Một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ đó là trẻ bị đái dắt. Tưởng chừng như vô hại nhưng nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, bố mẹ không được xem nhẹ vấn đề này. Vậy, đái dắt ở trẻ là gì, có nguy hiểm không và làm cách nào để điều trị hiệu quả? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Đái dắt là gì?
Đái dắt là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, được hiểu đơn giản là đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi với lượng ít, thậm chí là chỉ vài giọt. Trẻ bị đái dắt sẽ đòi đi tiểu nhưng vừa đi xong chưa lâu lại đòi đi tiếp. Bố mẹ cũng cần chú ý quần của trẻ, đôi khi trẻ không ý thức được mà tự đi ra quần.
Triệu chứng khi trẻ bị đái dắt
Phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng cơ thể, chế độ ăn uống mà ảnh hưởng tới số lần đi tiểu trong ngày của trẻ. Tuy nhiên nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường bố mẹ cần chú ý. Không khó để nhận biết bệnh đái dắt ở trẻ, dưới đây là một số biểu hiện:
- Tần suất đi tiểu trong ngày cao hơn so với mức bình thường, tiểu nhiều về đêm;
- Lượng nước tiểu trong mỗi lần đi ít, có thể là vài giọt hoặc thậm chí là không có giọt nào nhưng vẫn buồn tiểu;
- Cảm giác buồn tiểu xuất hiện đột ngột, không ý thức được mà trẻ tự đi ra quần;
- Trẻ vừa tiểu xong nhưng tiểu chưa hết lại són ra quần;
- Có hiện tượng đau tức bộ phận sinh dục, tiểu buốt, khó tiểu mỗi lần đi;
- Nước tiểu có dấu hiệu bất thường: mùi hôi nồng nặc, màu đục, thậm chí có lẫn một chút máu, có xuất hiện bọt,…;
- Khi trẻ đi vệ sinh nhiều lần đồng thời bỏ bú, phát sốt, mệt mỏi, uốn khóc, nôn mửa, thậm chí sút cân,…;
![Trẻ bị đái dắt](https://phongkhambacsi.vn/wp-content/uploads/2022/03/tre-bi-dai-dat-1-1.jpg)
Nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đái dắt
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị đái dắt, có thể là do xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây, bố mẹ cần chú ý để phán đoán trẻ có thực sự bị hay không, sớm đưa ra cách giải quyết vấn đề cho con.
Yếu tố bên ngoài
- Trẻ thường xuyên uống nhiều nước và sữa, ăn nhiều cháo, đặc biệt ban đêm dẫn tới tiểu đêm nhiều lần;
- Uống các loại nước ngọt, nước có gas;
- Sử dụng các thực phẩm, thức ăn có tác dụng lợi tiểu như nước mía, rau cải,..
- Xuất phát từ các vấn đề tâm lí: căng thẳng, sợ hãi, stress, …
- Trẻ hoạt động nhiều nhưng tiết mồ hôi ít, dẫn tới bài tiết qua đường tiểu tiện;
- Thể dục, hoạt động quá sức gây ảnh hưởng tới đường tiết niệu của trẻ;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc;
![Tác dụng phụ của một số loại thuốc](https://phongkhambacsi.vn/wp-content/uploads/2022/03/tre-bi-dai-dat-5.jpg)
Bệnh lý
Xuất phát từ các căn bệnh về thận, đường tiết niệu, … gây ảnh hưởng tới bàng quang và dẫn tới đái dắt ở trẻ
- Bệnh về thận: thận yếu, suy giảm chức năng thận, bởi nước tiểu xuống bàng quang nhỏ giọt khiến trẻ nhanh buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt;
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu(nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, mùi hôi): do vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu gây bệnh, thường khiến trẻ gặp khó khăn khi đi tiểu: đau buốt, khó tiểu, đau bụng,…;
- Viêm bàng quang: vi khuẩn từ ngoài xâm nhập thông qua niệu đạo đi lên bàng quang gây nhiễm khuẩn;
- Các bệnh liên quan tới trực tràng: viêm trực tràng, giun kim,…;
- ở bé trai dễ mắc các bệnh như hẹp bao quy đầu, viêm bao quy đầu nếu niệu đạo có dấu hiệu sưng đỏ, có mủ, rò rỉ nước tiểu do bao quy đầu nhỏ,…;
- Ở bé gái có khả năng viêm phần phụ sinh dục do nước tiểu ứ đọng, rò rỉ,..;
![Trẻ bị đái dắt nhiều lần trong ngày có thể là do viêm bàng quang](https://phongkhambacsi.vn/wp-content/uploads/2022/03/tre-bi-dai-dat-3.png)
Trẻ bị đái dắt có nguy hiểm không?
- Ở trẻ nhỏ, nếu đái dắt kéo dài nhiều ngày, tần suất cao và qua quá trình tự điều trị nhưng không thuyên giảm thì có khả năng là biểu hiện một số bệnh lí
- Gây khó khăn, đau đớn trong quá trình trẻ đi tiểu tiện
- Ảnh hưởng tâm lí trẻ nhỏ, quá trình vui chơi sinh hoạt bị gián đoạn
- Tiềm ẩn nguyên nhân gây ra một số căn bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
Nhìn tưởng vô hại nhưng bất kì mỗi biểu hiện xuất hiện trên cơ thể trẻ đều là dấu hiệu báo hiệu một căn bệnh, hoặc nhẹ cũng gây ảnh hưởng sức khỏe tâm lí trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh không nên chủ quan với những điều trên.
Lưu ý: Bệnh đái dắt có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, từ trẻ dưới 1 năm tuổi tới những trẻ đã đi học, vì vậy đối với những trẻ chưa biết nói, chưa biết mô tả bị đau, cha mẹ cần chú ý. Cần thiết phải kịp thời đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị. Có thể trẻ bị đái dắt là cảnh báo bệnh lý mà phụ huynh không nên bỏ qua.
Khi trẻ bị đái dắt, bố mẹ nên xử lý như thế nào?
Đối với các bé nhỏ không nên mặc bỉm thường quyên và thời gian đóng bỉm quá lâu sẽ rất dễ sinh ra vi khuẩn có hại cho đường tiết niệu và sễ viêm nhiễm bộ phận sinh dục bé. Khi trẻ đái dắt bố mẹ không nên to tiếng la mắng bé vì sợ hãi cũng là 1 nguyên gây ra đái dắt, cần nhẹ nhàng căn dặn và chỉ con cách khắc phục.
Cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị đái dắt
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ các chất vitamin cho cơ thể, tuy nhiên hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu hay kích thích hoạt động của bàng quang, ví dụ phẩm có tính acid cao như cam, bưởi, khế, đồ muối chua như dưa muối, cà muối,…
- Tránh cho trẻ sử dụng các loại nước ngọt, nước uống có gas, nước uống chứa cafeine, đồ ăn vặt có chất ngọt nhân tạo
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều muối, nhiều đường hóa học vì chúng kích ứng thận và bàng quang
- Kiểm soát lượng nước uống trẻ nạp vào cơ thể: Trẻ có cân nặng 10kg cần uống 1 lít nước/ngày (kể cả lượng sữa mà bé uống vào), trẻ có cân nặng lớn hơn 10 kg thì mỗi kilogram cần tăng thêm 50ml nước cho trẻ; chú ý không được nạp quá nhiều nước sẽ gây thừa nước cho cơ thể
- Luyện tập bóng đái: phụ huynh nên tập cho con việc đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định trong ngày(sau khi ngủ dậy, sau bữa trưa, sau bữa tối, trước lúc đi ngủ) để trẻ hình thành thói quen giúp bàng quan giữ nước được lâu hơn, hạn chế số lần đi tiểu
- Nếu tình trạng bệnh nhẹ, mới xuất hiện, bố mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dân gian: cho trẻ uống nước râu ngô, rau má, bột sắn dây,…
![Điều chỉnh chế độ ăn uống: đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ các chất vitamin cho cơ thể bé](https://phongkhambacsi.vn/wp-content/uploads/2022/03/tre-bi-dai-dat-4.jpg)
Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?
Ba mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện khi xuất hiện nhưunxg dấu hiệu sau:
- Trẻ bị đái dắt với tần suất tăng cao
- Khi trẻ đái dắt kéo dài, kèm theo ốm sốt, bỏ bú, nước tiểu bất thường
- Có biểu hiện đau bụng dưới, khó tiểu nhiều lần
- Đối với bé trai nếu có dấu hiệu hẹp bao quy đầu nên đi khám và chữa trị
![trẻ bị đái dắt nhiều lần trong ngày](https://phongkhambacsi.vn/wp-content/uploads/2022/03/tre-bi-dai-dat-2.jpg)
Kết luận
Đái dắt ở trẻ tuy phổ biến nhưng không phải trẻ nào cũng giống nhau, mỗi trẻ có một số biểu hiện khác nhau, nguyên nhân khác nhau và có thể là dấu hiệu bệnh lý khác nhau. Dù áp dụng các biện pháp trên nhưng phụ huynh cần nhìn vào bệnh trạng và cần thiết thì đưa con đi khám để xác định nguyên nhân và nhanh chóng chữa trị theo pháp đồ điều trị.
Trên đây là bài viết giúp bố mẹ hiểu rõ hơn sự nguy hiểm của việc trẻ bị đái dắt cũng như một số biện pháp điều trị hiệu quả. Hi vọng những gợi ý của Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc sức khỏe bé.