Trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày và với thời gian dài thường dẫn đến những hiện tượng như như buồn nôn, biếng ăn, thở dốc, mệt mỏi… Chính vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu về hiện tượng này để chữa cho trẻ cũng như giúp trẻ phòng ngừa bệnh được tốt hơn. Sau đây Phòng Khám Bác Sĩ sẽ mách mẹ cách chữa nấc cụt cho trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày.
Nấc cụt nhiều lần trong ngày ở trẻ nhỏ là hiện tượng gì?
Nấc cụt xảy ra do các cơn co thắt bất ngờ không thể kiểm soát từ cơ hoành, các cơn co thắt này bị ngắt quãng và lặp đi lặp lại liên tục. Quá trình hít vào chưa kết thúc nhưng thanh môn bất ngờ đóng lại sẽ dẫn đến nấc cụt.
Nếu bé vẫn bị nấc cụt nhiều lần và trong thời gian dài dù cha mẹ đã áp dụng các biện pháp chữa nấc cụt cho bé mà vẫn không hiệu quả thì cha mẹ nên đưa bé đi khám chuyên gia để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày
Tình trạng nấc cụt nhiều lần trong ngày ở trẻ nhỏ xảy ra khá phổ biến. Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi có thể bị nấc cụt do nuốt nước ối. Cho đến khi chào đời, trẻ nhỏ vẫn thường xuyên bị nấc cụt. Hiện tượng này hoàn toàn là bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Một số trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày và cơn nấc diễn ra trong khoảng thời gian dài. Có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Do tác động từ môi trường
Đối với trẻ nhỏ, hệ hô hấp vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Đồng thời, sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường xung quanh. Do vậy nếu sinh sống trong môi trường không khí ô nhiễm, hệ cơ hoành của trẻ sẽ dễ bị tổn thương. Khi đó, trẻ không những bị ho mà còn xuất hiện những cơn nấc cụt kéo dài.
Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý giữ ấm cho bé khi trời trở lạnh, giao mùa, có thể bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Khi tắm cho bé, nhiệt độ nước tắm không nên chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.
Nấc cụt nhiều lần trong ngày ở trẻ do tiêu hóa kém
Cấu tạo của cơ thể người bao gồm các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, các cơ quan sẽ dần hoàn thiện theo từng độ tuổi. Đối với trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản được hình thành nhưng chưa hoạt động ổn định. Bởi vậy, trẻ rất dễ bị trào ngược dạ dày khi ăn. Từ đó, bé dễ bị nấc cụt nhiều lần trong ngày.

Bú sữa mẹ quá no hoặc quá nhanh
Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt khi ngủ và giật mình tỉnh giấc. Nguyên nhân có thể là do bé bú sữa mẹ quá no trước lúc ngủ. Trẻ bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong đã uống sữa liền sẽ dễ nuốt phải không khí trong bình, khi lượng không khí đạt đến mức quá cao, sẽ gây co thắt cơ hoành và tạo thành tiếng nấc cụt. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ cần lựa chọn thời điểm thích hợp cho con bú. Đồng thời, mẹ cũng nên nuôi trẻ bằng nguồn sữa tự nhiên trong 6 tháng đầu giúp con phát triển toàn diện.
Do bệnh đường hô hấp
Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc hen suyễn… có thể dẫn đến nấc cụt nhiều lần trong ngày ở trẻ. Khi cơn hen khởi phát, các ống phế quản của trẻ dễ bị viêm. Tình trạng này khiến luồng khí dẫn vào phổi ít hơn và cơ hoành co thắt mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày.
Mách mẹ cách xử lý khi trẻ bị nấc cụt nhiều lần trong ngày
Hiện tượng bị nấc cụt với tần suất nhiều lần trong ngày khiến trẻ cảm thấy cực kỳ khó chịu. Không những vậy, nó còn làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Do đó, khi nhận thấy con có biểu hiện nấc cụt, phụ huynh cần áp dụng ngay những cách xử lý sau đây. Có những mẹo chữa nấc cụt cho trẻ nhỏ mà mẹ có thể áp dụng ngay khi cơn nấc vừa khởi phát để cơn nấc không kéo dài khiến bé không rơi vào trạng thái khó chịu.
Massage lưng nhẹ nhàng
Chắc chắn cha mẹ đang rất lo lắng không biết phải làm sao khi thấy con mình bị nấc cụt nhiều lần trong ngày đặc biệt là những mẹ trẻ đang nuôi con đầu lòng. Massage lưng nhẹ nhàng chính là một trong những giải pháp tuyệt vời giúp chấm dứt tình trạng này. Trước tiên, mẹ đặt bé nằm sấp hoặc ngồi tư thế thẳng. Tiếp đó, dùng hai tay xoa nhẹ sống lưng theo đường tròn. Động tác này có tác dụng làm căng cơ hoành, từ đó ngăn chặn cơn nấc cụt của trẻ.
Một cách đơn giản khác được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ áp dụng đó là dùng tay vỗ nhẹ từng cái vào lưng của trẻ. Mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và thật nhẹ nhàng. Cách này sẽ giúp trẻ ợ hơi và tránh được cơn trào ngược dạ dày.

Cho trẻ ngậm một chút đường
Mẹo hay mẹ không nên bỏ qua khi muốn giúp “đánh bay” cơn nấc cụt là cho trẻ ngậm một chút đường. Mẹ có thể cho trực tiếp đường lên lưỡi trẻ để trẻ cảm nhận được vị ngọt. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên thoa một chút siro lên núm vú và cho con ngậm. Phương pháp này mặc dù rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tích cực trong chữa nấc cụt. Một lưu ý là cách này chỉ áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
Vui chơi cùng trẻ làm trẻ xao nhãng
Lúc này, bố mẹ nên dành thời gian vui đùa và tạo hứng thú cho trẻ. Khi tham gia các trò chơi vận động, trẻ sẽ quên đi cơn nấc. Đồng thời, những hoạt động tích cực giúp trẻ khám phá môi trường thú vị xung quanh. Từ đó, giúp cơ thể bé hình thành kháng thể tự nhiên và linh hoạt, dẻo dai hơn.
Tùy theo từng độ tuổi, cha mẹ nên áp dụng các hoạt động thể chất phù hợp nhất. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập cầm nắm các đồ vật nhỏ và trò chuyện cùng con. Bước sang giai đoạn tiếp theo, hệ xương khớp của cơ thể đã trở nên cứng cáp hơn. Khi trẻ biết ngồi, tập bò và đi những bước chập chững đầu tiên, các bậc phụ huynh có thể cho con tham gia các trò chơi như: xếp hình, đẩy xe, nhận biết màu sắc, đồ vật…
Phương pháp hạn chế tình trạng trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày
Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm nên cần chú ý áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Ngay từ giai đoạn mang thai, giữa mẹ và con đã có sự liên kết chặt chẽ. Đến khi bé chào đời, mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm để thực sự thấu hiểu con yêu. Muốn hạn chế tình trạng trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày, mẹ cần bỏ túi những kinh nghiệm như sau:
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Thay vì ép con ăn quá nhiều trong một bữa, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Điều này giúp hệ thống tiêu hóa của bé làm việc ổn định, bé sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Khi bé từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ nên tập cho bé ăn dặm và chế biến đa dạng các loại thực phẩm. Nhờ vậy, trẻ chủ động tiếp nhận thức ăn mà không cần nhồi nhét.
Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ ăn uống, mẹ cần giữ trẻ ở tư thế hợp lý. Hãy cố gắng cho con ngồi khi uống sữa và khi ăn. Nếu trẻ ngồi chưa vững, mẹ nên ngồi phía sau để đỡ con nhỏ. Nhờ vậy, thức ăn được cơ thể trẻ hấp thu sẽ đi thẳng vào dạ dày. Hạn chế được tình trạng bé bị trào ngược thực quản hay nấc cụt ở mức thấp nhất.

Không nên để trẻ quá đói hoặc quá no để tránh tình trạng trẻ bị nấc cụt
Để tránh tình trạng nấc cụt nhiều lần trong ngày ở trẻ, mẹ không nên cho trẻ ăn quá no cũng như bú quá no và quá nhanh. Sau khi ăn nên bế bé để đầu bé cao khoảng 10 phút.
Cho trẻ ợ hơi thường xuyên
Đây là cách mà các mẹ thường xuyên chia sẻ trên các diễn đàn nuôi dạy con, hầu hết các mẹ bỉm đều chia sẻ rằng cho trẻ ợ hơi thường xuyên có thể ngăn chặn tình trạng nấc cụt nhiều lần trong ngày ở trẻ. Phương pháp này cũng được các chuyên gia về sức khỏe trẻ nhỏ khuyên dùng. Do đó, các mẹ có thể thử cho bé bú và ngưng giữa chừng để bé ợ hơi rồi mới tiếp tục để giảm tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đảm bảo không khí trong lành
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Bầu không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. Do đó, các bậc phụ huynh nên tạo cho con môi trường sống trong lành. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm hay các loại hóa chất độc hại.
Thêm vào đó, mẹ nên lựa chọn trang phục cho bé dựa theo thời tiết. Hãy đảm bảo cơ thể trẻ luôn được giữ thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đồng thời, duy trì nhiệt độ phòng ở mức hợp lý. Nhờ đó, trẻ có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh hen suyễn dẫn đến nấc cụt.
Lưu ý:
Chữa nấc cụt cho người lớn khá đơn giản, nhưng cần đối với trẻ sơ sinh cần cẩn trọng hơn. Các bậc cha mẹ cần chú ý, tránh các động tác quá mạnh đối với trẻ hoặc dùng các biện pháp không khó học như cho bé uống nhiều nước hoặc bắt bé nín thở…Việc này không những không giúp chữa bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Lời kết:
Trên đây Phòng Khám Bác Sĩ đã giải đáp những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày và mách mẹ cách chữa nấc cụt cho trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày. Khi cơn nấc tiếp diễn liên tục và không chấm dứt, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị, bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh bảo của chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc hệ tiêu hóa. Hãy ghi nhớ để nuôi dạy con đúng cách mẹ nhé!