Gai gót chân là một trong những bệnh lý về chân phổ biến nhất, hơn 80% người trưởng thành có thói quen vận động thể chất thường xuyên mắc chứng gai gót chân. Bạn nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của gai gót chân? Triệu chứng của bệnh này là như thế nào? Bệnh này có thể chữa tại nhà được không? Hoặc bạn muốn tìm một cơ sở uy tín để khám chữa bệnh? Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Đặc biệt, chúng tôi giới thiệu danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh gai gót chân tốt nhất hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!
Nội dung bài viết
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BỆNH
Gai gót chân là gì?
Gai gót chân còn có những tên gọi khác là đau cựa gót chân hay viêm cân gan bàn chân. Cân gan bàn chân là một nhóm mô có tác dụng liên kết cấu trúc lòng bàn chân. Đây là bộ phận phải chịu áp lực lớn của toàn bộ cơ thể nhưng lại rất dễ bị tổn thương dẫn tới triệu chứng viêm đau. Khi nhận được tín hiệu viêm này, cơ thể sẽ phản ứng lại thông qua việc hình thành nên các xương hoặc gai nhọn nhô lên từ bờ rìa của khớp. Hay nói cách khác là bệnh gai gót chân.
Dấu hiệu của bệnh gai gót chân
Đa phần người có những triệu chứng sau có thể đang mắc bệnh gai gót chân:
- Bệnh nhân bị đau nhức toàn bộ mặt dưới của gót chân, nhất là ở chỗ cách gót chân 4cm về phía trước.
- Cơn đau khởi phát sau một động tác vận động mạnh đột ngột, như vận động viên đạp chân mạnh để lấy đà chạy. Đau tăng lên nhiều hơn khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc khiêng vác vật nặng.
- Đau nhất vào buổi sáng khi thức dậy và bước chân xuống đất hoặc những bước đầu tiên sau một thời gian ngồi không đi lại.
Nguyên nhân gây bệnh gai gót chân
Nguyên nhân chính khiến gai nhọn mọc ở xương gót chân là do hiện tượng căng cơ và dây chằng xảy ra khi chạy nhảy, đi bộ lâu ngày trên địa hình cứng gây viêm hoặc đứt gân cơ vùng gan bàn chân. Bên cạnh đó, một vài yếu tố làm thúc đẩy căn bệnh gai gót chân phát triển gồm:
- Các chấn thương như bầm, rách gót chân có thể làm tăng nguy cơ gai gót chân.
- Mang giày dép không vừa chân hoặc không có miếng lót đệm hỗ trợ.
- Thừa cân làm gia tăng áp lực lên phần gót chân.
- Do bệnh lý bàn chân bẹt, viêm khớp, viêm cân gan chân…
CÁCH CHỮA TRỊ GAI GÓT CH N HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Đau gai gót chân ở những trường hợp nhẹ chỉ bị đau ít và có thể khắc phục bằng thuốc tuy nhiên bệnh lại dễ tái phát và khó điều trị triệt để. Vì vậy, nên đi khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm gai gót chân nếu bản thân có các dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm các biện pháp sau để tăng hiệu quả điều trị.
- Lựa giày phù hợp (đúng kích cỡ, đi êm chân) cho từng hoàn cảnh khác nhau.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn.
- Thư giãn và thả lỏng bàn chân: Bạn không nên đứng hoặc di chuyển nhiều nhưng cũng đừng nên nằm hay ngồi một chỗ quá lâu bởi vì sẽ khiến cho bạn càng đau đớn hơn khi bạn vận động trở lại.
- Tập luyện và xoa bóp gót chân.
TỔNG HỢP ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ GAI GÓT CHÂN TỐT NHẤT
Để điều trị hiệu quả gai gót chân, người bệnh nên đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị cần có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng gai gót chân tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Danh sách các phòng khám gai gót chân đang được cập nhật... Danh sách các địa chỉ uy tín khám gai gót chân đang được cập nhật...
NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI ĐI KHÁM GAI GÓT CH N TẠI CÁC CƠ SỞ
Sau đây là một số lưu ý khi đi khám gai gót chân tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:
- Các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, thêm nữa là lịch làm việc của bác sĩ ở các phòng khám ngoài giờ thường sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào lịch làm việc của bác sĩ đó tại bệnh viện. Chính vì vậy mà khi đi thăm khám, tốt hơn hết bạn nên đặt lịch hẹn trước để sắp xếp thời gian khám hợp lý, tránh phải chờ đợi lâu.
- Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, BHYT, sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có).
- Cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ: tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, dị ứng với các loại thực phẩm nào và những vấn đề về sức khỏe cá nhân khác. Giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
- Nếu phải thực hiện các xét nghiệm liên quan, bạn phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ để xét nghiệm chuẩn xác hơn. Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như cà phê, bia rượu, trà, … trước khi xét nghiệm.
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để thuận lợi hơn trong quá trình thăm khám. Đeo khẩu trang, sát khuẩn cẩn thận, tránh tiếp xúc với các bệnh nhân khác đề phòng mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc lây nhiễm chéo.
- Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.
KẾT LUẬN
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về gai gót chân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh gai gót chân tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng địa điểm. Nếu bạn còn nghi ngờ bản thân không biết có mắc bệnh lý này không? Hãy liên hệ cơ sở uy tín mà chúng tôi gợi ý để khám bệnh và kịp thời điều trị ngay nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!