Viêm ống tai ngoài nguy hiểm không? Nguyên nhân, chẩn đoán và chữa trị

Viêm ống tai ngoài nguy hiểm không? Nguyên nhân, chẩn đoán và chữa trị

Viêm ống tai ngoài là tình trạng dễ gặp ở những người tiếp xúc nhiều với môi trường nước hoặc bụi bẩn. Bệnh viêm tai nếu được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Nếu biết được nhiều thông tin, bạn có thể chủ động phòng ngừa và bảo vệ bản thân. Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh lý này: Nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả tại nhà. Đặc biệt, chúng tôi gợi ý danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị viêm ống tai ngoài tốt nhất hiện nay hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng cơ sở. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH

Bệnh viêm ống tai ngoài là gì?

Ống tai ngoài là phần trung gian nối liền vành tai và màng nhĩ. Đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường nên dễ bị viêm nhiễm. Viêm ống tai ngoài là tình trạng phần da tai bị sưng tấy gây đau nhức. Đây là bệnh thường gặp đối với những người thường xuyên bơi lội hoặc bị ứ đọng nước trong tai. Biểu hiện là tai bị sưng tấy, chảy mủ tai, gây nên cảm giác đau và suy giảm thính lực. Tình trạng này có thể do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Loại vi khuẩn phổ biến nhất là trực khuẩn mủ xanh có tên khoa học là Pseudomonas. Nó có thể gây viêm nhiễm ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. 

Bệnh viêm ống tai ngoài có hai mức độ là cấp tính và mãn tính. Ở mức độ cấp tính, bạn có thể khỏe lại sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần trong năm có thể trở thành mãn tính. Gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho cơ thể như mất thính giác, viêm màng não, … Để chẩn đoán chi tiết hơn, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân tiến hành nội soi, đo áp suất không khí ở ống tai và màng nhĩ hoặc lấy dịch mủ tai để xét nghiệm. 

Triệu chứng khi mắc bệnh viêm ống tai ngoài

Sau đây là một số biểu hiện của bệnh viêm ống tai ngoài:

  • Tai đau nhức: Tai có thể vừa đau vừa ngứa, bạn sẽ đau nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. 
  • Tai có dấu hiệu bị sưng, hình thành một khối dịch mủ còn được gọi là áp xe.
  • Nghe kém hoặc ù tai: Sưng viêm vùng tai làm hẹp ống tai dẫn đến giảm khả năng nghe và ù tai.
  • Cơ thể nóng sốt và uể oải: Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch phản ứng để bảo vệ cơ thể từ đó gây sốt nhẹ. 
  • Da khô và bong tróc.
  • Các bệnh về tai, đặc biệt là viêm tai được xếp thành nhiều loại khác nhau. Mặc dù dấu hiệu có thể giống nhưng mỗi loại có cách chữa trị riêng. Để được chẩn đoán chính xác loại bệnh, bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài

Bệnh viêm ống tai ngoài có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Sau đây là một số nguyên nhân bạn có thể xem xét:

  • Nước vào tai: Việc bơi lội hoặc tắm rửa khiến nước vào tai có thể rửa trôi ráy tai, khi mất đi lớp bảo vệ, Tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm ống tai ngoài.
  • Dị ứng: Da của bạn nhạy cảm với keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, dị ứng phấn hoa hoặc một số chất hóa học khác.
  • Bị tổn thương da: Dùng tay hoặc dụng cụ không vệ sinh lấy ráy tai, chấn thương mạnh gây xây xát vùng da tai.
  • Mắc các bệnh khác về da: Một số bệnh da liễu như chàm, vẩy nến có thể khiến da trở nên yếu và dễ bị nhiễm trùng.
  • Một số nguyên nhân khác như: Ráy tai lâu ngày không được vệ sinh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, đeo máy trợ thính, tai nghe, nút tai gây hầm bí da tai.

Bệnh viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như sau:

Viêm nhiễm lan rộng: Viêm ống tai ngoài không chỉ ảnh hưởng đến vùng tai mà còn lan ra các vùng lân cận. Bệnh gây đau nhức vùng mặt, đầu, sưng hạch bạch huyết và nặng hơn là nhiễm trùng toàn thân. 

  • Áp xe trong tai: Nếu nhiễm trùng lâu ngày, trong tai sẽ hình thành các vùng có mủ gây đau nhức. Khi bị áp xe, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện tiểu phẫu, rạch lấy mủ dẫn dịch ra ngoài. Trong thời gian đó, chức năng nghe của bạn sẽ bị suy giảm.
  • Mất thính giác: Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên có thể gây mất thính giác. Đặc biệt khi viêm tai ngoài lây lan sang tai giữa hoặc tai trong.
  • Viêm màng não: Bệnh chuyển biến xấu khi vi khuẩn từ tai lan sang não. Gây đau đầu, co giật, mất cảm giác, bại liệt và thậm chí là tử vong.

CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM ỐNG TAI NGOÀI TẠI NHÀ HIỆU QUẢ 

Viêm ống tai ngoài là một bệnh lý phổ biến, được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ tai do bác sĩ kê đơn. Hiện nay, không có phương thuốc điều trị viêm tai tại nhà nào được xác nhận là hiệu quả. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp. 

Tuy nhiên, có một số cách chữa trị tại nhà giúp giảm đau và khó chịu như sau:

  • Vệ sinh tai bằng dụng cụ sạch sẽ: Dùng tăm bông mềm hoặc khăn giấy để vệ sinh bụi bẩn bên trong và ngoài tai. Tránh sử dụng các vật thô cứng hoặc tay không để lấy ráy tai.
  • Dùng đá lạnh: Sử dụng túi đá hoặc khăn giấy ướt lạnh để áp lên vùng tai giúp giảm đau và sưng. Không nên lạm dụng vì đá có thể gây bỏng lạnh nếu tiếp xúc quá lâu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu bạn quá đau nhức, có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol để giảm đau và hạ sốt.
  • Khử trùng tai: Sử dụng nước muối sinh lý (Natri Clorua 0,9%), nước tinh khiết để rửa theo khuyến cáo của bác sĩ.

 

chữa trị viêm ống tai ngoài

Lưu ý rằng các biện pháp trên chỉ là cách hỗ trợ giảm đau và khó chịu tạm thời. Bạn cần đến bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời nếu biểu hiện viêm ống tai ngoài không giảm hoặc có chuyển biến nghiêm trọng hơn.

DANH SÁCH CÁC PHÒNG KHÁM, BỆNH VIỆN CHỮA TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG

Để điều trị hiệu quả viêm ống tai ngoài, bạn có thể đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị viêm ống tai ngoài tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Danh sách các phòng khám đang được cập nhật...

Danh sách các địa chỉ uy tín khám đang được cập nhật...

LƯU Ý KHI ĐI KHÁM, CHỮA TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI TẠI CÁC CƠ SỞ

Sau đây là một số lưu ý khi đi khám bệnh viêm ống tai ngoài tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:

  • Hẹn lịch trước và sắp xếp thời gian thăm khám hợp lý. Vì các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, cũng như lịch làm việc của một số bác sĩ còn có thể bị thay đổi. Vì vậy, đặt lịch khám trước giúp bạn chủ động hơn khi thăm khám, không mất thời gian chờ đợi và sắp xếp mọi việc ổn thỏa tránh ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
  • Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
  • Trung thực cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng và các thông tin mà bác sĩ cần biết khác. Từ đó giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về bệnh và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị hợp lý.
  • Bệnh nhân trong thời gian chờ nên đeo khẩu trang và không tiếp xúc, nói chuyện với các bệnh nhân khác để tránh gây lây nhiễm chéo hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

KẾT LUẬN

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về bệnh viêm ống tai ngoài, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh viêm ống tai ngoài tốt nhất hiện nay: Thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng địa điểm. Nếu bạn còn nghi ngờ bản thân không biết có mắc bệnh lý này không? Hãy liên hệ cơ sở uy tín mà chúng tôi gợi ý để khám bệnh và kịp thời điều trị ngay nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám