Dậy thì sớm ở bé gái là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc dậy thì sớm

dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái

Sức khỏe và tâm lý của trẻ em luôn là vấn đề được phụ huynh quan tâm, nhất là trong giai đoạn dậy thì. Hiện nay, tình trạng dậy thì sớm ở bé gái được các mẹ chú ý nhiều hơn bởi nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm sinh lý của trẻ. Vậy dậy thì sớm là gì? Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái như thế nào? Hôm nay hãy cùng phongkhambacsi.vn tìm hiểu dấu hiệu ung thư vòm họng ở phụ nữ, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh lý này né.

Các giai đoạn phát triển tuổi dậy thì ở bé gái

Giai đoạn 1

  • Giai đoạn 1: Vào cuối của giai đoạn 1, não bộ mới bắt đầu gửi những tín hiệu đặc biệt cho cơ thể để chuẩn bị quá trình thay đổi của cơ thể.
  • Trong giai đoạn này, vùng dưới đồi bắt đầu tiết ra hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). GnRH di chuyển đến khu vực tuyến yên – vùng nhỏ dưới não có khả năng tạo ra các hormone kiểm soát các tuyến khác trong cơ thể. Tuyến yên cũng là tuyến tiết ra 2 loại hormone là LH và FSH; giúp điều hòa, kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục bao gồm buồng trứng và tinh hoàn một cách đồng bộ.
  • Các tín hiệu của não bộ có thể bắt đầu gửi các tín hiệu vào giai đoạn 8 tuổi ở trẻ nữ. Tuy nhiên ở thời điểm này vẫn chưa có bất kỳ thay đổi nào.

Giai đoạn 2

  • Hormone bắt đầu gửi các tín hiệu đi khắp cơ thể.
  • Từ khoảng 9-11 tuổi, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như phát triển núm vú, gây ngứa hoặc cảm giác mềm. Về kích cỡ và tốc độ của việc phát triển vú cũng sẽ khác nhau; ví dụ núm vú bên này lớn hơn hay nhỏ hơn bên kia. Vùng quanh núm vú (quầng vú) cũng nở ra và sẫm màu hơn.
  • Ngoài ra, phần lông mu – phần lông trên môi âm đạo cũng bắt đầu mọc lên. Vùng tử cung cũng bắt đầu phát triển lớn hơn.
  • Theo nghiên cứu, trẻ nữ sẽ dậy thì sớm hơn và trẻ nữ da đen cũng sẽ phát triển sớm hơn trẻ nữ da trắng.

Giai đoạn 3

Từ giai đoạn này, cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi về mặt thể chất, thường là từ sau 12 tuổi: 

  • Núm vú tiếp tục nở ra và phát triển hơn
  • Lông mu dày hơn và xoăn hơn
  • Lông nách bắt đầu mọc
  • Mụn xuất hiện nhiều ở mặt hoặc lưng
  • Chiều cao tăng nhanh chóng, có thể hơn 8cm mỗi năm
  • Hông và đùi bắt đầu tích mỡ

Giai đoạn 4

Ở giai đoạn 4 các sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ nhất, bắt đầu từ khoảng 13 tuổi:.

  • Vú có hình dạng đầy đặn hơn
  • Trẻ nữ có thể đã bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên
  • Tốc độ tăng chiều cao giảm, không nhanh như giai đoạn 3
  • Lông mu tiếp tục dày hơn nữa

Giai đoạn 5

Ở giai đoạn 5 là sự kết thúc của quá trình trưởng thành về mặt cơ thể.

  • Vú đạt kích cỡ và hình dạng gần như trưởng thành, sự thay đổi này có thể tiếp tục đến năm 18 tuổi
  • Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu đều hơn sau 6 tháng đến 2 năm
  • Chiều cao đạt được như người trưởng thành kể từ 1 đến 2 năm, tính từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên
  • Lông mu dày hơn
  • Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ
  • Hông, đùi, mông đầy đặn

Vài nét về vấn đề dậy thì sớm 

Dậy thì sớm là gì?

Ngày nay ngày càng nhiều trẻ dậy thì sớm, đây chính là một trong những mối lo ngại của rất nhiều bậc phụ huynh. Dậy thì sớm là tình trạng phát triển hay thay đổi về mặt thể chất trong cơ thể trẻ sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh nguyệt trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi).

Phân loại dậy thì sớm ở trẻ

Theo tốc độ tiến triển

  • Tiến triển nhanh: Ở nhóm này, hầu hết các bé gái bị dậy thì sớm (nhất là các trường hợp dậy thì trước 6 tuổi). Các bé trải qua từng giai đoạn (bao gồm đóng sụn tăng trưởng của xương) với tốc độ rất nhanh. Chính vì vậy mà chiều cao của trẻ có thể ảnh hưởng khi đến tuổi trưởng thành. Khi đến tuổi trưởng thành, 5% các bé thuốc nhóm này sẽ có chiều cao thấp nhất hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.
  • Tiến triển chậm: Một số trường hợp các bé gái dậy thì sớm (nhất là trường hợp bắt đầu dậy thì sau 7 tuổi) nhưng trải qua tất cả các giai đoạn với tốc độ trung bình. Chiều cao của trẻ sẽ tăng đến khi xương đạt độ trưởng thành, khoảng 16 tuổi.
  • Không kéo dài: Một số trường hợp khác, các bé gái sẽ có những thay đổi, nhưng lại nhanh chóng kết thúc dậy thì sớm

Theo tác động của các cơ quan

  • Dậy thì sớm trung ương ( dậy thì sớm thật): Do hoạt động sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục và phụ thuộc chủ yếu vào hormon hướng sinh dục.
  • Dậy thì sớm ngoại biên ( dậy thì sớm giả): Là dậy thì sớm độc lập với sự kích thích của tuyến yên, không phụ thuộc hormon sinh dục.
  • Dậy thì sớm một phần ( dậy thì sớm không hoàn toàn): Là dậy thì một đặc tính sinh dục phát triển riêng lẻ hoặc không hoàn toàn, không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái

Các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái thường xuất hiện trước 8 tuổi như:

  • Ngực phát triển 
  • Bắt đầu mọc lông mu và lông nách
  • Xuất hiện kinh nguyệt, âm đạo tăng tiết dịch và dài ra, môi lớn và môi bé dày lên và thẫm màu, âm vật tăng kích thước
  • Chiều cao tăng nhanh có thể hơn 8cm mỗi năm, cân nặng tăng nhanh. Ở trẻ dậy thì sớm, Các bé sẽ sớm cao lên một cách nhanh chóng và kết thúc sớm hơn bình thường.
  • Xuất hiện nhiều mụn ở mặt và lưng
  • Có mùi cơ thể người lớn

Nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Hiện tượng này chỉ là sự trưởng thành của cơ thể trước thời hạn bình thường. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này như:

  • Lượng estrogen đưa vào cơ thể trẻ quá nhiều qua thực phẩm, đồ nhựa,…
  • Trẻ mắc các bệnh tuyến giáp: Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone
  • Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết
  • Hormon tuyến thượng thận hoặc tuyến yên tiết ra estrogen hoặc progesterone
  • Khối u buồng trứng, u nang buồng trứng.
  • Di truyền
  • Sử dụng thuốc làm tăng hormon.
  • Béo phì
  • Do xạ trị.

Ảnh hưởng của việc dậy thì sớm

Ảnh hưởng về tâm lý

Khi các bé gái dậy thì sớm thì cơ thể các bé sẽ có những thay đổi trên cơ thể. Tuy nhiên bạn bè cùng chăng lứa lại chưa dậy thì, chính sự khác biệt này khiến trẻ ngại ngùng, bị bạn bè trêu chọc; từ đó có thể dẫn tới trầm cảm, thậm chí là để lại di chứng tâm lý về sau. Vậy nên ở giai đoạn này, bố mẹ cần trò chuyện, an ủi, giải thích cho bé hiểu.

Quan hệ tình dục sớm 

Khi dậy thì sớm thì các hormon sinh dục trong cơ thể cũng tiết rất nhiều dẫn đến những ham muốn tình dục. Tuy nhiên, do tuổi còn nhỏ các bé rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng. Hậu quả là các bé mắc các bệnh tình dục, mang thai dẫn đến tình trạng nạo, phá thai. Những điều này không những để lại những tổn thương về thể chất mà còn tổn thương về tinh thần của trẻ. 

Hạn chế chiều cao

Trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển chiều cao rất nhanh so với bạn bè, tuy nhiên giai đoạn này sẽ nhanh chóng kết thúc. Sau đó trẻ sẽ chậm phát triển hơn với bạn bè.

Ảnh hưởng đến kết quả học tập

Những thay đổi trên cơ thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Chính vì vậy trẻ rất dễ lơ là, chán nản việc học. Các bậc phụ huynh cần động viên, an ủi, khích lệ con nhiều hơn để trẻ vượt qua giai đoạn này.

Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang 

Theo nghiên cứu, các bé có chu kỳ kinh nguyệt sớm trước khi 8 tuổi thì điều này có thể dẫn tới nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.

Dậy thì sớm ở trẻ nói chung và dậy thì sớm ở bé gái nói riêng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Chính vì vậy khi thấy trẻ có những dấu hiệu hoặc nghi ngờ trẻ dậy thì sớm thì các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám, chẩn đoán để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ dậy thì sớm?

Ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ con bạn có những dấu hiệu của dậy thì sớm; bạn cần đưa trẻ đến các bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Nếu để quá trễ, tình trạng của trẻ có thể khó kiểm soát hơn. 

Đặc biệt là trong giai đoạn này cha mẹ cần khích lệ và an ủi con. Yếu tố tâm lý của trẻ quyết định rất nhiều, cần giúp con bình tĩnh và cảm thấy an tâm. 

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lưu ý, không nên phó mặc hoặc phụ thuộc tất cả vào cho bác sĩ. Cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong vấn đề dậy thì sớm ở trẻ. Hãy giúp trẻ hiểu rằng trẻ hoàn toàn bình thường. 

Cách phòng ngừa dậy thì sớm ở bé gái

Dậy thì sớm ở bé gái gây ra những ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe của trẻ. Vậy nên việc phòng ngừa tình trạng này từ sớm là điều rất cần thiết. Sau đây là một số cách phòng ngừa dậy thì sớm ở bé gái::

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có một sức khỏe cũng như sự phát triển tốt nhất. Bố mẹ nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.  Như đồ hộp, xúc xích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao. 
  • Tăng cường vận động: Tạo thói quen, khích lệ trẻ tập thể dục 30p mỗi ngày. Ngoài ra có thể cho trẻ học các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu.. 
  • Hạn chế cho tiếp xúc với estrogen và testosterone: Hạn chế hoặc cẩn thận khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục. Để an toàn thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kết luận

Dậy thì sớm ở trẻ nói chung và dậy thì sớm ở bé gái nói riêng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Chính vì vậy việc phát hiện bệnh ngay từ sớm là điều rất quan trọng. Hy vọng thông qua bài viết hôm nay đã giúp bạn biết được các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái. Từ đó, mong rằng bạn sẽ chăm sóc và quan tâm các bé nhiều hơn. Các bạn hãy theo dõi phongkhambacsi.vn để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám