Những điều ba mẹ cần biết khi trẻ bị hắc lào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị an toàn

trẻ bị hắc lào

Trẻ em chơi đùa với chó mèo hoặc chơi ở những khu vực kém vệ sinh vô tình tạo điều kiện cho những bệnh ngoài da phát triển, đặc biệt là bệnh hắc lào. Đây hẳn là điều khiến cha mẹ lo lắng. Hiểu được điều này, hôm nay Phòng Khám Bác Sĩ sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần thiết khi trẻ bị hắc lào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị an toàn cho bé.

Bệnh hắc lào là gì?

Bệnh hắc lào hay còn gọi là nấm da, là một loại nhiễm trùng da do nấm gây ra (loại nấm cần chất sừng của da để phát triển). Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới có môi trường nóng ấm và ẩm ướt hoặc môi trường vệ sinh kém tạo điều kiện cho bệnh phát triển và lây lan. 

trẻ bị hắc lào
Bệnh hắc lào hay còn gọi là nấm da, là một loại nhiễm trùng da do nấm gây ra

Triệu chứng của trẻ bị hắc lào

Triệu chứng thường xuất hiện sau 4-14 ngày kể từ ngày bị lây nhiễm.

Trẻ bị hắc lào trên cơ thể xuất hiện các mảng nổi nhẹ hoặc các đám nhỏ hình tròn sau đó có thể lan rộng thành mảng lớn. Các mảng này có thể xuất hiện có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể nên cha mẹ cần quan sát kĩ những dấu hiệu bất thường trên người con.

Bệnh hắc lào ở trẻ sau khi bắt đầu xuất hiện trên cơ thể sẽ có màu đỏ hoặc nâu gây cảm giác ngứa cho bé, đặc biệt là khi ra mồ hôi. Vùng da bị nấm dễ tróc vảy, có cạnh sắc cứng hoặc các mụn nước phồng rộp.

trẻ bị hắc lào
Trẻ bị hắc lào trên cơ thể xuất hiện các mảng nổi nhẹ hoặc các đám nhỏ hình tròn sau đó có thể lan rộng thành mảng lớn.

Trẻ bị hắc lào có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh hắc lào là bệnh không nguy hiểm và không khó điều trị. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan cũng như không kiên trì trong việc chữa trị thì bệnh dễ tiến triển thành mãn tính. Thậm chí nếu gặp điều kiện thuận lợi bệnh rất dễ tái phát, điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy rất dễ bị tổn thương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi con bị bệnh cha mẹ cần có những cách chữa trị phù hợp và an toàn cho con.

Con đường lây nhiễm

Hắc lào ở trẻ là một loại bệnh nhiễm trùng da nên con đường lây nhiễm chủ yếu đều qua da. Các mẹ cần chú ý một số nguy cơ lây bệnh cho con như sau:

  • Tiếp xúc da trực tiếp với người hoặc động vật nhiễm bệnh. Đối với động vật, thường thì trẻ hay bị nhiễm từ chó con hoặc mèo con, vì đây là những động vật nuôi trong nhà, rất thân thuộc với trẻ. Vì vậy các bé thường có xu hướng ôm và chơi cùng, điều này dễ gây bệnh ngoài da cũng như một số bệnh khác cho bé.
  • Dùng chung những vật dụng, đặc biệt là đồ dùng cá nhân ( khăn tắm, quần áo, chăn, gối, lược,…) với người hoặc động vật nhiễm bệnh.
  • Chạm vào những vị trí hoặc vật dụng bị ô nhiễm ( chẳng hạn như hồ bơi, nhà tắm, nhà ăn,..)
  • Ngoài ra những người hoặc động vật nhiễm bệnh trong vòng 48 giờ kể từ khi khỏi bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vì vậy các mẹ nên chú ý điều này, không nên chủ quan.
Trẻ em chơi đùa với chó mèo
Trẻ em chơi đùa với chó mèo cũng có nguy cơ mắc bệnh hắc lào

Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào

  • Da tiếp xúc trực tiếp với  người, động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường mang mầm bệnh. Vì nấm gây bệnh hắc lào có khả năng tự bám vào các mô sừng của da.
  • Tiếp xúc với một số đồ vật gây ra bệnh hắc lào là quần áo, lược, bàn chải bị nhiễm mầm bệnh.
  • Những thói quen xấu như không vệ sinh sạch sẽ cơ thể, chơi hoặc ở trong không gian bị ô nhiễm, không sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào.
  • Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy bệnh hắc lào có thể lây lan ngay cả khi các triệu chứng chưa phát triển đầy đủ. 

Cách chữa trị an toàn cho trẻ bị hắc lào

Trẻ bị hắc lào luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Các mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có những có loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và độ tuổi của con.

Đối với các trường hợp có biểu hiện nhẹ, các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc (kem, thuốc mỡ bôi da, hoặc bột trị nấm) theo chỉ định của bác sĩ. 

Sau đó, nên tiếp tục điều trị hắc lào bằng các loại thuốc này trong vòng 1 tuần sau được chữa khỏi.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị:

  • Tiêu diệt nấm bằng cách vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn
  • Cho bé uống thuốc đầy đủ, đều đặn, đúng liều lượng, đúng giờ do bệnh dễ tái phát nên cần điều trị dứt điểm.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ. Tắm gội hàng ngày
  • Luôn giữ cho vùng da bị nhiễm bệnh được sạch sẽ và khô ráo.
  • Khi trẻ bị hắc lào, hạn chế để bé gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh, điều này có thể khiến bệnh trở nặng
  • Khi da nhiễm bệnh thì tránh để bé cào hoặc gãi ngứa quá mạnh vì điều này có thể gây ra tình trạng da bị mụn nước, mưng mủ, sưng. Đây là điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, điều này có thể gây ra những nguy hiểm khó lường.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ. Tắm gội hàng ngày
Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ. Tắm gội hàng ngày

Cách phòng ngừa bệnh hắc lào ở trẻ

Dù trẻ đã nhiễm bệnh hoặc chưa nhiễm bệnh thì mẹ cũng cần lưu ý một số cách sau để phòng ngừa cho bé bị tái nhiễm bệnh hoặc bị nhiễm bệnh 

  • Vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ.
  • Luôn giữ không gian sống thật sạch sẽ nhằm ngăn ngừa việc tạo môi trường cho nấm phát triển và gây bệnh
  • Vệ sinh các đồ dùng cá nhân của bé cũng như các thành viên trong gia đình.  
  • Tránh việc mặc chung quần áo hoặc mặc quần áo ẩm ướt vì nấm dễ sinh sôi trong môi trường ẩm gây ra bệnh.  
  • Tránh mặc vải nylon hoặc các chất vải nóng cho bé. Nên cho bé mặc đồ cotton hoặc các chất liệu quần áo thấm hút mồ hôi nhanh. Vì mồ hôi chảy ra ở vùng da bị nhiễm bệnh sẽ khiến bé khó chịu hơn, các bé có thể gãi hoặc cào vào vùng da nhiễm bệnh khiến bệnh trở nặng.
  • Quần áo nên được phơi khô dưới mặt trời đặc biệt là đồ lót.
  • Hạn chế cho bé chơi hoặc tiếp xúc với chó mèo
Nên cho bé mặc đồ cotton hoặc các chất liệu quần áo thấm hút mồ hôi nhanh.
Nên cho bé mặc đồ cotton hoặc các chất liệu quần áo thấm hút mồ hôi nhanh

Một số nguyên nhân khiến bệnh hắc lào kéo dài dai dẳng

  • Khi trẻ bị bệnh hắc lào nhưng không tiến hành điều trị sớm.
  • Không cho bé sử dụng thuốc đều đặn hoặc dừng cho bé uống thuốc sớm (Khi bệnh biểu hiện không có rõ ràng hoặc có biểu hiện nhẹ, các mẹ có thể sẽ chủ quan và cho bé dừng uống thuốc. Trường hợp khác thì khi bé đang bị bệnh, nhưng các dấu hiệu dần biến mất và chưa khỏi hoàn toàn nhưng mẹ cũng cho bé dừng uống thuốc. Điều này có thể làm nấm dễ kháng thuốc, khiến bệnh kéo dài và khả năng tái phát bệnh cao hơn.)
  • Dù đã khỏi bệnh, nhưng một số trường hợp mẹ vẫn duy trì hoặc để cho bé sống và chơi những khu vực môi trường ô nhiễm hoặc những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm quay lại và gây bệnh. Thậm chí, khi bị tái nhiễm bệnh còn có thể trở nặng hơn
  • Một số thói quen có hại như không vệ sinh cơ thể cho bé thường xuyên hoặc không vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân,  cho bé mặc chung quần áo với người khác, ít thay chăn ga gối đệm.
  • Không kiêng cho bé các thực phẩm gây dị ứng cho bé. Bởi vì khi cơ địa dị ứng thì cơ thể rất dễ bị tái nhiễm.

Lời kết

Qua bài viết này, mong rằng cha mẹ đã có những thông tin quan trọng về bệnh hắc lào, cách điều trị khi trẻ bị hắc lào cũng như các cách phòng tránh bệnh hắc lào cho bé. Cha mẹ hãy luôn theo dõi Phòng Khám Bác Sĩ để giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé!

4/5 - (1 bình chọn)

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám