15 Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất ngay những tuần đầu

15 Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất ngay những tuần đầu

Trong những tuần đầu mang thai, que thử thai chưa cho ra kết quả chính xác, làm sao để bạn biết mình có dấu hiệu mang thai hay chưa? Trong bài viết này, Phongkhambacsi.vn gợi ý những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất ngay trong những tuần đầu thai kỳ, giúp bạn nhận biết sớm và chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ.

Những dấu hiệu mang thai sớm chuẩn xác ngay từ những tuần thai đầu

Mẹ bầu có thể nhận biết mình đã mang thai trong những tuần đầu sau quan hệ thông qua một số các dấu hiệu, như:

Chậm kinh

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu mang thai sớm rõ ràng nhất. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là khoảng 28 – 30 ngày, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn mà bỗng dưng bị trễ, khoảng 5 – 7 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, rất có thể bạn đang mang thai. Cũng có nhiều phụ nữ có kinh nguyệt về muộn mỗi tháng, nhưng chính bạn mới là người hiểu rõ cơ thể mình nhất. Bây giờ, bạn có thể thử que thử thai tại nhà để kiểm tra hormone hCG trong nước tiểu để nhận biết chính xác mình có mang thai hay không?

Chậm kinh là dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai rõ ràng nhất

Xuất hiện máu báo thai

Máu báo thai sẽ xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 – 14 sau quan hệ. Sau khi thụ tinh, phôi nang di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ làm cho lớp niêm mạc tử cung bong nhẹ, khiến máu chảy ra ngoài âm đạo. Bạn có thể phân biệt máu kinh nguyệt với máu báo thai, máu báo thai xuất hiện rất ít, chỉ làm hồng dịch âm đạo hay thay đổi màu sắc nhẹ trên quần nhỏ sáng màu, khác với máu kinh nguyệt ra ồ ạt. Vì vậy, nếu không phải đến ngày kinh nguyệt mà bạn có hiện tượng này, khả năng bạn có thai rất cao.

Ngực mềm, căng tức và sưng đau

Ngực căng, đau hoặc nhạy cảm là một dấu hiệu sớm của mang thai. Sự thay đổi hormone trong cơ thể làm tăng lưu lượng máu và gây ra những biến đổi trong mô ngực, khiến ngực trở nên mềm hơn, nhưng căng tức, đau, cảm giác nóng cơ đầu vú và ngứa nhẹ. Dấu hiệu này xuất hiện rõ nhất 4 tuần sau khi thụ thai, sau cơ thể thích nghi thì cảm giác này sẽ dần hết.

Bên cạnh đó, việc thay đổi hormone thai kỳ cũng khiến cho màu da ở vùng ngực bị thay đổi. Vùng quầng vú và đầu vú trở nên sẫm màu hơn so với trước lúc mang thai.

Ngực căng, tức là một trong những dấu hiệu mang thai sớm
Những thay đổi trong thai kỳ khiến các mô ngực thay đổi gây căng tức và sưng đau

Buồn nôn, ói mửa

Buồn nôn và ói mửa, thường được gọi là ốm nghén, là dấu hiệu phổ biến của thai kỳ. Không phải tất cả chị em phụ nữ đều bị ốm nghén, nhưng khoảng 50 – 80% chị em có thể sẽ trải qua cảm giác này trong những tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng này xuất hiện sau khoảng 2 – 8 tuần sau khi thụ thai. Chị em cảm giác buồn nôn, ói mửa bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường là vào buổi sáng. Triệu chứng này sẽ giảm dần và có thể hết sau tam cá nguyệt thứ 2, nhưng một số trường hợp có thể kéo dài đến lúc sinh.

Thay đổi khẩu vị

Nhiều phụ nữ có dấu hiệu mang thai sẽ thay đổi về khẩu vị, có thể thèm ăn hoặc chán ghét một số loại thức ăn nhất định, thậm chí có những món ăn trước đây rất thích nhưng bây giờ lại ghét bỏ. Thay đổi này đi kèm với cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ bình thường vào khoảng tam cá nguyệt thứ 2. Những thay đổi này không gây hại đến mẹ hay em bé, bạn nên cố gắng bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cơ thể mẹ ổn định và bé phát triển tốt.

Nhiều phụ nữ có dấu hiệu mang thai sẽ cảm thấy thay đổi về khẩu vị ăn uống
Nhiều phụ nữ có dấu hiệu mang thai sẽ cảm thấy thay đổi về khẩu vị ăn uống

Nhạy cảm với mùi hương

Bạn có thể nhận thấy mình trở nên nhạy cảm hơn với mùi thức ăn hoặc mùi nấu nướng. Sự thay đổi này do hormone hCG tăng cao, gây ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác, làm cho một số mùi trở nên khó chịu và dễ gây buồn nôn.

Nhức đầu, chóng mặt

Sự thay đổi nội tiết tố khiến mạch máu giãn ra và làm tăng quá trình lưu thông máu. Khi mạch máu giãn ra và huyết áp hạ xuống, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể ngất xỉu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị ngất xỉu ở giai đoạn đầu thai kỳ do lượng đường trong máu thấp.

Mệt mỏi

Trong những tuần đầu tiên, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, dẫn đến cảm giác kiệt sức. Sự tăng cao của hormone progesterone cũng góp phần gây ra mệt mỏi. Progesterone giúp làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng thụ tinh cấy vào, đồng thời làm thư giãn cơ trơn trong tử cung để ngăn ngừa co thắt. Tuy nhiên, progesterone cũng khiến cho huyết áp giảm, giảm lượng đường trong máu và tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và kiệt sức.

mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai
Những thay đổi đầu thai kỳ khiến cơ thể mẹ bầu đau nhức, mệt mỏi

Đi vệ sinh nhiều hơn

Nếu bạn thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, đây cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai. Khi thai nhi phát triển, tử cung lớn dần và chèn ép vào bàng quang, làm giảm không gian chứa đựng nước tiểu, dẫn đến nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Hiện tượng này thường xuất hiện từ những tuần đầu của thai kỳ và có thể tiếp tục trong suốt thai kỳ khi tử cung tiếp tục mở rộng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Tâm trạng thất thường

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm trạng của mẹ bầu. Nồng độ hormone tăng cao ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, khiến mẹ bầu tâm trạng thất thường, lúc thì hưng phấn vui vẻ, lúc lại chán nản, lo lắng, thậm chí trầm cảm. Mỗi mẹ bầu có thể phản ứng khác nhau với những thay đổi này, và đôi khi việc gặp chuyên gia tâm lý để quản lý cơn stress và cảm xúc tiêu cực là cần thiết để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm. 

mẹ bầu tâm trạng thất thường
Sự thay đổi hormone đầu thai kỳ khiến tâm trạng bạn trở nên thất thường

Đau lưng

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể cảm thấy đau nhức hay mỏi dọc sống lưng. Dấu hiệu mang thai này là do do các hormone thai kỳ làm cho cơ bụng trở nên lỏng lẻo, và các dây chằng ở lưng bị giãn ra, gây sức ép lên cột sống. Những cơn đau có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu hoặc kéo dài suốt cả thai kỳ. Đây là dấu hiệu chị em hay bỏ qua nhất vì khi đến kỳ, nhiều chị em cũng có cảm giác này.

Vùng kín ẩm ướt

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu mang thai sớm qua tình trạng tiết dịch ở cổ tử cung, giảm giác ẩm ướt ở vùng âm đạo và cổ tử cung. Dịch tiết màu trong hoặc trắng sữa, loãng, dính, không có mùi hôi. Nguyên nhân là do chất nhầy sẽ dày lên để trứng và tinh trùng dễ gặp nhau hơn trong quá trình rụng trứng. Sau khi thụ thai, dịch tiết tiếp tục tiết ra để làm dày niêm mạc tử cung và bảo vệ thai nhi. 

Đây hoàn toàn là những dấu hiệu bình thường, cơ thể bạn đang thích nghi để hỗ trợ thai kỳ tốt nhất. Mẹ bầu không nên thụt rửa quá nhiều gây kích ứng, nếu như chất nhầy có mùi hôi, tanh, màu lạ, vùng kín ngứa, đau thì nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán.

Nướu sưng đau

Sau khi thụ thai, cơ thể bắt đầu tập trung lượng máu và chất lỏng để nuôi dưỡng bào thai, dẫn đến tình trạng các mô dễ bị sưng, bao gồm cả nướu. Do đó, một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ bầu có thể nhận biết là hiện tượng nướu bị sưng viêm, chảy máu. Ngoài ra, mặt và mắt cũng có thể bị sưng phù do sự tăng lưu thông máu và chất lỏng trong cơ thể. Những triệu chứng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.

Rụng tóc, sạm da, nổi mụn

Rụng tóc và các vấn đề về da có thể là những dấu hiệu sớm của thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Trong giai đoạn đầu mang thai, nồng độ hormone tăng cao có thể khiến bạn gặp tình trạng tóc rụng nhiều hơn và tóc trở nên xơ rối. Đồng thời, sự gia tăng hormone cũng có thể làm da bạn trở nên sạm màu, xuất hiện nám hoặc mụn trứng cá nhiều hơn. Những thay đổi này thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự có mặt của thai nhi và có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai.

Dấu hiệu mang thai sớm - rụng tóc
Sự thay đổi hormone khiến tóc trở nên xơ rối và rụng nhiều hơn

Nhạy cảm với nhiệt độ

Nhiệt độ cơ thể cơ bản của bạn khi thức dậy vào buổi sáng có thể tăng nhẹ khi có dấu hiệu mang thai. Bạn có thể cảm giác lạnh cóng tay chân khi thức dậy, nhưng sau khoảng nửa giờ thì lại cảm thấy nóng. Nguyên nhân là do lượng hormone estrogen và progesterone tăng cao, ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Estrogen có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và làm ấm cơ thể, trong khi progesterone có thể làm tăng cảm giác lạnh hoặc nóng.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám