Lác đồng tiền ở trẻ em khá phổ biến do trẻ có hệ miễn dịch chưa phát triển ổn định nên rất dễ bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh lác đồng tiền không loại trừ cho bất kỳ đối tượng nào cả. Vậy trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền có nguy hiểm không? Các cách trị lác đồng tiền hiệu quả mà ba mẹ nên biết. Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh lác đồng tiền ở trẻ là gì?
Lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh do những mẫu vi nấm da dẫn đến. Trên da bé sẽ xuất hiện những đốm tròn dẫn đến ngứa khá đặc trưng khi phát bệnh, vết đốm tròn này sẽ to dần ra biểu thị sự lan rộng của nấm. Bình thường bé sẽ xuất hiện từ 1 – 5 nốt như vậy, nếu như có nhiều hơn thì rất có khả năng bé đang ở thể bệnh nặng.

Bệnh có khả năng biểu hiện ở các vị trí dễ nhìn như chân tay bụng hay một số khe kẽ như nách, khe ngón tay, ngón chân,… Ở tại những vùng khe kẽ đó thì các đốm này càng gây ngứa ngáy dữ dội hơn. Nói chung, lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh làm cho trẻ ngứa ngáy rất bứt rứt, khó chịu, nhiều khi bé khóc gắt lên vì bị bệnh.
Nếu bố mẹ không tìm cách chữa trị sớm thì có khả năng bệnh trở nặng gây ra bội nhiễm hoặc trở thành bệnh mãn tính ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền có nguy hiểm không?
Lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý ngoài da không quá nghiêm trọng và nguy hiểm, chủ yếu gây các triệu chứng ngoài da và rất ít tác động đến sức khỏe chung.
Tuy nhiên, nếu bé không được điều trị tốt bệnh, rất có thể sẽ để lại cho bé nguy cơ tiềm ẩn những biến chứng, ảnh hưởng không tốt như:
- Lan rộng ra toàn thân: bệnh lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh có phần nguy hiểm do da trẻ vốn dĩ rất nhạy cảm. Khi các triệu chứng lan rộng ra toàn thân rất có thể sẽ nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ làn da.
- Nhiễm trùng da: Khi mắc bệnh trẻ có thể sẽ thường xuyên gãi, động chạm nên vùng da tổn thương khiến da bị trầy xước, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng máu: Khi vi nấm ăn sâu vào các tế bào da và cũng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu.
- Để lại sẹo: Vi nấm tấn công và phát triển sâu rộng ở vùng da lành và có thể để lại sẹo thâm vĩnh viễn.
- Diễn tiến thành dạng mãn tính: Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến lác đồng tiền trở thành mãn tính, tái phát thường xuyên hàng năm.

Lác đồng tiền là chứng bệnh nhẹ, có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh cũng sẽ trở nên nặng hơn nếu không điều trị kịp thời. Bố mẹ cần quan tâm và lưu tâm tới sức khỏe của trẻ và đưa đi thăm khám da liễu ngay khi có biểu hiện bất thường.
Nguyên nhân làm trẻ bị lác đồng tiền
Lác đồng tiền có nguyên căn từ nhóm nấm Dermatophytes gây ra. Loại nấm này cùng với một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền.
Vệ sinh thân thể kém
Nếu mẹ không tắm rửa sạch sẽ cho trẻ sơ sinh, nhất là vị trí có nếp gấp, bệnh lác đồng tiền rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó cấu trúc da của trẻ sơ sinh mỏng hơn rất nhiều lần so với người lớn. Ngoài ra, nếu mẹ sử dụng các loại xà phòng chứa lượng lớn hóa chất tắm cho trẻ sẽ làm tổn thương da của bé. Cấu trúc da trẻ sau khi bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm xâm nhập và gây bệnh.
Lây lan bệnh từ bên ngoài
Trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền có thể do lây lan từ người xung quanh, động vật hay từ vùng da này sang vùng da khác. Trẻ sơ sinh đặc biệt lại là đối tượng có hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, khi bé sống trong môi trường có mầm bệnh sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Đồ vệ sinh cá nhân, chăn ga gối đệm, lông chó mèo, bàn ghế hay sàn nhà sẽ là những nơi có thể chứa vi nấm gây bệnh lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh.
Điều kiện sinh hoạt và môi trường sống
Môi trường ẩm thấp, bụi bẩn hay thiếu ánh sáng là khu vực dễ tồn tại vi nấm. Khi vận động ở những khu vực này, sẽ làm trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, da tăng đào thải tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và nhiễm bệnh.
Ngoài ra thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường hoặc yếu tố cơ địa cũng có khả năng là yếu tố nguy cơ gây ra lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh.
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền
Khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền, mẹ cần chú ý quan sát triệu chứng ngoài da thật kỹ để có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh. Một số triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là:
- Trên vùng da có xuất hiện các đốm tròn màu đỏ như đồng tiền. Vùng da bị tổn thương của bé hơi sần sùi, nhô cao hơn với vùng da bình thường xung quanh.
- Ngay tại những phần rìa vùng da tổn thương có xuất hiện các đốm ban phân biệt ranh giới rõ với vùng da lành, về sau chúng sẽ xuất hiện mụn nước và bong tróc vảy.
- Khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền, bé sẽ có triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu, thường xuyên bứt rứt và quấy khóc.
- Nếu trẻ thường xuyên cào gãi, cơ thể đổ nhiều mô hôi hoặc mặc trang phục chật thì những biến chứng trên có thể lan rộng trầm trọng.

Những triệu chứng khi lác đồng tiền biến chứng thành nhiễm trùng
Nếu lác đồng tiền biến chứng thành nhiễm trùng thì trẻ sơ sinh sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Vùng da bị tổn thương sẽ chuyển sang tím tái
- Xuất hiện mụn nước chứa đầy mủ và sưng to
Lưu ý: Không để trẻ dùng tay cào gãi lên các vết mụn mủ sẽ khiến chúng nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị lác đồng tiền, bố mẹ nên làm thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị khi trẻ bị lác đồng tiền. Dưới đây là các phương pháp điều trị lác đồng tiền cho trẻ sơ sinh được áp dụng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
Chữa trị bằng sản phẩm từ thiên nhiên
Các biện pháp dân gian sử dụng thảo dược thiên nhiên chữa lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh được phụ huynh ưu tiên lựa chọn. Các bài thuốc dân gian khá lành tính, an toàn cho da bé, ít có tác dụng phụ so với thuốc Tây y.
Bài thuốc từ lá rau răm trị lác đồng tiền ở trẻ
Lá rau răm có tính nóng, cay và có mùi thơm đặc trưng. Trong lá rau răm có chứa nhiều chất giúp khử trùng, sát khuẩn, phù hợp cho trẻ sơ sinh đang gặp các vấn đề về da. Dùng lá rau răm là phương pháp trị lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh được nhiều người áp dụng.
Cách làm như sau:
Phụ huynh sử dụng vài lá rau răm tươi, rửa thật sạch, nên ngâm với nước muối pha loãng vài phút để loại bỏ tạp chất.
Sau đó bố mẹ giã nát lá rau răm vào cối sạch, vắt lấy nước cốt, bỏ phần bã.
Bố mẹ vệ sinh vùng da bị tổn thương của trẻ sơ sinh, làm khô và sạch da rồi dùng tăm bông chấm nước cốt bôi lên vùng da bị lác đồng tiền.
Sau khoảng 30 phút, bố mẹ dùng nước sạch vệ sinh lại da, áp dụng mỗi tuần 2 – 3 lần.
Mẹo chữa lác đồng tiền ở trẻ từ chuối xanh:
Sử dụng chuối còn xanh để thu được nhiều nhựa nhất. Bởi trong nhựa chuối xanh chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm giúp điều trị lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:
Rửa sạch chuối tiêu xanh, sau đó cắt nhiều lát mỏng cho chuối tiết nhựa.
Vệ sinh vùng da bị lác đồng tiền của bé sạch sẽ, rồi bố mẹ đắp trực tiếp chuối lên vùng da bé.
Đắp khoảng 15 phút, lau rửa sạch lại da bị lác cho bé, áp dụng 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.
Dùng rau sam chữa lác đồng tiền ở trẻ
Rau sam có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có tình trạng lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sử dụng loại rau này theo cách như sau:
Rửa sạch khoảng 1 nắm rau sam tươi, ngâm với nước muối loãng vài phút, rồi để ráo nước, giã nát bằng cối sạch, vắt lấy nước cốt lá rau sam. Sau đó phụ huynh đun nước cốt cùng với một ít sáp ong cho tan chảy, đợi cho hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.
Vệ sinh vùng da, sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp lên da bé. Lưu ý để hỗn hợp nguội rồi thực hiện để tránh làm bỏng da. Áp dụng mỗi ngày 2 lần.
Cách chữa lác đồng tiền ở trẻ bằng tỏi
Tỏi có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, diệt trừ vi nấm gây bệnh, góp phần điều trị bệnh lác đồng tiền.
Cách thực hiện:
Bóc vỏ, rửa sạch tỏi rồi xay nhuyễn hoặc đập dập. Sau đó, bố mẹ đắp tỏi vào các vị trí da của bé bị lác đồng tiền.
Đợi khoảng 1 tiếng cho các dưỡng chất phát huy hết tác dụng rồi rửa lại vùng da với nước. Sau 1 tuần sử dụng cách này bạn sẽ thu được kết quả hơn mong đợi.
Chữa lác đồng tiền bằng củ riềng
Củ riềng là một trong những bài thuốc trị lác đồng tiền hiệu quả ở trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:
Đem rửa củ riềng nhiều lần với nước để loại bỏ lớp đất cát bám bên ngoài. Sau đó, gọt bỏ vỏ bên ngoài rồi đem củ riềng đi xay nhỏ, lấy nước cốt để thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
Áp dụng mẹo này khoảng 2 lần trong một ngày. Sau thời gian 1 tuần, bạn sẽ thấy căn bệnh khỏi hoàn toàn.
Sử dụng dầu dừa chữa lác đồng tiền ở trẻ
Dầu dừa là phương pháp được phụ huynh áp dụng nhiều nhất khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền. Đây là phương pháp vừa đơn giản vừa an toàn, lành tính.
Các bậc bố mẹ chỉ cần sử dụng bông gòn, thấm dầu dừa rồi thoa đều lên vùng da bị lác, nhẹ nhàng xoa nhiều lần để dầu dừa thẩm thấu sâu hơn.
Những cách trên phù hợp với trường hợp bé mới khởi phát bệnh, bị tổn thương nhẹ. bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị bằng phương pháp phù hợp trong trường hợp trẻ có nhiều mụn mủ, vết thương hở, chảy máu, vùng da bị lác lan rộng.
Dùng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ khi trẻ bị lác đồng tiền
Sử dụng thuốc Tây khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay, ngoài thị trường có một số thuốc phổ biến được dùng cho trẻ sơ sinh như:
- Thuốc bôi trị lác đồng tiền: Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tổn thương trên da để kê đơn những thuốc có tác dụng ức chế vi nấm, hạn chế lây lan phù hợp cho bệnh nhi.
- Thuốc chứa vitamin: giúp trẻ bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, kiểm soát tốt tình trạng lác đồng tiền, tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
- Sản phẩm chống nấm: một số loại sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh cũng hỗ trợ kiểm soát bệnh lác đồng tiền. Những sản phẩm này giúp ức chế hoạt động của vi nấm và thường áp dụng cho bệnh nhi bị lác trên diện rộng.
- Thuốc kháng sinh: giúp ngăn chặn tình trạng tiến triển xấu khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền. Chú ý phụ huynh chỉ sử dụng thuốc cho trẻ trong trường hợp được bác sĩ chỉ định, nếu không có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, bố mẹ nên lưu ý đến cách chăm sóc tại nhà cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ quá trình điều trị, phòng tránh những rủi ro bệnh tái phát cho trẻ.

- Mẹ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa chất tẩy hoặc hóa chất không phù hợp đối với trẻ sơ sinh. Nên cho bé dùng các loại chiết xuất từ thành phần thiên nhiên lành tính.
- Hạn chế để bé cào gãi da bị tổn thương để không tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây hại hơn cho da bé.
- Lau người bé thật khô sau khi tắm, mặc quần áo sạch, khô, thoáng mát, không nên để cơ thể bé bị ẩm ướt.
- Vệ sinh sạch sẽ không gian sống và đồ dùng cá nhân, không cho trẻ nhỏ dùng chung đồ với người lớn để hạn chế bệnh lây nhiễm.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, mẹ nên cho bé bú đủ lượng sữa phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh. Đồng thời, tránh cho bé ăn những thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng cho trẻ thông qua sữa mẹ.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với thú cưng trong nhà để tình trạng viêm nhiễm trên da không trở nên nghiêm trọng.
- Bố mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp với trẻ sơ sinh để hạn chế tình trạng khô da và để lại thâm sẹo cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ở nơi công cộng, tiếp xúc với người lạ để giảm nguy cơ bùng phát viêm nhiễm vi khuẩn, nấm ngứa.
Lời kết:
Trẻ sơ sinh bị lác đồng tiền diễn ra khá phổ biến. Bệnh này không có gì đáng nguy hiểm nếu bố mẹ biết cách điều trị và chăm sóc bé. Bố mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc qua bài viết trên để làm giảm nguy cơ nghiêm trọng của bệnh.