Để có một cuộc vui, khỏe, an toàn, phòng ngộ độc rượu, khi uống nên chọn loại rượu có thương hiệu tin cậy, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ uống ít (khoảng 30 ml).
Bên cạnh đó cần lưu ý, trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và thức ăn khác nhằm tránh tình trạng cảm lạnh do đói, rét. Quan niệm uống rượu cho ấm người chỉ đúng khi uống một lượng rượu vừa đủ nhu cầu và đang ở nơi ấm, kín gió cũng như mặc đủ ấm. Vì thân nhiệt tăng do rượu nhanh nhưng rất chóng tàn. Do vậy, nếu không ăn uống đầy đủ, người uống rượu sẽ cạn năng lượng, bị đói rét, dễ bị cảm lạnh và nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, để tránh ngộ độc rượu, mỗi người chỉ nên uống hàm lượng nhỏ và chỉ uống trong khi ăn. Lưu ý chỉ nên uống một loại rượu, tuyệt đối không nên uống nhiều loại.
Dưới đây là các bước xử trí sau khi uống rượu
Nên:
- Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má.
- Uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. Nên uống thêm các loại: nước chanh, nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh), uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
- Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa).
- Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
- Nếu người uống rượu say ngủ, người nhà hãy để yên cho họ ngủ. Tuy nhiên, khoảng vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn cháo loãng. Tránh trường hợp đói sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Không nên:
- Không nên uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. – Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
- Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không kịp lọc chất độc càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày dễ bị xơ gan, ung thư gan.