Apxe tuyến sữa – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và chữa trị kịp thời

dấu hiệu apxe tuyến sữa

Apxe tuyến sữa sau sinh là nỗi lo ngại của nhiều phụ nữ hiện nay. Bởi bệnh gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của phongkhambacsi.vn để biết dấu hiệu apxe tuyến sữa, các chữa trị hiệu quả.

Apxe tuyến sữa là gì?

Khái niệm

Bệnh apxe tuyến sữa sau sinh là căn bệnh khá nguy hiểm thường gặp ở nữ giới. Có khoảng 10% đến 30% trường hợp mắc phải bệnh này ở phụ nữ sau khi mang thai, đang trong quá trình cho con bú. Apxe tuyến sữa cũng có thể xảy ra với những phụ nữ có vòng ngực lớn, những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Chứng bệnh

Apxe tuyến sữa là tình trạng viêm sưng, nóng, đỏ, đau nhức và nhiễm trùng. Nguyên nhân do tình trạng tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú qua ống dẫn sữa. Thường gặp nhất là tụ cầu, liên cầu và một số vi khuẩn khác. Tiêu biểu như: trực khuẩn, phế cầu hay vi khuẩn kị khí… Khi nhiễm trùng xảy ra, các tế bào bạch cầu được sản sinh nhiều hơn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dịch mủ chính là kết quả của các tế bào bạch cầu, vi khuẩn chết trong quá trình miễn dịch cơ thể này. Khi dịch mủ ngày càng nhiều, ổ apxe ngày càng lớn; triệu chứng bệnh cũng như các biến chứng cũng nguy hiểm hơn.

Giai đoạn

apxe tuyến sữa có thể hình thành ở trước, trong hoặc sau tuyến. Quá trình phát triển một ổ apxe thường trải qua ba giai đoạn: viêm, tạo thành apxe, hoại tử. Một số biểu hiện lâm sàng thường gặp như là: người bệnh sốt cao, buồn nôn; hiện tượng nóng đỏ; đau ở tuyến vú do có hạch; có dịch vàng chảy lẫn với sữa,.. Với tình trạng này bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi bú và gây đau đớn cho người mẹ.

Vì vậy nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào cần phải đi khám ngay để tránh gặp biến chứng nặng.

Dấu hiệu apxe tuyến sữa

Phụ nữ đang cho con bú thường xuyên bị tắc tia sữa; viêm tuyến sữa sẽ là những người có nguy cơ cao bị apxe tuyến sữa. Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám ngay tại những cơ sở y tế uy tín; để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời, tránh gây gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sau.

Cảm giác đau nhức bên trong vú

Đây là tình trạng trong vú có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Vì vậy khi bị apxe, mẹ bầu sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi dùng tay ấn vào vùng bị apxe; cử động vai, cánh tay.

Vú căng to và sưng

Khi bị apxe tuyến sữa các mẹ bầu sẽ cảm thấy vú của mình bị sưng và căng cứng hơn bình thường. Tình trạng sưng và căng tức ngực ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngực sưng to làm các mẹ bỉm sữa cảm thấy nặng nề ở nửa người trên.

Xuất hiện cục cứng bên trong vú

Đây là một trong những triệu chứng điển hình của apxe. Khi mẹ bầu dùng tay sờ nắn ngực sẽ cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong vú; cảm thấy đau nhức, sưng đỏ.

Đau buốt khi cho con bú

Nếu đang trong quá trình cho con bú, gặp phải tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay apxe tuyến sữa; mẹ sẽ cảm thấy đau buốt khi khi cho con bú. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên ngừng việc cho con bú ngay và đi khám khi có thể. Cho con bú trong giai đoạn này vừa gây đau nhức, khó chịu cho mẹ; mặt khác trong sữa có thể có chữa lẫn dịch mủ rất dễ gây bệnh cho em bé, nhất là với trẻ sơ sinh.

Trẻ bú không ra sữa

Tình trạng trẻ bú không ra sữa thường là do mẹ bị tắc tia sữa, một trong những triệu chứng của apxe tuyến sữa. Khi đó, em bé bú không ra hoặc ra ít sữa; người mẹ cũng không thể cung cấp đủ sữa theo nhu cầu ăn của con; trẻ dễ quấy khóc và cáu giận.

Da ngực nóng và sưng đỏ

Nếu khối apxe không nằm ở sâu bên trong vú, bạn sẽ cảm thấy da ngực tại vị trí bị apxe sưng tấy; có màu đỏ hoặc vàng; thậm chí bị hoại tử, khi dùng tay sờ sẽ có cảm giác nóng.

Sốt có cảm giác ớn lạnh

Apxe là tình trạng viêm nhiễm tuyến sữa đã hình thành mủ, vì vậy rất dễ gây ra hiện tượng sốt; tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm ở vú mà chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ hay sốt cao lên đến 39-40 độ. Khi bị sốt, các mẹ thường bị ớn lạnh và rùng mình.

Nguyên nhân dẫn đến apxe tuyến sữa sau sinh

  • Tắc tia sữa: Sữa được tạo ra ở nang sữa sau đó theo các ống dẫn sữa đổ về xoang chứa sữa; dưới tác động bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. 
  • Không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú…
  • Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh nở.
  • Không thực hiện hút sữa: nhiều mẹ không vắt bỏ sữa dư sau thừa khi trẻ bú xong; gây ra tình trạng ứ đọng sữa.
  • Ngực thường xuyên chịu áp lực: Do thói quen, một số chị em phụ nữ hay mặc áo quá chật; hay địu bé trước ngực. Việc này tạo một áp lực lớn lên bầu ngực. 
  • Cho bé bú không đúng cách: Nhiều bé có thói quen ngậm đầu vú quá lâu; thậm chí cắn gây trầy xước núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến apxe tuyến sữa.
  • Mẹ bị căng thẳng: stress là thủ phạm làm giảm quá trình sản xuất hormone oxytocin; dễ gây tắc tuyến sữa ở bầu ngực.
  • Sức đề kháng yếu: Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm do ốm, đau; ăn uống thiếu chất; thức đêm nhiều; làm việc vất vả ít được nghỉ ngơi… 

Hậu quả khi bị apxe tuyến sữa

  • Dò sữa do tổn thương ống dẫn sữa.
  • Hết sữa do tắc tia sữa, không thể cho con bú.
  • Loét vú, đầu vú.
  • Ổ apxe tồn dư nên bệnh tái phát.
  • Viêm xơ tuyến vú, ung thư vú.

Phương pháp điều trị apxe tuyến sữa

Có quan niệm cho rằng điều trị bằng kháng sinh sẽ bị mất sữa, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ; rất nhiều bà mẹ đã tìm đến những phương pháp dân gian để điều trị.

Thực tế, trong dân gian có lưu truyền rất nhiều phương thức; có thể sử dụng để chữa tắc tia sữa, viêm tuyến vú, apxe tuyến sữa như chườm ngực bằng lá mít, uống nước lá mít; dùng hành tím với cơm nóng,…

Những phương pháp này có thể sẽ rất hiệu quả khi mẹ bị tắc tia sữa giai đoạn đầu; nhưng nếu mẹ bầu đã bị apxe tuyến sữa thì lại khác. Đây là tình trạng vú đã bị viêm nhiễm và hình thành dịch mủ; nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử mô, viêm tuyến vú mãn tính, nhiễm trùng máu,…Dược tính của những loại thảo dược theo phương pháp dân gian là quá yếu; không đủ để tiêu giảm khối viêm. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm; sự phát triển của khối apxe mà các bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc nội khoa hay thủ thuật chích, rạch apxe.

Vậy nên cách an toàn nhất để điều trị tình trạng này là nên đến những cơ sở y tế uy tín; để được khám chữa bởi những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.

Một số phương pháp được bác sĩ khuyên có thể thực hiện tại nhà như:

  • Nghỉ ngơi, không cho bé bú bên tổn thương.
  • Chú ý nghỉ ngơi điều độ.
  • Thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau hiệu quả như chườm nóng, xoa bóp,… 
  • Nên vắt bỏ sữa để hạn chế tiếp xúc với các ổ apxe, vì sữa có thể bị lẫn mủ vàng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ..
  • Ngoài ra, bạn có thể hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, lưu ý trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh những hậu quả không mong muốn.
  • Có thể làm bớt căng đau vú bằng cách dùng gạc ấm áp lên vú trước khi cho con bú, xoa bóp cổ và lưng người mẹ, mẹ  nên nặn ít sữa trước khi cho con bú và làm ướt đầu vú để giúp bé bú dễ dàng hơn. Sau khi cho bú phải nâng đỡ vú bằng một băng ngực, dùng gạc lạnh áp lên vú giữa những lần cho bú để giảm đau.

Phương pháp điều trị bằng chích, dẫn lưu:

Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn hình thành apxe, phải rạch, hút mủ. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị apxe khác nhau.

  • Đối với áp xe nông chỉ cần bơm mủ ra ngoài.
  • Đối với ung thư biểu mô tuyến và áp xe sau tuyến cần gây mê phẫu thuật. Bác sĩ chọc ổ áp xe theo đường nam hoặc vòng cung để dẫn lưu mủ.

Một số biện pháp phòng ngừa sau khi sinh

  • Sau khi sinh, các mẹ nên massage nhẹ nhàng bầu ngực; để sữa được thoát ra ngoài và cho con bú sớm sau sinh, bú đều đặn và đúng tư thế.
  • Vệ sinh núm vú thường xuyên và đúng cách trước và sau khi cho con bú.
  • Nên cho trẻ bú hết và luân phiên hai bên, nếu không có thì phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
  • Nếu có hiện tượng tắc tia sữa thì phải thông tia sữa kịp thời. Để tránh tắc tia sữa, bạn có thể massage bằng tay, chườm nóng hoặc dùng đèn hồng ngoại.
  • Tránh làm nứt, xước đầu vú vì đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm tuyến sữa.
  • Nên mặc áo ngực vừa vặn để tránh gây tổn thương cho bầu ngực.
  • Không cai sữa sớm hoặc đột ngột, khi cai sữa nên giảm dần số lần cho con bú.

Lời kết: Hy vọng rằng bài viết ở trên của phongkhambacsi.vn đã giúp các chị em có được những thông tin hữu ích về dấu hiệu apxe tuyến sữa. Cần lưu ý rằng đây là một bệnh lý nguy hiểm, do vậy chị em không nên chủ quan hoặc tự ý chữa trị mà cần đến thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh lý này.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám