Rối loạn tiền đình đang ngày càng phổ biến, theo đó là tỉ lệ người mắc bệnh lý này cũng có xu hướng gia tăng. Đây là một loại bệnh rất phức tạp. Bởi đây là bộ phận điều khiển thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình trong cơ thể. Tùy từng trường hợp sẽ có biểu hiện bệnh nặng nhẹ khác nhau. Vậy tại sao bị rối loạn tiền đình? Cách chữa trị và phòng tránh bệnh này như thế nào? Hôm nay Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Sơ lược về rối loạn tiền đình
Trước khi tìm hiểu rõ tại sao bị rối loạn tiền đình; thì chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh lý này.
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Bộ phận này có vai trò cân bằng cơ thể; duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế. Trong vận động của cơ thể nó phối hợp các bộ phận như mắt, tay, chân, thân mình… cử động nhịp nhàng.

Rối loạn tiền đình là hội chứng của rất nhiều nguyên nhân. Và bản chất của nó là hậu quả của sự rối loạn hoặc tắc nghẽn của dây thần kinh số 8. Động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương; hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não.
Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác. Bao gồm hai phần:
- Thần kinh ốc tai: Chức năng cảm giác thính giác
- Thần kinh tiền đình: Chức năng cảm giác thăng bằng
Dây thần kinh số 8 xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá qua lỗ ống tai trong. Là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.
Điều này khiến cơ thể mất khả năng giữ thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần sẽ khiến người bệnh rất khó chịu; lo lắng làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày; cũng như khả năng lao động của người bệnh.
Tại sao bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một bệnh lý rất nguy hiểm. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì điều này, việc hiểu rõ những nguyên do gây ra bệnh này là điều rất quan trọng trong việc điều trị cũng như phòng tránh nó. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những lý do chủ yếu dẫn đến rối loạn chức năng tiền đình.
Tiền đình ngoại biên
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Khoảng 5% trường hợp mắc bệnh lý là do virus Zona, thủy đậu, quai bị gây nên. Từ đó khiến liệt dây thần kinh tiền đình dẫn đến chóng mặt xuất hiện đột ngột; kéo dài nhiều giờ đến vài tháng nhưng không rối loạn thính lực (khác với hội chứng Meniere).
- Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường; tăng ure huyết; suy giáp…
- Hội chứng Meniere: Phù nề vùng tai trong
- Viêm tai giữa cấp và mạn
- Dị dạng tai trong
- Chấn thương vùng tai trong
- U dây thần kinh số 8
- Sỏi nhĩ
- Tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin…); rượu, ma túy
- Say tàu xe
- Nhãn cầu: Nhìn đôi
- Migraine; nhiễm trùng não; xuất huyết não; nhồi máu não
- Chấn thương; u não; xơ cứng rải rác.
Tiền đình trung ương
- Thiểu năng tuần hoàn sống nền
- Hạ huyết áp tư thế
- Hội chứng Wallenberg
- Nhồi máu tiểu não
- Xơ cứng rải rác
- U tiểu não…
- Nhức đầu Migraine
- Bệnh Parkinson
- Giang mai thần kinh
Một số nguyên nhân khác
- Tuổi tác: Theo các nghiên cứu thì nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tình đình từ 40 trở lên khá cao. Do ở độ tuổi này chức năng của một số cơ quan trong cơ thể bắt đầu suy giảm. Số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.
- Mất máu: Những người bị mất máu quá nhiều do chấn thương; cơ thể thường xuyên nôn ra máu; đi ngoài ra máu; phụ nữ sau sinh… Đều là những đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.
- Sử dụng chất kích thích như rượu, bia… kéo dài
- Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch… Gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém
- Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc trong một thời gian dài. Làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
- Hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa…
- Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
- Bị mất máu nhiều; quan hệ tình dục không đều đặn; uống quá nhiều rượu bia; cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc… Cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Ít vận động hoặc không tập thể dục thể thao đều đặn
Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình
Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, nó ngày càng được trẻ hóa, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải; nhất là những người ở lứa tuổi trưởng thành. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Hơn nữa nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải rối loạn tiền đình bao gồm:
Người cao tuổi
Người cao tuổi là đối tượng được biết với tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình với tỷ lệ khá cao. Do ở độ tuổi này, cơ thể bắt đầu bị lão hóa, các cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu có biểu hiện của suy giảm chức năng.
Theo một nghiên cứu ước tính có 35% người từ 40 tuổi trở lên mắc phải một số triệu chứng của rối loạn tiền đình. Nhóm người từ 65 tuổi trở lên có biểu hiện chóng mặt thường xuyên. Trong đó chóng mặt do rối loạn ở hệ thống tiền đình chiếm khoảng 50%. Đáng lo hơn là từ những năm 70 trở lại đây, 50% số ca tử vong ở người già do tai nạn thì nguyên nhân đều bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến ngã do chóng mặt và mất cân bằng khi đi lại.
Người làm việc trong môi trường căng thẳng
Một môi trường làm việc áp lực cao, khiến thần kinh liên tục và thường xuyên phải chịu những căng thẳng, mệt mỏi. Những thói quen sinh hoạt không khoa học đều là những nguyên nhân khiến nguy cơ mắc phải loại bệnh này cao hơn.
Căng thẳng khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone cortisol. Từ đó dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Gây tổn thương hệ thống thần kinh. Nguy hiểm hơn là trong đó có dây thần kinh số 8. Khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu; dẫn đến rối loạn. Chính vì điều này khiến tỷ lệ dân văn phòng, người lao động trí óc mắc phải bệnh lý tiền đình ngày càng gia tăng.
Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, phụ nữ thường bị ốm nghén dẫn đến chán ăn, nhất là trong 3 tháng đầu. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng. Hơn nữa, trong thời gian thai nghén, tâm sinh lý của người phụ nữ thay đổi, lo lắng, mệt mỏi. Việc này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình, dễ dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai. Khi phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh này thì cần khi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không tự điều trị tránh để tác dụng phụ cũng như các biến chứng nguy hiểm khác. Nhất là ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số biến chứng nguy hiểm
Đây là loại bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh. Vì vậy những biến chứng mà nó gây ra rất nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng có thể xảy ra đối với những bệnh nhân rối loạn chức năng tiền đình.
Trầm cảm

Do triệu chứng của bệnh là chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Từ đó khiến người bệnh không thể đứng vững và sinh hoạt khó khăn. Điều này khiến họ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, chán ăn. Lâu dần dẫn tới tình trạng trầm cảm. Biến chứng này đang ngày càng phổ biến. Vì vậy bạn cần chú ý và tránh mắc phải.
Té ngã

Khi bệnh đột ngột tái phát, nhất là khi thức dậy vào buổi đêm; đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên cao. Từ đó, cơ thể bắt đầu có biểu hiện đau đầu, chóng mặt; nguy hiểm hơn là gây mất thăng bằng. Điều này gây ra tai nạn nguy hiểm cho cả người bệnh và những người xung quanh.
Đột quỵ, tai biến

Khi bệnh tái phát vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm lúc tỉnh dậy thì đột quỵ hoặc tai biến rất dễ xảy ra. Vì vậy người bệnh và người thân của họ cần quan tâm; chú ý quan sát kỹ hơn. Vào những khoảng thời gian này cần hoạt động chầm chậm và nhẹ nhàng. Không đột ngột thay đổi tư thế, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Các cách điều trị rối loạn tiền đình
Việc điều trị loại bệnh khá khó khăn và cần nhiều thời gian. Vì vậy bạn nên điều trị theo các chỉ dẫn của bác sĩ và phải duy trì điều trị trong thời gian dài. Bởi nếu điều trị sai cách hoặc sử dụng thuốc trị không đúng bệnh không những gây lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian. Mà còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Sau đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo:
- Phục hồi chức năng: Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình. Có hiệu quả rất lớn trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, thị giác.
- Tập luyện thể thao: Việc tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, dẻo dai, tinh thần thư giãn. Đặc biệt là hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên việc tập luyện cần phù hợp với thể trạng của người bệnh.
- Chế độ ăn uống: Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là điều cần thiết cho sức khỏe của mỗi người, nhất là những người mắc rối loạn tiền đình. Đây được coi là “chìa khóa vàng” trong việc nâng cao sức khỏe đáng kể cho người bệnh, nhất là hạn chế các triệu chứng của bệnh
- Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc cần phải theo chỉ định của bác sĩ, mỗi trường hợp sẽ có thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc khác nhau tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
- Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (Epley maneuver) trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Việc thực hiện phương pháp phải do các bác sĩ chuyên môn thực hiện bằng các thao tác di chuyển đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định nhằm “tái định vị” các tinh thể bị lạc chỗ trong tai.
- Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp phẫu thuật phù hợp với người bệnh, nhằm phục hồi chức năng của tai trong.
Thời gian điều trị rối loạn tiền đình
Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị thì bệnh có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì người bệnh cần được chẩn đoán để tìm ra những nguyên nhân chính xác của bệnh và có những phương pháp trị liệu kịp thời.
Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Rối loạn chức năng tiền đình đã là căn bệnh không còn quá xa lạ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc ngăn ngừa bệnh là điều rất thiết yếu, bạn có thể phòng tránh loại bệnh này bằng những cách đơn giản như sau:
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày, đều đặn, đúng cách, phù hợp với thể trạng của bản thân
- Ngồi thiền, nghe nhạc… Để giảm căng thẳng, lo lắng
- Tránh đọc sách báo hoặc xem điện thoại khi ngồi ô tô
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá…
- Khi bị rối loạn tiền đình, hãy cẩn thận khi vận động vùng đầu cổ
- Không nên quay cổ hay thay đổi tư thế đứng đột ngột, quá nhanh
- Khi phát hiện ra những triệu chứng bệnh, hãy đi tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lời kết
Số người mắc rối loạn tiền đình đang ngày càng gia tăng; nhất là ở lứa tuổi trưởng thành về nguyên do tại sao bị rối loạn tiền đình. Tình trạng bệnh nếu kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng cũng như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì điều này khi có những biểu hiện của bệnh, bạn cần có những phương pháp điều trị hiệu quả, khoa học. Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn hiểu tại sao bị rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị mà chúng tôi mang tới mong rằng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh của mình. Các bạn hãy theo dõi Phòng Khám Bác Sĩ để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!