Bại liệt – căn bệnh từng là nỗi ám ảnh trên toàn cầu với những trận dịch khiến hàng ngàn người tử vong và gấp nhiều lần con số đó bị di chứng tàn tật suốt đời. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Bại liệt có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cũng như cách xử lý tại nhà. Đặc biệt, chúng tôi gợi ý danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh bại liệt tốt nhất hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!
Nội dung bài viết
TỔNG QUAN VỀ BỆNH
Bệnh bại liệt là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh bại liệt, còn gọi là bệnh viêm tủy xám (tiếng Anh: Poliomyelitis) là một loại bệnh truyền nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây nên và có thể lây lan thành dịch.
Trước đây, bệnh bại liệt bắt đầu hình thành và gây ra dịch ở hầu hết các châu lục nói chung và Việt Nam nói riêng, số lượng người mắc bệnh và tử vong tăng mạnh. Tuy nhiên, từ 1955 đến nay khi các loại vaccine bại liệt ra đời thì tỉ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể cũng như không có các nạn dịch xảy ra.
Bệnh bại liệt vô cùng nguy hiểm bởi tính chất lây lan nhanh và nguy cơ gây liệt chi hoàn toàn của nó, liệt nửa người, thậm chí còn dẫn tới tử vong.
Dấu hiệu khi nhiễm bại liệt
Tùy thuộc vào thể bệnh mà các triệu chứng bệnh bại liệt sẽ có sự khác nhau. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh bại liệt được chia làm ba thể:
- Bại liệt ở thể nhẹ: các triệu chứng điển hình thường là những triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus khác gây ra như sốt cao, đau đầu, mất ngủ, cổ họng khô rát, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Ở thể này, bệnh nhân có thể hồi phục trong vài ngày.
- Bại liệt ở thể không liệt: triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần.
- Bại liệt ở thể liệt: triệu chứng điển hình nhất là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân dần dần mất cảm giác ở phần dưới của cơ thể dẫn đến liệt không đối xứng. Sau đó sẽ phục hồi từ từ trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Đối với các trường hợp nặng hơn, nếu liệt cả tủy sống và hành tủy có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Nguyên nhân mắc bệnh bại liệt
- Bệnh bại liệt xuất phát từ virus bại liệt (Poliomyelitis virus) lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiêu hóa. Virus bại liệt chủ yếu từ phân của người bệnh vào làm nhiễm khuẩn nguồn nước, thực phẩm rồi xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa. Một vài trường hợp có thể lây lan qua đường hầu họng. Bệnh cũng có thể lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc người vừa dùng vaccine bại liệt đường uống vì đây là loại vaccine sống giảm độc lực được làm từ virus sống.
- Bệnh bại liệt rất dễ lây nhiễm, hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh đều có thể nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh có thể dao động từ 3-35 ngày, đối với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể thường kéo dài 7-14 ngày.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bại liệt
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại liệt ở người, bao gồm:
- Người đi đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó.
- Người tiếp xúc với chất thải (phân, nước tiểu) của người có mang vi rút bại liệt.
- Người sử dụng nguồn nước ô nhiễm và ăn các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng, stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian dài.
- Người chưa tiêm chủng (chích ngừa) vaccine bại liệt.
- Người chưa được tiêm phòng vaccine bại liệt, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh bại liệt.
BỆNH BẠI LIỆT CÓ THỂ CHỮA TRỊ TẠI NHÀ ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Hiện tại, không có phương pháp chữa trị bệnh bại liệt tại nhà. Tuy nhiên, có thể có những biện pháp tự phòng tránh để giảm nguy cơ mắc bệnh, người dân nên tự giác đi tiêm ngừa bại liệt. Việc tiêm vaccine bại liệt là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Vaccine bao gồm 2 loại là vaccine sống giảm động lực và vaccine bất hoạt, giúp bảo vệ khỏi nhiều loại virus bại liệt cũng như chống được vi rút lây lan làm tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương.
Chủ động phòng chống dịch bằng cách:
- Chủ động phòng bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi bằng cách sử dụng vaccine phòng bệnh bại liệt ít nhất 3 lần theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thường xuyên vệ sinh, làm sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế ra môi trường.
- Khi phát hiện cơ thể bạn hoặc con trẻ có dấu hiệu sốt, buồn nôn, cứng gáy, đau chi và cơ bắp hoặc liệt mềm thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ quá trình phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bại liệt. Tuy virus bại liệt là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Do vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh này, bạn vẫn nên tiêm ngừa vaccine đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm virus bại liệt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh bại liệt, hãy điều trị và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.
DANH SÁCH CÁC PHÒNG KHÁM/BỆNH VIỆN CHUYÊN CUNG CẤP VACCINE TIÊM PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ BỆNH BẠI LIỆT TỐT NHẤT HIỆN NAY
Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bại liệt, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thiết phải đi tiêm chủng phòng bệnh, bởi không chỉ phòng cho bản thân mà còn phòng cho cả cộng đồng. Sau đây Phòng Khám Bác Sĩ xin cung cấp cho bạn danh sách các phòng khám/bệnh viện tốt nhất chuyên tiêm phòng vaccine và điều trị hiệu quả bệnh lý này:
Danh sách các phòng khám bại liệt đang được cập nhật... Danh sách các địa chỉ uy tín khám bại liệt đang được cập nhật...
NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI ĐI KHÁM, CHỮA TRỊ BẠI LIỆT TẠI CÁC CƠ SỞ
Sau đây là một số lưu ý khi đi khám bệnh Bại liệt tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:
- Các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, thêm nữa là lịch làm việc của bác sĩ ở các phòng khám ngoài giờ thường sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào lịch làm việc của bác sĩ đó tại bệnh viện. Chính vì vậy mà khi đi thăm khám, tốt hơn hết bạn nên đặt lịch hẹn trước để sắp xếp thời gian khám hợp lý, tránh phải chờ đợi lâu.
- Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
- Trung thực cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng và các thông tin mà bác sĩ cần biết khác. Từ đó giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về bệnh và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị hợp lý.
- Trong trường hợp xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, uống nhiều nước và nhịn tiểu 1 tiếng trước khi siêu âm. Không sử dụng các loại thức uống như trà, cà phê, rượu bia hoặc các chất kích thích khác, …
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc kiểm tra cho các trẻ: Trẻ có thể được yêu cầu kiểm tra về đường tiêu hoá, họng,… hoặc yêu cầu xét nghiệm để để biết kết quả, nguyên nhân chính xác nhất.
- Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.
KẾT LUẬN
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về bệnh bại liệt, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh bại liệt tốt nhất hiện nay: Thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng địa điểm. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!