Một số chị em khi cho con bú hay gặp tình trạng đau vú, khó chịu, nhiều lúc bị tắc tia sữa. Nếu có những biểu hiện trên thì rất có thể tuyến sữa đã bị viêm. Vậy biểu hiện của viêm tuyến sữa là gì? Cách chữa trị viêm tuyến sữa tại nhà như thế nào? Chị em hãy theo dõi bài viết dưới đây của Phòng khám bác sĩ để tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Viêm tuyến sữa là gì?
Viêm tuyến sữa hay viêm tuyến vú, viêm vú đều là tên gọi chung của loại bệnh này. Đây là tình trạng viêm nhiễm một hay nhiều ống dẫn sữa dẫn đến sự sưng phù bất thường của các mô tuyến vú. Hiện tượng này thường có liên quan đến việc các chị em cho con bú đặc biệt trong 6 tuần đầu sau sinh.
Nhiễm trùng có thể gây nên tình trạng viêm tuyến vú hoặc không. Bệnh có thể tiến triển nặng gây ra áp-xe vú khi mủ tập trung trong các mô vú. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Phân loại
Theo bác sĩ, viêm tuyến sữa ở phụ nữ được chia làm hai loại:
- Viêm tuyến sữa không do nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là tắc tia sữa Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ cho con bú. Khi con bú sữa không hết khiến sữa ứ đọng lại trong các mô vú. Bên cạnh đó, viêm tuyến vú ở phụ nữ do tắc tia sữa thông thường sẽ phát triển thành viêm vú nhiễm trùng do tình trạng sữa ứ đọng trong các mô vú tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi.
- Viêm tuyến sữa do nhiễm trùng là tình trạng dễ gặp nhất. Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập thông qua vùng da hoặc núm vú bị tổn thương. Loại vi khuẩn gây ra viêm tuyến vú chủ yếu là tụ cầu vàng.
Nguyên nhân
Cho con bú sai cách
Nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ mắc viêm tuyến vú thường là do cho con bú không đúng cách. Từ đó, sữa bị mắc kẹt trong vú rồi tích tụ lại một chỗ gây ra viêm nhiễm tại chính chỗ đó. Tình trạng viêm tuyến vú do ứ đọng sữa sẽ dẫn đến nhiễm trùng do sữa ứ đọng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Nhiễm khuẩn
Khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết thường là những nguyên nhân chính gây viêm tuyến vú, thông qua vết nứt trên núm vú. Khi người mẹ cho con bú không đúng cách, sữa tích tụ lại, tư thế cho bú không đúng làm bé khó bú. Bé không bú được sẽ lôi kéo, day mạnh vú, gây ra các tổn thương (nứt) vùng da phần đầu núm vú. Ở những sản phụ có núm vú thụt vào hoặc kích cỡ nhỏ, trẻ sẽ cắn mút đầu vú, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét rộng ra.
Nếu bé chưa biết bú, sản phụ phải nặn sữa nhưng chưa biết nặn đúng cách khiến núm vú bị tổn thương. Lúc đó vi khuẩn có điều kiện thuận lợi từ bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt, loét ở đầu vú, Vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa.
Tắc ống dẫn sữa
Ống dẫn sữa có chức năng vận chuyển sữa từ các tuyến sữa đến núm vú. Khi các ống dẫn sữa bị tắc, sữa không lưu thông được sẽ tồn lại bên trong vú, gây ra viêm vú và sau đó có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Yếu tố nguy cơ
Bạn có thể tăng nguy cơ bị bệnh viêm tuyến sữa nếu đã và đang ở trong các tình trạng sau:
- Cho con bú sữa mẹ trong một vài tuần đầu tiên sau sinh
- Núm vú gặp các tình trạng: Loét hoặc nứt tuyến vú
- Chỉ sử dụng duy nhất một tư thế cho bú, không đổi tư thế khác
- Mặc áo ngực sai kích cỡ, quá chật
- Đã từng mắc viêm tuyến vú trong lần sinh con trước đó
- Quá mệt mỏi, bị kiệt sức
- Bị thiếu dinh dưỡng
- Đối tượng thường sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc lá, sử dụng ma túy…
- Mắc bệnh tiểu đường.
Trong những trường hợp này, chị em có nguy cơ bị ứ đọng sữa ở một hoặc cả hai bên vú, hoặc có nguy cơ nhiễm trùng mô vú.
Biểu hiện viêm tuyến sữa
Biểu hiện viêm tuyến sữa có thể xuất hiện một cách bất thường, với các triệu chứng sau đây:
- Sưng đỏ vú tại chỗ sữa bị tắc.
- Căng, tức và đau phần trên của vú.
- Trong vú có cảm giác căng tức, đau nhức. Cảm giác đau nhức, căng tức này có thể liên tục hoặc trong những lúc cho con bú.
- Hay có những cảm giác sau kéo dài: rùng mình ớn lạnh, chán ăn, sốt cao.
- Hay bị đau, ngứa, sưng vú.
- Vùng vú bị viêm sưng, ấn cảm thấy đau, đỏ thường có dạng hình nêm (hình chữ V).
- Có cảm giác nóng rát khi cho con bú, sữa tiết ra không thông suốt.
- Bị sốt, có cảm giác sợ lạnh.
- Thường mệt mỏi trong người, khó chịu.
- Viêm tuyến vú thường hay xảy ra ở một bên vú, ít có khả năng xảy ra 2 bên.
- Trường hợp bị nặng sẽ gây sốt cao, đau nhức, tuyến sữa xuất hiện mủ.
Đa số các trường hợp bị viêm tuyến sữa sẽ có cảm giác, triệu chứng như bị cảm cúm trong vài giờ trước khi thấy vú bị đau âm ỉ và ửng đỏ.
Cách chữa trị viêm tuyến sữa tại nhà
Sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ sử dụng khi viêm tuyến vú ở phụ nữ xuất hiện:
Thuốc kháng sinh

Tụ cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm tuyến vú. Chính vì vậy. có thể sử dụng các loại kháng sinh thuộc loại penicillin (thuốc kháng sinh được điều chế từ nấm Penicillium) hoặc cephalosporin (phổ rộng thuộc nhóm beta – lactam, dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic) các thế hệ 1, 3. Sau đây là một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh này như:
- Dicloxacillin 250mg
- Cephalexin 500mg
- Clindamycin 300mg
- Erythromycin 250mg
Thuốc giảm đau
Sử dụng một số thuốc sau để làm giảm các cơn đau như inbuprofen ( thuốc kháng viêm) hoặc acetaminophen ( paracetamol – có tác dụng hạ sốt và giảm đau ). Các loại thuốc này đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Để hạ cơn đau, bạn cũng có thể chườm ấm bằng cách đắp khăn ấm lên vùng vú bị viêm trước và sau khi cho bé bú, điều này cũng giúp cho vùng vú dễ chịu hơn.
Các bài thuốc Đông Y chữa trị viêm tuyến sữa
Trong y học cổ truyền, viêm tuyến sữa có tên gọi khác là bệnh nhũ ung. Việc sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh thường được dựa trên các thời kì của bệnh.

Thời kì đầu
Bài thuốc 1
Cách sử dụng bài thuốc này như sau: 100 gram bồ công anh, 40 gam sài đất, 16 gram huyền sâm, 12 gram đan sâm và xuyên khung, 8 gam tạo giác thích, 16 gram mộc thông, sa tiền và thông thảo. Tất cả các loại thảo dược này sử dụng sắc với nước uống để điều trị bệnh rất tốt.
Bài thuốc 2
Sử dụng các loại thảo dược: 10 gam qua lâu, ngưu bàng tử, sinh chi tử và tạo giác thích, sài hồ, liên kiều, 6 gram trần bì, 16 gam thiên hoa phấn và kim ngân hoa, hoàng cầm 12 gam, , thanh bì 8 gam, cam thảo 6gram.
Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó cho vào nồi sắc cùng với 2 bát nước, mỗi ngày uống 1 thang.
Thời kì đã làm mủ
Phương pháp điều trị ở thời kì này là: thanh nhiệt giải độc và tiêu mủ.
Bài thuốc Hòa nhũ thang gia vị
Sử dụng các loại thảo dược sau: bồ công anh và thạch cao 40 gram, hoàng cầm, qua lâu, tạo giác thích, chi tử mỗi loại 12 gram, kim ngân hoa 16 gam, thanh bì 8 gam, sài hồ 8 gam, liên kiều 16 gam, xuyên sơn giáp 6 gam.
Sắc các vị thuốc này cùng với 600ml nước, uống mỗi ngày 1 thang..
Lưu ý: Nếu mủ nhiều không tiêu cần phải rạch tháo mủ.
Thời kì đã vỡ mủ
Phương pháp điều trị ở thời kì này: điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc Tứ diệu tán gia vị
Sử dụng các loại thảo dược sau: 16 gram hoàng kì và đương quy ,kim ngân hoa 20 gram, chích thảo 4 gram. Rửa sạch rồi đem sắc cùng 2 bát nước sạch, uống hằng ngày.
Uống bài thuốc dân gian chữa trị viêm tuyến sữa
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây được sử dụng từ lâu và có hiệu quả tốt
Sử dụng lá cây đinh lăng
Thông thường sử dụng điều trị viêm tuyến sữa là loại đinh lăng lá nhỏ. Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có tác dụng như: giúp tăng thể lực, tăng miễn dịch, hạn chế tình trạng căng thẳng, chống viêm sưng phù nề như tắc tia sữa, sưng đau khớp,… Lá đinh lăng có 2 bài thuốc thường được dùng là:
Bài thuốc 1: Dùng 40gam rễ cây đinh lăng và 3 lát gừng tươi, sắc với 0.5 lít nước. Sắc đến khi còn 0.25 lít, chia làm 2 phần và uống 2 lần trong ngày, ngay khi thuốc còn nóng, uống liên tục trong vòng 1 – 2 ngày sẽ thấy có hiệu quả.
Bài thuốc 2: Dùng 1 nắm lá đinh lăng tươi sau đó rửa sạch rồi sao đến khi vàng và nấu nước uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 2 ngày sẽ thấy giảm viêm rõ ràng.
Lá bồ công anh
Sử dụng cây bồ công anh thấp của Trung Quốc được cho là tốt nhất, có hoa vàng như hoa cúc, nếu không có thể sử dụng cây bồ công anh Việt Nam. Bồ công anh còn được gọi với tên gọi khác như: rau bồ cóc, diếp dại, rau bao…
Đặc điểm: cây bé, thân thẳng, lá có nhiều răng cưa. Theo y học cổ truyền, bồ công anh có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tán sưng, tiêu ung. Chính vì vậy, sử dụng bồ công anh rất tốt cho những người đang bị viêm tuyến sữa.
Cách sử dụng như sau: 100 gam lá bồ công anh tươi, rửa sạch, xay nhuyễn nấu với 150ml nước. Dùng nước khi còn ấm nóng, sử dụng liên tiếp trong 5 ngày. Phần bã còn lại đem đắp vào phần ngực, đắp khi bã còn nóng giúp phát huy công dụng chữa đau nhức tuyến vú.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm tuyến sữa
- Trong quá trình sử dụng thuốc (bao gồm cả các loại thuốc tây y), các bà mẹ không nhất thiết phải cho bé ngừng bú, vẫn có thể cho bé bú đều đặn, thường xuyên và không nên hạn chế hoặc không cho trẻ bú vì sẽ làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
- Sử dụng đúng đơn thuốc, đúng liều lượng, nhất là sử dụng thuốc kháng sinh phải dùng đủ 7-14 ngày kể cả khi đã hết các dấu hiệu viêm.
- Khi sử dụng các vị thuốc đông y, các vị thuốc này phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả điều trị.
- Thường xuyên xoa bóp, mát xa vú để khí huyết được lưu thông, sữa tiết ra đều đặn hơn, tránh trường hợp ống sữa vẫn còn sữa ứ đọng.
- Chú ý vệ sinh bầu vú sạch sẽ, lau rửa kĩ trước và sau khi cho trẻ bú, cho trẻ bú đúng cách, bú hết sữa. Nếu trẻ bú không hết, vắt sữa còn ứ đọng trong tuyến vú.
- Luôn giữ cho bản thân tinh thần thật thoải mái, vui vẻ và tránh căng thẳng thần kinh, stress, áp lực. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… khi đang cho trẻ bú sữa mẹ.
- Cần phải có chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ, hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Uống nước đầy đủ 2l/ngày kết hợp với vận động nhẹ.
- Bên cạnh đó, cần chú ý cả các điều kiện sinh hoạt, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp.
Kết luận
Qua những thông tin mà Phòng Khám Bác Sĩ đã chia sẻ đến các chị em, hy vọng mọi người đã biết về các biểu hiện viêm tuyến sữa và cách chữa trị viêm tuyến sữa tại nhà. Từ đó, có thể giúp chị em phụ nữ nuôi con và chăm sóc con thật tốt.