Bánh đúc bao nhiêu calo? Cách làm bánh đúc giúp giảm cân tại nhà

Bánh đúc bao nhiêu calo? Cách làm bánh đúc giúp giảm cân tại nhà

Bánh đúc là một món ăn được nhiều người yêu thích bởi sự tiện lợi và hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn không biết bánh đúc chứa bao nhiêu calo? Ăn bánh đúc có béo không? Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ cũng sẽ giải đáp thắc mắc về lượng calo, cũng như thành phần dinh dưỡng có trong bánh đúc. Bên đó, chúng tôi còn phân tích lợi ích để sử dụng loại thực phẩm này một cách hiệu quả nhất.  Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

100g bánh đúc bao nhiêu calo?

Bánh đúc có bao nhiêu calo có thể thay đổi tuỳ vào trọng lượng của bánh và phương pháp chế biến. Mỗi nơi lại có một kiểu làm bánh đúc khác nhau, và mỗi kiểu bánh đúc lại có một lượng calo riêng. Cụ thể: Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g bánh đúc chứa:

Bánh đúc nóng:

Bánh đúc ăn rất mềm, mịn và dẻo quánh. Nguyên liệu chính để làm bánh thường là bột gạo tẻ, bột nếp và bột năng. Tỉ lệ giữa các loại bột như thế nào còn phụ thuộc cách chế biến của mỗi người; nhưng thành phần chủ yếu vẫn là bột gạo tẻ. 

Ăn kèm với bánh đúc gồm có nước mắm pha chua ngọt nóng hổi, thịt lợn xào mộc nhĩ thơm phức, hành tím phi vàng giòn và rau mùi. Như vậy, ước tính mức calo trong một bát bánh đúc nóng cỡ vừa dao động khoảng 485 – 550 calo. Lượng calo này tương đương với lượng calo cần nạp trong một bữa ăn chính của người trưởng thành. 

Bánh đúc lá dứa:

Đây là một món ăn quen thuộc ở miền Tây. Bánh đúc lá dứa có màu xanh mát mắt và kết cấu mịn màng nhờ vào lá dứa. Bánh thường được ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa, và có thêm lớp vừng trên mặt. Bánh đúc lá dứa thường được dùng làm món ăn vặt hoặc tráng miệng.

1 đĩa bánh đúc lá dứa (hay còn gọi là bánh đúc ngọt) chứa khoảng 125 kcal, tuy nhiên số calo có thể khác nhau tùy vào cách chế biến và nguyên liệu sử dụng.

Trong một bát bánh đúc nóng chứa khoảng 485 – 550 calo
Trong một bát bánh đúc nóng chứa khoảng 485 – 550 calo

Ăn bánh đúc có mập ( béo) hay không?

Với hàm lượng calo được phân tích ở trên thì đáp án của câu hỏi ăn bánh đúc có béo không? Câu trả lời là có. Bởi thông thường thì một người trưởng thành sẽ cần phải nạp khoảng 2000 calo/ngày, trong trường hợp nếu bạn ăn 3 bữa chính thì mỗi bữa cần cung cấp khoảng 677 calo cho cơ thể. Trong khi đó, để ăn no 1 bữa bánh đúc, bạn sẽ cần ăn khoảng 300 calo. Lúc này mức năng lượng mà bạn nạp vào cơ thể là khoảng 810 calo. Từ đó có thể thấy lượng calo cần nạp cho 1 bữa thấp hơn mức năng lượng của 1 bữa ăn no cùng bánh đúc rất nhiều.

Lưu ý khi ăn bánh đúc để không tăng cân:

  • Chỉ nên ăn bánh đúc chay: Bánh đúc chay như bánh đúc lạc là lựa chọn tốt nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng. Loại bánh đúc này có hàm lượng calo thấp hơn, giúp bạn không tiêu thụ quá nhiều calo. Tránh ăn các loại bánh đúc được thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt, đường, nước cốt dừa…vì chúng có thể tăng lượng calo và chất béo.
  • Bánh đúc là bữa ăn chính: Nếu bạn muốn giảm cân, hãy xem bánh đúc là bữa ăn chính thay vì ăn giữa các bữa ăn khác. Điều này giúp bạn kiểm soát lượng calo và chất béo hơn. Kết hợp bánh đúc với rau để có một bữa ăn cân đối và giàu chất xơ.

 Cách làm bánh đúc giúp giảm cân tại nhà

Bánh đúc lá dứa

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  •  Bột năng: 200gr;
  •  Bột gạo tẻ: 200gr;
  •  Đường cát trắng: 300gr;
  •   Muối: ½ muỗng cà phê;
  •   Gừng tươi: ½ củ;
  •    Lá dứa: 1 bó;
  •     Nước cốt dừa: 150ml.

Cách thực hiện

  • Bước đầu tiên trong cách làm bánh đúc lá dứa là chuẩn bị nước cốt lá dứa. Lá dứa rửa sạch, cắt bỏ gốc, xay nhuyễn với 400ml nước. Sau đó, rây hỗn hợp để lọc bỏ xác lá dứa và giữ lại nước. Cho muối, đường, nước cốt dừa vào hòa tan các nguyên liệu trong nước cốt lá dứa.
  • Trộn hai loại bột với nhau và rây mịn.Dùng màng bọc thực phẩm bọc hỗn hợp lại và để bột nghỉ khoảng 30 phút.
  • Cho bột vào nồi đun ở lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều để tránh nổi bọt.
  • Khi bột đã quyện vào nhau thì tắt bếp và cho bột vào khuôn đem hấp chín.  Dùng thìa ấn bánh xuống để tạo thành một chiếc bánh cứng.
  • Trong lúc chờ bánh nguội bạn bắt đầu làm nước đường. Xay củ gừng với một ít nước, sau đó hòa phần đường cát còn lại, nước cốt dừa và 400ml nước. Khi nước vừa sôi, hạ lửa nhỏ và cho gừng băm, bột sắn dây vào, khuấy đều. Khi hỗn hợp đặc lại thì nêm lại lần cuối rồi tắt bếp.
Bánh đúc là dứa
Bánh đúc là dứa

Bánh đúc bằng yến mạch

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Yến mạch dẹt 80g
  • Nước lọc 300ml
  • Bột năng 20g
  • Thịt băm 150g
  • Mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, hành phi:lượng thích hợp
  • Gia vị:Nước mắm, hạt nêm, muối, dầu ăn, hạt tiêu, dầu hào.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến mạch với nước khoảng 45 phút cho mềm sau đó xay nhuyễn với 300ml nước lọc. Nếu có yến mạch bột thì chỉ cần hòa với nước là được.
  •  Đổ yến mạch đã xay vào chảo chống dính. Hòa bột năng với chút nước lọc rồi đổ vào chảo yến mạch. Vừa đun vừa đảo đều cho bánh đúc chín và đặc lại thì tắt bếp.
  • Hành khô thái nhỏ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm mềm rồi thái nhỏ. Đun nóng chút dầu ăn trong chảo. Cho hành vào phi thơm rồi đổ thịt băm vào đảo tơi cho chín.
  • Sau đó thêm mộc nhĩ, nấm hương cùng chút muối, hạt nêm, tiêu, dầu hào vào đảo đều cho chín và ngấm gia vị là được
  • Cho 100ml nước lọc, 50ml nước mắm, 30g đường ăn kiêng, 30ml giấm, chút hạt tiêu vào nồi khuấy đều, đun sôi rồi tắt bếp.
  • Cho bánh đúc yến mạch ra bát, thêm thịt xào cùng nước chấm và hành phi vào là xong.

 Kết luận

Bài viết trên Phòng Khám Bác Sĩ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “100g bánh đúc chứa bao nhiêu calo?”, cũng như cung cấp những thông tin hữu ích về loại thực phẩm này sao cho hiệu quả tối ưu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Chúc bạn và gia đình một ngày tốt lành!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám