Người ta thường nói: “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Bởi khi nhìn vào mắt người khác ta sẽ cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn, những cảm giác của họ. Đôi mắt cho ta thấy vạn vật xung quanh, cho ta thấy được âm thanh, màu sắc cuộc sống. Bởi vậy, từ khi sinh ra đôi mắt luôn được quan tâm. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ em bị mắt lác ngay từ khi sinh ra, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thẩm mỹ cho trẻ. Vậy có những cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà ra sao? Hôm nay hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Mắt lác là gì?
Mắt lác (hay mắt lé) là một bệnh lý về mắt, do sự lệch trục của mắt, khiến hai mắt không nhìn thẳng được và hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau.
Biểu hiện mắt lác ở trẻ em
Vậy để phát hiện trẻ bị mắt lác chúng ta cần dựa vào những biểu hiện nào. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các mẹ một số dấu hiệu phổ biến nhất để dễ dàng nhận biết trẻ bị mắt lác:
- Một mắt của trẻ không nhìn thẳng mà nhìn theo hai hướng khác nhau
- Trẻ phải nghiêng đầu thì mới xác định được vị trí của vật
- Trẻ có dấu hiệu mỏi mắt
- Trẻ đi lại hay bị ngã
- Trẻ không nhìn rõ hay nhìn bị mờ
Tình trạng mắt lác ít khi có những biểu hiện rõ rệt, thường chỉ gây ra mỏi mắt cho trẻ. Vậy nên cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ thật kỹ để phát hiện bệnh sớm nhất.
Các trường hợp mắt lác
Lác trong
Lác trong là trường hợp xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em. Đây là một loại phổ biến của lác trong mắt phải, thường xuất hiện khi trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi và thường đi kèm theo lác trên. Lác trong xảy ra khi mất thị lực trầm trọng (do các tình trạng như đục thủy tinh thể, bất thường thần kinh thị giác, hoặc khối u) ngăn cản nỗ lực của não để duy trì sự sắp xếp của mắt.
Ngoài ra, lác trong còn có thể do một dây thần kinh sọ não số 6 (thần kinh giạng), vì vậy nó có thể bị liên quan đến liệt. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân phổ biến. Lác trong cũng có thể là một thành phần của một hội chứng.
Lác ngoài
Trường hợp này thường là không liên tục và cũng không có nguyên nhân. Lác ngoài thì ít thường xuyên hơn, liên tục và liên quan đến liệt. Lác ngoài xảy ra ở trẻ nhẻ hoặc liệt dây thần kinh sọ số 3.
Lác trên
Đây cũng là trường hợp có thể liên quan đến liệt, nguyên nhân là do liệt dây thần kinh sọ 4 (ròng rọc) bẩm sinh hoặc sau chấn thương sọ não. Lác trên ít thường xuyên hơn và nó như là hậu quả của chứng liệt thần kinh sọ thứ ba.
Lác dưới
Lác dưới có thể tự giới hạn. Nguyên nhân là do sự hạn chế cơ học của chuyển động hoàn toàn nhãn cầu hơn là sự tắc nghẽn thần kinh với chuyển động của mắt. Tình trạng này khá hiếm gặp. Ngoài ra, lác dưới giới hạn có thể là do bệnh mắt Graves (bệnh mắt tuyến giáp). Một số nguyên nhân khác như liệt dây thần kinh sọ thứ ba và hội chứng Brown, nhưng đây là những nguyên nhân không phổ biến.
Nguyên nhân mắt lác ở trẻ em
Đôi mắt rất quan trọng không chỉ ở trẻ em mà đối với tất cả mọi người. Vì vậy mọi vấn đề về mắt dù là nhỏ cũng là điều đáng được quan tâm. Vì vậy chúng tôi sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến trẻ bị mắt lác. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Trẻ bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị
- Gia đình (bố, mẹ,…) đã từng mắc bệnh này
- Trẻ bị rối loạn di truyền như mắc hội chứng Down, hội chứng Crouzon
- Trẻ tiếp xúc với thuốc trước khi sinh ( kể cả rượu)
- Trẻ đẻ non tháng hoặc khi sinh ra ít cân
- Trẻ bị khiếm khuyết về mặt hay tật mắt bẩm sinh
- Trẻ có bệnh thần kinh như bại não, thoát vị màng não tủy, liệt dây thần kinh sọ số 3,…
- Trẻ có khối u như u nguyên bào võng mạc
- Trẻ bị nhiễm virus như viêm não, viêm màng não,…
Ngoài ra, mắt bị lác có thể do bẩm sinh hoặc là biến chứng từ các bệnh như bệnh Grave, hội chứng Guillain-Barré, chấn thương sọ não.
Trẻ em bị mắt lác có nguy hiểm hay không?
Đây là một tật ở mắt vì vậy nó ít nhiều ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Bởi vì mắt lác nên trẻ không thể nhìn tốt vì không có sự phối hợp giữa hai mắt. Từ đó dẫn đến thị lực của trẻ ngày cảm giảm. Não bộ sẽ tập trung vào hình ảnh nhìn được từ mắt bình thường và loại bỏ hình ảnh từ mắt lác (mắt nhìn lệch). Tình trạng mắt lác của trẻ nếu khôn được phát hiện sớm để điều trị sẽ khiến thị lực của trẻ bị giảm, ảnh hưởng đến cả mắt bình thường, thậm chí có thể mất thị lực. Ở khoảng 50% số trẻ bị lác mắt bị giảm thị lực do lác mắt.
Để cải thiện hoặc tăng cường thị lực ở mắt bị lác thì hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng cách che hoặc làm mờ mắt bình thường. Nếu được phát hiện sớm ở những năm đầu đời của trẻ và điều trị kịp thời, đúng cách thì tình trạng mắt lác của trẻ có thể điều trị thành công. Nhưng nếu phát hiện muộn hoặc việc điều trị bị trì hoãn, điều trị sai cách thì thị lực sẽ giảm, thậm chí có thể mất thị lực vĩnh viễn.
Những người có nguy cơ bị lác mắt
Lác mắt thường xuất hiện từ khi sinh ra hoặc những năm tháng đầu đời của bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng mắt xuất hiện từ khi mới xinh thì rất khó để phát hiện, thường sau khi trẻ được 3 tháng mới có thể dễ dàng phát hiện.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ lác mắt
- Tiền sử gia đình có người từng bị bệnh lác mắt
- Trẻ bị tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hay loạn thị.
- Trẻ bị bại não, hội chứng Down, chấn thương đầu, não úng thủy, u não, trẻ đẻ non, hội chứng Guillain-Barré.
Cách chữa trị mắt lác ở trẻ em tại nhà hiệu quả
Mắt lác ít nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống và vui chơi của trẻ, không những vậy về lâu dài còn ảnh hưởng đến học tập, thẩm mỹ của trẻ. Vì vậy, sau khi phát hiện trẻ bị mắt lác, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để tình trạng mắt lác cho trẻ.
Bịt mắt và nhìn chú tâm vào một điểm
Hàng ngày vào buổi sáng, các mẹ hãy tập cho trẻ bị mắt và tập trung nhìn vào một điểm cố định. Làm trong vòng 30 phút, điều này sẽ giúp hình thành thói quen cho mắt.
Bước 1: Các mẹ lấy bút chấm hoặc tô một chấm tròn trên tường, cửa, hoặc một mặt phẳng nào đó. Lưu ý chọn mặt phẳng sáng màu để trẻ dễ nhìn.
Bước 2: Các mẹ dùng bịt mắt để bịt một mắt của trẻ để mắt còn lại nhìn vào chấm tròn đó. Điều chỉnh khoảng cách sao cho trẻ nhìn được rõ nhất và sáng nhất.
Cho trẻ đi lùi, nếu trẻ thấy chấm tròn mờ đi thì cho trẻ trở về về lại vị trí đứng ban đầu.
Bước 3: Các mẹ cho trẻ lặp lại các động tác tương tự. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện sau một thời gian.
Tập quan sát những vật dạng chuỗi liên tiếp
Vào mỗi sáng, khi mặt trời đã lên không gây quá chói ( tầm 6 – 7h), bạn cho trẻ quan sát dãy nhà hoặc dãy băng rôn quảng cáo treo liên tiếp.
Thông thường trẻ sẽ gặp khó khăn ở những ngày đầu tiên. Vì vậy trẻ rất dễ bị chán nản, vì vậy các mẹ hãy động viên con hoặc tặng trẻ những đồ chơi yêu thích để khích lệ trẻ. Tuy nhiên, nếu duy trì được có thể tránh được tác hại của cận thị và mắt lác.
Rèn luyện một tâm lý
Trẻ mắc bệnh mắt lác thường dễ bị bạn bè và người khác chọc ghẹo, xa lánh. Điều này càng khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp gây chán nản và không muốn điều trị chứng bệnh này. Vậy nên các mẹ cần an ủi và khích lệ con mỗi ngày.
Bên cạnh đó, các mẹ hãy cố gắng tạo động lực và thúc đẩy trẻ luyện tập và điều trị càng sớm càng tốt.
Chế độ ăn uống
Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung cho con những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là cho mắt:
- Các loại thực phẩm giàu vitamin A và vitamin E như cá hồi, các loại rau xanh lá đậm như cải xoăn, rau chân vịt, khoai lang, cà rốt, các loại đậu và cây họ đậu,…
- Các loại trái cây như cam, quýt,…
- Uống đủ nước
Chế độ sinh hoạt
- Cho trẻ hạn chế xem ti vi hay sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng
- Khi trẻ học bài thì cần học ở nơi đầy đủ ánh sáng
- Thường xuyên tập luyện các bài tập về mắt
Cách phòng tránh mắt lác ở trẻ em
Mắt lác ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày cũng như việc học tập của trẻ. Vậy nên để phòng tránh trẻ lác mắt, các mẹ cần:
- Thường xuyên quan sát tình trạng mắt của trẻ
- Nếu trẻ có biểu hiện mắt nhìn không bình thường, nhìn lệch, nhìn nghiêng hay quay đầu khi nhìn,… cần đưa trẻ đến đi khám.
- Tạo cho trẻ thói quen sống khoa học
- Tạo cho trẻ thói quen ít sử dụng hay chỉ sử dụng các thiết bị điện tử khi cần thiết
- Tạo cho trẻ một chế độ ăn uống phù hợp, hợp lý
- Giúp trẻ tập thể dục đều đặn
- Điều chỉnh tư thế và khoảng cách khi học của trẻ
- Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Số lượng người mắc bệnh mắt lác, trong đó có trẻ em tại Việt Nam có khoảng 2-3 triệu người. Đặc biệt phải kể đến là số lượng trẻ em bị mắt lác ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trẻ em được khám và chữa muộn đã gây ảnh hưởng nặng đến thị lực của trẻ. Bởi vì có tới 70% trẻ bị lác mắt kèm theo các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hay loạn thị.
Tuy nhiên khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của mắt lác thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám để có những phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời. Tránh để tình trạng này kéo dài, trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến mắt của trẻ.
Lời kết
Đôi mắt rất quan trọng, vì nhờ nó mà chúng ta nhìn được mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hơn ai hết cha mẹ cần chú ý quan sát con, nhất là những năm đầu đời của con để sớm phát hiện ra tình trạng bệnh mắt lác của con. Từ đó, cha mẹ có thể có những cách chữa mắt lác cho trẻ kịp thời, đúng cách, tránh gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Mong rằng các cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà mà Phòng Khám Bác Sĩ đem tới cho bạn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mắt lác cho trẻ. Các bạn hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!