Màng nhĩ là một trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể con người. Với sự nhạy cảm của nó, màng nhĩ rất dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân khác nhau. Thủng màng nhĩ là một tình mạng màng nhĩ đang bị tổn thương mà bạn không nên chủ quan. Vậy dấu hiệu của thủng màng nhĩ là gì? Cách chữa thủng màng nhĩ tại nhà ra sao? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Màng nhĩ là gì?
Màng nhĩ được biết đến là một màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Có hình elip, bán trong suốt và hơi lõm vào trong. Màng nhĩ cũng được cấu tạo bởi mô tương tự như da.
Chiều cao của màng nhĩ khoảng 9mm; chiều rộng khoảng 8mm và dày khoảng 0.1mm. Phần trước dưới của nó hơi nghiêng vào trong tạo với trục ống tai ngoài một góc khoảng 45-50 độ. Với cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp thượng bì ở ngoài, lớp tổ chức sợi ở giữa và lớp niêm mạc ở trong. Hơn nữa, còn có các vòng sợi phụ xung quanh sẽ tạo thành gờ liềm quanh màng nhĩ.
Với cấu tạo như trên nó có chức năng chính là tiếp nhận sóng âm từ bên ngoài vào. Rồi sau đó tạo sự rung động, tiếp đến là dẫn truyền nó qua một chuỗi xương con. Cuối cùng để đến với tế bào cảm nhận âm thanh ở tai trong. Qua các quá trình đó các rung động cơ học sẽ được trở thành xung điện truyền lên não bộ.
Đặc biệt hơn, lớp màng này còn giúp bảo vệ tai giữa thông qua cách ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể lạ bên ngoài. Để thực hiện tốt các chức năng dẫn truyền này, màng nhĩ phải luôn luôn nguyên vẹn; giữ được độ đàn hồi với độ mỏng cần thiết.
Thủng màng nhĩ là gì?
Tình trạng màng nhĩ bị thủng là khi màng nhĩ bị rách và tạo nên lỗ thủng nhỏ hoặc lớn. Hiểu cách khác, đây là tình trạng rách màng ngăn cách giữa tai ngoài với tai giữa. Điều này sẽ khiến cho các chức năng của màng nhĩ thực hiện sẽ không được bình thường. Nhiều trường hợp thậm chí mất thính giác.
Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
Trước khi đến với cá cách chữa thủng màng nhĩ tại nhà. Trước hết chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân gây màng nhĩ bị thủng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy dưới đây là những nguyên nhân chính:
- Xuất phát từ chấn thương màng nhĩ: Nguyên nhân này được biết đến là một trong những tác nhân phổ biến của tình trạng này. Những hoạt động ráy tai hằng ngày. Có thể gây ra những sai sót khiến cho màng nhĩ tổn thương do dụng cụ ráy tai đâm phải.
- Xuất phát từ chấn thương gián tiếp: Một số sự thay đổi bên ngoài môi trường cũng là một tác nhân gây tổn thương màng nhĩ. Khi áp lực bên ngoài môi trường và bên trong tai mất cân bằng là nguyên nhân khá phổ biến. Hoặc do lặn quá sâu dưới nước; do tiếng nổ bom mìn; do áp suất cao trên không khi đi máy bay…
- Do viêm tai giữa: Khi bệnh nhân chẳng may rơi vào tình trạng viêm nhiễm một trong số những bộ phận trong hệ thống tai – mũi – họng; sẽ khiến cho hòm nhĩ bị tụ dịch mủ. Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch mủ; màng nhĩ dần dần mỏng đi. Hơn nữa, màng nhĩ sẽ trở nên cực kì nhạy cảm. Khi lớp màng này trở nên nhạy cảm thì chỉ cần một áp lực nhỏ từ bên ngoài cũng có thể gây ra màng nhĩ bị thủng.
- Do tổn thương đầu nặng: Khi bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu có thể kéo theo khiến cho màng nhĩ bị tổn thương. Hơn nữa, phần tai trong và tai giữa có thể bị tổn thương. Hoặc nặng nề hơn là phá hỏng cấu trúc tai; kể cả màng nhĩ khi sọ não bị vỡ.
Dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ
Hầu hết các trường hợp được ghi nhận thì bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhói trong tai. Bên cạnh đó, nó còn gây ra các triệu chứng khó chịu đi kèm. Như: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, chảy máu tai, ù tai… Khi màng nhĩ bị thủng, bệnh nhân có thể bị mất thính giác tạm thời. Các chức năng tai suy giảm. Thậm chí một số trường hợp nặng hơn sẽ gây ra tình trạng điếc vĩnh viễn.
Đối với bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp khiến cho màng nhĩ bị thủng sẽ gây ra nhiều dấu hiệu bất thường. Với bệnh lý nhiễm trùng tai sẽ gây ra sốt; ngoài ra còn cảm thấy đau nhức tai mỗi khi ăn uống hoặc cử động miệng. Nếu may mắn các tụ mủ bị vỡ và tràn ra ngoài ống tai thì tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh không phát hiện sớm để có những biện pháp ngăn chặn và chữa trị kịp thời. Sẽ khiến cho tai trong bị viêm nặng hơn.
Nhiễm trùng tai nếu không được phát hiện có thể khiến cho xương chùm bị tổn thương hoặc xảy ra viêm. Đây cũng là nguyên nhân làm cho khả năng nghe bị suy giảm.
Thủng màng nhĩ có nghe được không?
Bởi vì chức năng chính của màng nhĩ là tiếp nhận âm thanh. Chính vì vậy khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đều có chung một câu hỏi là màng nhĩ bị thủng có nghe được hay không? Và câu trả lời được đưa ra bởi các chuyên gia là tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ để xác định. Nếu ở tình trạng nhẹ, vị trí rách khá nhỏ thì sẽ không làm mất tính giác. Bạn vẫn có thể nghe nhưng chức năng nghe có thể bị suy giảm. Còn đối với tình trạng màng nhĩ bị thủng nặng. Không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn.
Màng nhĩ bị thủng có chữa được hay không?
Màng nhĩ có vai trò quan trọng không kém trong ngũ quan của cơ thể. Chính vì thế mà khi bị thủng màng nhĩ có chữa được hay không luôn là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay với sự tiên tiến của y học thì màng nhĩ bị rách có thể chữa được. Chính vì thế mà bạn không cần quá lo lắng về tình trạng của mình.
Cách chữa thủng màng nhĩ tại nhà
Màng nhĩ bị thủng có thể bị lành mà không cần bất kì sự can thiệp phức tạp nào. Tuy nhiên, điều kiện để màng nhĩ tự phục hồi là bệnh nhân cần đảm bảo đúng cách vệ sinh tai. Hơn nữa phải luôn giữ cho môi trường bên trong tai luôn được sạch sẽ, không bị viêm nhiễm. Nếu người bệnh đảm bảo được cá yếu tố này thì các triệu chứng sẽ dần được cải thiện cải thiện trong vài tuần.
Ngoài ra, khi màng nhĩ xuất hiện đau nhức nặng, bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh thông qua sự chỉ định của bác sĩ để điều trị. Hoặc cảm thấy tai đau nhức, có thể sử dụng một miếng vải ấm ướm lên tai để giảm bớt những triệu chứng này. Tuy nhiên, khi tình trạng màng nhĩ bị thủng ở mức nghiêm trọng khiến cho thính giác bị ảnh hưởng nặng nề thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị vá màng nhĩ kịp thời.
Phòng ngừa màng nhĩ bị thủng
- Nên cẩn thận khi thực hiện các hành động ráy tai. Không nên sử dụng các dụng cụ kim loại, nhọn để thực hiện ráy tai.
- Nên điều trị đúng cách và triệt để các bệnh lý liên quan đến tai-mũi-họng. Bời vì các bệnh này có thể dẫn đến viêm tai giữa và có thể gây rách màng nhĩ.
- Khi đi bơi, tắm vòi sen hoặc sinh sống và làm việc tại những nơi có tiếng ồn quá lớn; bạn nên sử dụng nút bịt tai hoặc mũ chuyên dụng để bảo vệ màng nhĩ không bị tổn thương.
- Khi bị các tổn thương nên vệ sinh tai đúng cách và giữ cho tai luôn khô để tránh bị nhiễm trùng tai.
Lời kết
Như vậy qua bài biết trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu thêm về tình trạng thủng màng nhĩ thông qua những chia sẻ của Phòng Khám Bác Sĩ. Bên cạnh chia sẻ những kiến thức độc đáo, bài viết cũng cung cấp cho mọi người cách chữa thủng màng nhĩ tại nhà. Hy vọng mọi người có thể yên tâm và áp dụng những cách trên để cải thiện tình trạng của tình nhé!
Xem thêm:
Giải đáp: Rết cắn có chết không? Cách chữa rết cắn tại nhà an toàn, tốt nhất
Ho khó thở là bệnh gì? cách chữa ho khó thở tại nhà hiệu quả, dứt điểm