Nổi mề đay là một trong những bệnh dị ứng ngoài da phổ biến và hầu như ai cũng từng mắc phải. Vậy nổi mề đay là gì và các triệu chứng khi nổi mề đay như thế nào, bài viết dưới đây của Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp các bạn hiểu hơn vấn đề này. Bên cạnh đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số cách chữa trị nổi mề đay tại nhà.
Nội dung bài viết
Nổi mề đay là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách chữa trị nổi mề đay tại nhà, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu sơ lược về mề đay cũng như một số triệu chứng và nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay.
Nổi mề đay (mày đay) là phản ứng của mao mạch dưới da hay niêm mạc. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh là những đối tượng dễ bị mắc phải. Nổi mề đay là do các tác nhân khác nhau từ bên trong hay bên ngoài cơ thể. Nổi mề đay gây phù, da phồng lên cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Tình trạng này của bệnh có thể xuất hiện ở một vị trí hoặc lan rộng khắp cơ thể. Đây là một loại bệnh phổ biến, dễ dàng nhận biết và không lây nhiễm từ người sang người.
Mề đay là tình trạng bệnh biểu hiện ngoài da và lành tính. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống và hầu như không đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Mặc dù vậy, có một số trường hợp, mề đay có thể là biểu hiện của sốc phản vệ – đây là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng của nổi mề đay
Triệu chứng chung
Nổi mề đay cũng như những bệnh lý thông thường khác, chúng có thể được xác định với một số triệu chứng điển hình như sau:
- Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phù lên với những hình dạng kích thước khác nhau.
- Các nốt mẩn ngứa, sẩn phù ở trên da thường có bờ tròn tách biệt với vùng da khác, màu đỏ hoặc hồng nhạt, ấn vào thấy cứng.
- Các vùng da mỏng như môi, mắt, bộ phận sinh dục,… thì nổi mề đay được biểu hiện qua tình trạng bị phù lớp dưới da.
- Khi bị nổi mề đay thì người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, châm chích dưới da khiến cơ thể vô cùng khó chịu.
- Trong một vài trường hợp, tại vùng da bị mề đay và mẩn ngứa còn có hiện tượng nóng rát và đau nhức.
Ngoài ra, như đã giới thiệu ở trên, mề đay có 2 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau.
Mề đay cấp tính
- Lớp da hạ bì ngoài da bị phù
- Ngứa, ửng đỏ, đau rát da
- Giãn các mạch nhỏ
- Giãn mạch bạch huyết dưới da
- Xuất hiện sự xâm nhập của các tế bào bạch cầu ưa axit hoặc viêm một nhân.
Mề đay mãn tính
- Xuất hiện những tổn thương mô bệnh học, sưng phù hạ bì, ngứa rát
- Có các vết thâm xâm nhập với đại thực bào và lympho T
- Tế bào mast vùng hạ bì tăng
- Các nốt nổi mẩn và kích thích ngứa tái đi tái lại rất nhiều lần không khỏi dứt điểm.
- Do đó, ngay khi thấy một trong số các triệu chứng nổi mề đay, người bệnh cần có biện pháp chữa trị kịp thời và đúng cách để tránh bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
Nổi mề đay có nguy hiểm không?
- Giai đoạn cấp tính: thời gian xuất hiện bệnh không quá 6 tuần, giai đoạn này bệnh thường bùng phát đột ngột và tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
- Giai đoạn mãn tính: thời gian xuất hiện bệnh trên 6 tuần, giai đoạn này bệnh thường ngắt quãng theo từng đợt, xuất hiện nhiều triệu chứng nặng. Mề đay thường rất ít trường hợp (5 – 10%) chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Nguyên nhân khiến cơ thể nổi mề đay
Theo những nghiên cứu và đánh giá thì bệnh nổi mề đay là một vấn đề thường gặp ở mọi lứa tuổi cũng như mọi giới tính. Nhưng nguyên nhân là do đâu?
Dị ứng với thức ăn
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay. Phổ biến nhất là dị ứng với thức ăn như tôm, cá, cua, thịt,… Nếu ăn phải những đồ ăn bị dị ứng, cơ thể người bệnh lập tức phản ứng bằng cách nổi mề đay.
Dị ứng thời tiết
Một trong những nguyên nhân khác khiến cơ thể bị nổi mề đay là do dị ứng thời tiết. Chỉ cần thời tiết thay đổi như gặp gió lạnh, gặp mưa, đi nắng, thời tiết chuyển mùa, thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
Dị ứng thuốc
Nổi mề đay cũng có thể là do dị ứng với thuốc như thuốc tây, thuốc đông y, thực phẩm chức năng,…
Dị ứng với hóa chất, phấn hoa hoặc côn trùng
Một số trường hợp khác thì nổi mề đay lại do dị ứng với hóa chất, phấn hoa hoặc tiếp xúc với côn trùng gây nên.
Cơ thể bị nhiễm giun sán
Giun sán cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị nổi mề đay. Một số loài động vật như chó, mèo hoặc nếu người bệnh ăn thịt bò hay thịt lợn có ấu trùng giun sán và thức ăn này chưa được nấu chín. Điều này có thể khiến cơ thể bị nổi mề đay.
Dị ứng mỹ phẩm
Mỹ phẩm chứa rất nhiều các thành phần hóa chất khác nhau. Vì vậy nổi mề đay do dị ứng mỹ phẩm cũng khá phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới do thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da cũng như trang điểm.
Di truyền
Nổi mề đay cũng có thể di truyền từ bố mẹ. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ con cái nhiễm bệnh cao hơn so với người bình thường.
Cách chữa trị nổi mề đay tại nhà
Đa số những trường hợp nổi mề đay đều ở giai đoạn cấp tính. Mặc dù ở giai đoạn này thì bệnh không nguy hiểm nhưng có thể gây sốc phản hệ với những biểu hiện khó thở, tức ngực khó chịu. Vì vậy cần có những phương pháp chữa trị đúng cách và kịp thời để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vì vậy, nếu phát hiện bị nổi mề đay có thể chữa trị theo một số cách chữa trị nổi mề đay tại nhà an toàn và hiệu quả sau đây để tránh bệnh trở nặng:
Chườm đá lạnh tại vùng da bị nổi mề đay
Một trong những triệu chứng gây khó chịu nhất của bệnh mề đay là gây ra ngứa trên da. Vậy nên bạn có thể dùng khăn vải bọc đá lạnh rồi chườm lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 10 – 15 phút. Việc này sẽ giúp làm mát vùng da bị mề đay cũng như giảm bớt ngứa. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết hoặc da nhạy cảm.
Sử dụng cây nha đam (cây lô hội)
Nha đam là một loại thảo dược mà ai cũng biết rằng nó có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, chống viêm. Để tiến hành chữa trị mề đay thì bạn chỉ cần lấy nha đam, sau đó rửa sạch và gọt sạch vỏ. Sau đó, bạn cắt nha đam đã được gọt sạch vỏ cắt thành từng miếng lớn nhỏ tùy vào kích thước của vùng da bị nổi mề đay. Tiếp đến, bạn đắp hoặc bôi lên vùng da bị nổi mề đay và duy trì nhiều lần trong ngày.
Lá khế
Lá khế thường được dân gian sử dụng đối với những bệnh ngoài da có triệu chứng ngứa ngáy thông thường vì nó có công dụng giải độc và làm mát. Vì vậy khi phát hiện bản thân bị mề đay bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá khế bằng cách rang nóng một nắm lá và đắp vào vùng da bị mề đay hoặc đun lá khế lấy nước tắm.
Trầu không
Có thể bạn chưa biết, trầu không có chứa tinh chất kháng viêm. Bên cạnh đó, trầu không còn có một số hoạt chất có khả năng giúp da chống lại tác nhân gây mề đay và giúp giảm ngứa rất hiệu quả. Bạn hãy sử dụng trầu không để chữa trị nổi mề đay bằng cách nấu nước lá trầu không để tắm. Bạn nên dùng lá trầu chà nhẹ lên vùng mẩn ngứa trong khi tắm. Thực hiện kiên trì mỗi ngày sẽ thấy bệnh mề đay thuyên giảm đáng kể.
Lá hẹ
Không những trong nền ẩm thực mà trong y học dân gian lá hẹ được biết đến với rất nhiều tính năng. Lá hẹ có vị chua, tính ấm nê có công dụng giải độc, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa, lá hẹ còn có chứa một lượng lớn vitamin B cùng các khoáng chất khác có tác dụng làm sạch và phục hồi tổn thương da.
Với những tính năng đặc biệt này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá hẹ để chữa trị mề đay tại nhà. Đầu tiên, bạn ấy một nắm lá hẹ vừa đủ và rửa sạch. Sau đó đem đi xay nhuyễn cùng một ít muối trắng, gói vào trong bông gạc. Tiếp đến, bạn hãy chườm lên vùng bị mề đay. Một cách sử dụng khác của lá hẹ là bạn có thể đun nước lá hẹ rồi tắm. Đây cũng là một cách hiệu quả và thường được sử dụng
Lưu ý: hạn chế gãi tại vùng da bị nổi mề đay vì càng gãi càng ngứa càng nổi nhiều.
Khi nổi mề đay thì nên ăn gì?
Ngoài những cách chữa trị mề đay được giới thiệu thì người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt cũng như một chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này.
Rau củ quả
Rau củ quả là nhóm thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Việc ăn nhiều rau xanh giúp người bệnh thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Khi bị nổi mề đay, bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cam, quýt,…giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm tổn thương da và ngăn ngừa vùng da mề đay lan rộng.
Thực phẩm giàu Omega 3
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Omega 3 tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc da, giúp da khỏe mạnh, mềm mịn và ít bị tổn thương khi có các yếu tố tác động. Vậy nên khi bị nổi mề đay, bạn hãy bổ sung nhóm thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, các loại rau màu xanh đậm vào chế độ ăn. Việc này có thể giúp bạn phục hồi các tế bào tổn thương, kiểm soát triệu chứng trên da và ngăn ngừa mề đay lây lan rộng.
Thực phẩm có khả năng kháng viêm
Khi bị nổi mề đay, thường xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu và cào gãi mạnh vào vùng da nổi mề đay. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm rất quan trọng. Bạn hãy ăn các loại thực phẩm như tỏi, hành, nghệ để giúp da có khả kháng viêm, kháng khuẩn
Khi nổi mề đay thì không nên ăn gì?
Nếu việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng và nhanh chóng khỏi mề đay. Thì ngược lại, nếu ăn các thực phẩm không lành mạnh có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh. Vậy nên, người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm sau đây:
- Đậu phộng (lạc) và mè: một số thành phần trong đậu phộng và mè có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên, điều này làm cơ thể sẽ có xu hướng đối kháng và cơ thể có khả năng dị ứng cao hơn.
- Các loại hải sản: Thành phần chủ yếu của các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực,… là các loại chất có thể gây phản ứng với những người nhạy cảm. Vì vậy khi ăn người bệnh có thể xuất hiện tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa.
- Các chất kích thích: Nếu người bị nổi mề đay sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước có ga,… sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể khiến cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
- Hạn chế ăn muối và đường: Những vết mẩn đỏ ở vùng da bị nổi mề đay sẽ mọc lên nhiều hơn nếu người bệnh ăn nhiều những thực phẩm chứa nhiều đường và muối vì khi ăn vào sẽ làm kích ứng thần kinh ngoại biên.
- Những món ăn cay, nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ: khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động liên tục hơn bình thường, khiến cơ thể khó chịu, da khô hoặc bong tróc,…
Cách hạn chế bị nổi mề đay
Dựa vào những nguyên nhân được nêu ở trên, bạn đọc có thể tìm ra những nguyên nhân khiến bản thân mình bị nổi mề đay. Từ đó, có thể một số cách phòng tránh bị nổi mề đay cho bản thân. Dưới đây là một số cách phòng tránh nổi mề đay, bạn đọc có thể tham khảo:
- Ăn chín, uống sôi để tránh việc giun sán xâm nhập vào cơ thể.
- Không ăn đồ bị dị ứng hay tiếp xúc với những thứ bị ứng.
- Ăn mặc cẩn thận khi ra ngoài đường như mặc đồ sáng màu do chúng có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt, ít hấp thụ nhiệt, ánh sáng mặt trời sẽ không thể đi xuyên qua quần áo để tiếp xúc cơ thể bạn
- Tẩy giun sán định kỳ, cải thiện môi trường sống.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Một số trường hợp nhẹ, dị ứng, nổi mề đay hoàn toàn có thể tự khỏi và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, nếu bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thăm khám và có những cách xử lý kịp thời.
Lời kết
Thông qua bài viết vừa rồi, mong rằng Phòng Khám Bác Sĩ đã đem tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hi vọng bạn đọc đã biết được một số cách chữa trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả. Các bạn hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!