Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể tự khỏi hoàn toàn thông qua các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà. Vậy, Thế nào là chảy máu hậu môn và cách chữa trị tình trạng này tại nhà để thoát khỏi các triệu chứng của căn bệnh này là gì? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu bài viết dưới đây, để nắm vững các phương pháp điều trị tại nhà vô cùng hiệu quả.
Nội dung bài viết
Thế nào là chảy máu hậu môn?
Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào lòng ống tiêu hóa, dấu hiệu lâm sàng là nôn ra máu; thường gặp trong chảy máu tiêu hóa trên hay đi ngoài ra máu hoặc có thể xuất hiện cả trong chảy máu tiêu hóa trên hay dưới.
Hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa do đó người bệnh thường đi ngoài ra máu khi bị chảy máu tiêu hóa. Chảy máu hậu môn do những trường hợp chảy máu tiêu hóa có nguyên nhân tại ống hậu môn hay gần ống hậu môn.
Triệu chứng chảy máu hậu môn
Triệu chứng điển hình nhất của tình trạng này là:
- Xuất hiện máu khi đi đại tiện. Máu chảy khi đang rặn đi ngoài, lúc phân đang tống ra ngoài hay sau khi phân được tống ra ngoài.
- Máu chảy có màu đỏ tươi, nếu chảy nhiều hoặc bệnh nhân quá lo sợ thì có thể bị ngất xỉu.
- Rất đau khi đi vệ sinh.
Ba triệu chứng trên chỉ mang tính tương đối. Do vậy, chảy máu tiêu hóa trên hay tại vị trí thấp hơn mà ồ ạt; cũng có một số triệu chứng này.
Các triệu chứng khác:
- Đau buốt hậu môn
- Chất nhầy và mủ trong chuyển động ruột
- Táo bón
- Đau bụng
- Chuột rút
- Sốt
- Bệnh tiêu chảy
- Mệt mỏi và xanh xao bất thường – có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
Nguyên nhân chảy máu hậu môn
Muốn tìm ra cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà hiệu quả, trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Triệu chứng đại tiện ra máu tươi cảnh báo nhiều bệnh lý ở vùng trực tràng – hậu môn như:
Bệnh trĩ
Chảy máu hậu môn là triệu chứng sớm, phổ biến nhất của bệnh trĩ. Biểu hiện của bệnh này là khi đi đại tiện có máu tươi trên phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc có tia máu trên thành bồn cầu, trong trường hợp nặng, đi đại tiện ra nhiều máu đỏ trước hay sau phân. Bệnh trĩ hình thành do đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị phì đại quá mức.
Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường buộc phải đứng, ngồi quá lâu, bị táo bón kinh niên, phụ nữ mang thai,ăn nhiều đồ cay nóng,… có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ trĩ.
Bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, người mắc bệnh còn có khả năng bị sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các biểu hiện khác như đau rát hậu môn khi đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn, nứt hậu môn, áp xe hậu môn,sốt,…
Nứt kẽ hậu môn
Chảy máu hậu môn cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị đau khi đi ngoài, đi ngoài ra máu tươi và có thể chảy thành giọt.
Bệnh thường gặp do người bệnh thường rặn làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau, chảy máu thành từng giọt khi bị táo bón. Có thể gây biến chứng loét, nhiễm khuẩn hậu môn.
Viêm loét đại trực tràng
Đại tiện ra máu, có thể có máu tươi lẫn dịch nhầy trong phân là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét đại tràng. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng khác như đi đại tiện nhiều, đau quặn bụng thường xuyên, luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và có thể bị sốt.
Bệnh viêm loét đại trực tràng còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng như phình giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư.
Polyp trực tràng
Triệu chứng chảy máu hậu môn còn là biểu hiện cảnh báo bệnh polyp trực tràng. Đây là khối u tăng sinh trên niêm mạc đại, trực tràng. Đa số Polyp đại, trực tràng không có triệu chứng lâm sàng, thường được phát hiện qua nội soi đại tràng.
Polyp trực tràng có thể gây mất máu kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, có thể gây nên ung thư hóa, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Bệnh táo bón
Tình trạng táo bón kéo dài cũng là một nguyên nhân thường gặp gây chảy máu hậu môn. Khi đi đại tiện, người bệnh thường phải rặn mạnh để có thể đẩy phân ra ngoài, tạo lực ma sát lớn với thành hậu môn, khiến thành trầy xước, chảy máu hậu môn. Đối với bệnh nhân táo bón, máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc dính ở cuối bãi phân, lượng máu chảy ra nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng ống hậu môn bị tổn thương.
Táo bón thường xảy đến khi bệnh nhân ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ khó tiêu, thức ăn cay nóng hoặc dùng chất kích thích kéo dài,… Bệnh này không gây nguy hiểm nhưng nếu để vậy trong thời gian dài, không chữa trị thì có thể dẫn tới bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc các bệnh lý khác tại trực tràng – hậu môn.
Ung thư trực tràng
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư đại trực tràng là chảy máu hậu môn, máu chảy ra có màu đỏ sẫm. Ban đầu, lượng máu thường sẽ ít, về sau khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng có thể chảy máu nhiều hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng khác như: chướng bụng, đau bụng dưới, tiểu tiện mất tự chủ, đi ngoài táo – lỏng thất thường, buồn nôn, giảm cân liên tục không rõ nguyên nhân,…
Một số nguyên nhân khác
Triệu chứng này còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác như:
- Viêm túi thừa
- Viêm đại tràng do thiếu máu
- Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo
- Mụn cóc hậu môn
- Xuất huyết đường tiêu hóa
Bài thuốc giúp chữa trị chảy máu hậu môn tại nhà
Khi bệnh mới xuất hiện, các triệu chứng thường chỉ ở mức độ nhẹ. Vì vậy, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian dưới đây để nhanh chóng làm lành những tổn thương hậu môn gây ra tình trạng chảy máu:
Dầu dừa
Với hàm lượng chất béo không bão hòa, dầu dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tốt bởi Acid Lauric và vitamin E – hai thành phần chủ yếu giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, là cách chữa chảy máu ở hậu môn tại nhà hữu ích .
Bên cạnh đó, các tinh chất có trong dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm dịu da và hạn chế sự khô khan, nứt nẻ. Đặc biệt, chất béo có trong loại dầu này được xem như là chất bôi trơn giúp người bệnh dễ dàng đẩy phân ra ngoài, giảm cảm giác đau đớn sau mỗi lần đi ngoài.
Thoa dầu dừa lên vùng da hậu môn đã được làm sạch là cách chữa nứt kẽ khiến chảy máu hậu môn đơn giản. Để mang đến hiệu quả nhanh chóng, khi chữa trị mọi người nên dùng loại dầu dừa nguyên chất.
Lá mồng tơi
Mồng tơi là loại rau quen thuộc có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Chất nhầy có trong rau có thể làm dịu mát và giảm tình trạng sưng nóng ở niêm mạc hậu môn. Đây cũng là một trong những những cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà.
Đồng thời, nó có tác dụng kích thích và làm tăng nhu động ruột. Do đó sau khi ăn, bệnh nhân sẽ giảm được tình trạng táo bón, giúp ích cho quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
Rửa sạch một ít lá mồng tơi, để ráo nước. Sử dụng chày để giã nát lá, sau đó thêm một ít nước lọc vào khuấy đều hỗn hợp. Đắp hỗn hợp vừa thu được lên vùng da xung quanh hậu môn. Sau khoảng 15 – 20 phút, bạn có thể rửa lại hậu môn với nước và lau khô bằng khăn mềm. Bạn nên thực hiện cách này thường xuyên trong vòng từ 10 – 15 ngày để đạt được hiệu quả.
Nha đam
Những hoạt chất có trong cây nha đam có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Do đó, bạn có thể sử dụng nha đam để giảm hiện tượng sưng, phồng rộp gây chảy máu. Ngoài ra, tính dịu nhẹ của nha đam sẽ giúp bạn xua tan cảm giác nóng rát, khó chịu sau mỗi lần đi đại tiện.
Với hàm lượng khoáng và vitamin dồi dào, nha đam giúp hồi phục những thương tổn ở niêm mạc hậu môn, từ đó hạn chế tình trạng chảy máu.
Hãy cắt các bẹ nha đam còn tươi, rửa sạch rồi gọt vỏ bên ngoài. Sau đó lấy phần gel bên trong lá nha đam. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó bôi lượng gel nha đam lên hậu môn. Đợi đến khi thẩm thấu hoàn toàn và khô lại thì mới mặc quần.
Xông hơi tỏi
Việc làm này chính là cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà khá hiệu quả. Trong tỏi chứa nhiều kháng sinh thực vật – Allicin có khả năng kháng khuẩn, sát trùng tốt. Do đó, bạn nên sử dụng tỏi để làm giảm triệu chứng viêm nhiễm ở hậu môn, đồng thời giúp vết nứt nhanh lành, giảm thiểu tình trạng chảy máu.
Bóc vỏ 1 – 2 củ tỏi rồi giã nát. Lấy phần bã tỏi cho vào nồi nước và đun sôi. Sau khoảng 3 phút, bạn có thể ngồi xông và dùng nước sạch để rửa lại. Trước khi xông nước tỏi, bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ để đạt hiệu quả.
Dầu oliu
Dầu oliu có chứa vitamin E là chất chống oxy hóa có khả năng phục hồi những tổn thương, giúp nhanh lành lại các vết nứt ở hậu môn. Đồng thời, lượng polyphenol có trong loại dầu này làm gia tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, bổ sung dầu oliu trong khi chế biến món ăn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón. Không chỉ vậy, dầu oliu còn được dùng để dưỡng ẩm và làm dịu sưng rộp ở niêm mạc hậu môn.
Trộn một thìa mật ong, sáp ong và dầu oliu với nhau thành hỗn hợp sánh đặc. Đun sôi hỗn hợp này cho đến khi tan hết rồi tắt bếp rồi chờ nguội. Cuối cùng, bạn có thể bôi hỗn hợp này lên vùng da hậu môn.
Thói quen hỗ trợ chữa chảy máu hậu môn tại nhà
Để cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà tăng hiệu quả, người gặp phải tình trạng trên cần hình thành cho mình những thói quen lành mạnh dưới đây:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sau khi đại tiện, bạn nên rửa hậu môn với nước ấm có pha loãng muối rồi dùng khăn mềm để lau khô.
- Uống nhiều nước, áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ, ăn ít thực phẩm động vật, đồng thời hạn chế bổ sung các loại gia vị vào món ăn như: muối, ớt,… để cải thiện tình trạng táo bón.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng.
- Mặc áo quần rộng thoải mái, đặc biệt không mặc quần lót quá chật hoặc cứng gây tổn thương hậu môn.
- Đại tiện hàng ngày, đúng cách, không nên nhịn đi tiểu quá lâu, không sử dụng điện thoại trong khi đi ngoài.
Những điều nên làm khi bị chảy máu hậu môn
- Không tiếp tục làm việc nặng. Việc nghỉ ngơi là cần thiết, giúp giảm áp lực trong lòng mạch máu, khiến cho cơ thể kịp thời hàn gắn và bịt kín chỗ chảy máu.
- Không lạm dụng quá nhiều vào thuốc điều trị trĩ. Thuốc điều trị trĩ có tác dụng tốt chỉ khi dùng đúng chỉ định.
- Bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đầy đủ và chính xác.
- Không được nín đi ngoài, vì đó là phản ứng xấu; thụ động. Tâm lý chung khi gặp trường hợp hậu môn bị máu chảy khi đi ngoài thì ngay lập tức tránh đi ngoài. Điều này thường mang lại hậu quả nặng nề.
- Không bôi hay đắp bằng lá cây hoặc sử dụng bài thuốc không rõ nguồn gốc; không rõ tác dụng.
Lời kết:
Chảy máu hậu môn là triệu chứng của các bệnh liên quan về trực tràng – hậu môn như bệnh trĩ, táo bón,… Thông qua bài viết từ Phòng Khám Bác Sĩ, quý bạn đọc đã có cho mình những thông tin cần thiết về vấn đề này. Bạn đọc có thể tham khảo các cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà hiệu quả để áp dụng sao cho nhanh chóng giảm tình trạng trên.