này sẽ dễ làm cơ thể bạn tích tụ mỡ thừa khiến cân nặng của bạn bị ảnh hưởng. 

Tóm lại, ăn bánh đa cua có béo hay không vẫn phụ thuộc ở chính bản thân của bạn. Vì vậy, bạn nên ăn bánh đa cua một cách vừa phải kết hợp với chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn để kiểm soát calo hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn nên biết cách trung hòa lượng bánh đa cua tiêu thụ với các nguồn thực phẩm giàu chất xơ và protein khác, để tạo cảm giác no và giảm nguy cơ thừa cân.

Cách ăn bánh đa cua không lo tăng cân

Để thưởng thức bánh đa cua mà không ảnh hưởng đến vóc dáng, dưới đây là một số lưu ý bạn có thể áp dụng:

  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Hạn chế lượng bánh đa cua mà bạn tiêu thụ trong một lần ăn. 
  • Nguồn nguyên liệu chất lượng: Chọn bánh đa cua làm từ các nguyên liệu có chất lượng tốt như bột gạo, bột gấc,…Tránh các loại bánh đa cua chứa các chất phụ gia và chất bảo quản.
  • Ăn nhiều rau xanh: Thêm rau xanh khi ăn bánh đa cua để tăng lượng chất xơ và cung cấp thêm dưỡng chất. Đồng thời, rau xanh cũng giúp tạo cảm giác no lâu hơn và ngăn bạn ăn quá mức.
  • Tránh ăn nhiều gia vị: Hạn chế việc sử dụng nhiều gia vị và nước sốt, vì chúng thường chứa nhiều đường và calo không cần thiết. Thay vào đó, hãy thử sử dụng các loại gia vị tự nhiên như tỏi, ớt, và hành để tăng hương vị mà không cần phải lo lắng về lượng calo.
  • Uống nước trước khi ăn: Trước khi bắt đầu bữa ăn, hãy uống một cốc nước để giúp bạn cảm thấy no và giảm lượng thức ăn bạn tiêu thụ.

Cách làm bánh đa cua không lo tăng cân

Cách làm bánh đa cua không lo tăng cân
Bánh đa cua thơm ngon đậm đà hương vị

Nguyên liệu

  • 400g cua đồng
  • 20g gạch cua
  • 400g sườn non
  • 200g chả cá chiên
  • 10g hành tím băm
  • 4g hành tím củ
  • 50g nấm mèo băm
  • 5g tôm khô
  • 15g mắm tôm
  • 10g nước cốt me
  • 2 trái cà chua
  • Bánh đa cua
  • Gia vị: hạt nêm, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn, bột canh,…
  • Rau sống: xà lách, tía tô, rau muống, ngò rí,…

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế cua đồng
  • Rửa sạch, loại bỏ phần yếm và mai cua, chỉ lấy phần thân. 
  • Lấy hết gạch cua ở mai ra để bát riêng. Phần thân giã nát để lọc lấy thịt cua.
  • Bước 2: Nấu nước dùng cua
  • Sau khi đã lọc xong xác cua, cho thêm muối rồi đặt lên bếp đun. Đến khi nước sôi thì vớt phần riêu nổi lên trên ra bát. 
  • Bước 3: Nấu nước dùng xương
  • Luộc sơ sườn heo qua nước sôi cùng với 1 ít muối. Sau đó vớt ra, đem rửa sạch với nước. 
  • Nấu sôi khoảng 2,5 lít nước. Cho xương cùng hành tím củ vào hầm đến khi sườn chín mềm. (Lưu ý: bạn nên vớt sạch bọt trên bề mặt để nước dùng trong và ngon hơn)
  • Bước 4: Nấu nước dùng bánh đa cua
  • Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành tím băm (không nên dùng mỡ lợn vì chứa nhiều chất béo). Sau đó cho gạch cua, cà chua vào rồi nêm nếm bột canh cho hợp khẩu vị. 
  • Bắc nồi khác lên bếp, cho hỗn hợp nước dùng cua và nước dùng sườn vào nồi. Để nước dùng thêm đậm đà thơm ngon, bạn có thể cho vào nồi khoảng 20g đường cát (có thể không cần nếu bạn muốn giảm cân), nêm thêm bột canh, bột ngọt, tôm khô, mắm tôm, nước cốt me, cà chua xào vào nấu cùng.
  • Bước 5: Thưởng thức
  • Trụng qua bánh đa đỏ cho mềm. 
  • Cho nước dùng đã nấu vào. Thêm chả cá chiên, gạch cua, sườn heo lên trên và ăn kèm rau sống. 

Kết luận

Trên đây, Phòng Khám Bác Sĩ đã chia sẻ toàn bộ thông tin về bánh đa cua bao nhiêu calo đến cho bạn. Đồng thời, chúng tôi còn giải đáp thắc mắc về vấn đề ăn bánh đa cua có béo không cũng như mẹo ăn bánh đa cua không tăng cân để bạn hiểu rõ hơn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu dụng trong quá trình ăn kiêng của bạn. Chúc bạn đạt được thành quả trong hành trình giảm cân của mình!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám