Bệnh bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến hiện nay và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nữ giới. Vậy bướu cổ là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Cách chữa trị và phòng ngừa ra sao? Cơ sở uy tín nào gần đây hiện nay có thể chữa tận gốc bệnh này? Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Đặc biệt, chúng tôi giới thiệu danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh bướu cổ tốt nhất hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!
Nội dung bài viết
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BỆNH
Bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ là bệnh lý về tuyến giáp thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác ngoài cổ phình to. Được biết phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao hơn nam giới gấp 10 lần. Nguyên nhân là do các vấn đề tuyến giáp có thể thay đổi trong và sau thời kỳ mãn kinh khi nồng độ hormone thay đổi.
Bướu cổ có thể gây ảnh hưởng và nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ở mức độ nhẹ, bướu cổ có thể gây ra cảm giác khó chịu, căng thẳng, cũng như có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến giáp và liên quan đến hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu bướu cổ lớn có thể gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, đây được xem là dấu hiệu của các bệnh khác như ung thư tuyến giáp. Nên nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Triệu chứng nhận biết bệnh bướu cổ
Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết bệnh bướu cổ sớm và có hướng thăm khám, chữa trị kịp thời:
- Tại vùng cổ đột nhiên bị phồng lên hoặc bị sưng.
- Bị đau và cảm thấy khó chịu ở cổ
- Khó thở, khó nuốt, ho khan
- Khi thở phát ra tiếng kỳ lạ, nhất là lúc nằm nghiêng
- Giọng nói chuyển sang khàn và trầm hơn
- Cảm giác đau khi nuốt thức ăn
Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ
Có nhiều tác nhân gây ra bệnh bướu cổ, trong đó bao gồm:
- Thiếu iodine: Iodine hay I-ốt là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hormon của tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu i-ốt, tuyến giáp phải cố gắng sản xuất thêm hormone bằng cách tăng kích thước của nó, dẫn đến bướu giáp.
- Rối loạn tuyến giáp: Là khi quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp tăng hoặc giảm bất thường dẫn đến bị bướu giáp
- Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò trong việc phát triển bướu giáp.
- Tác động từ thuốc: Thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc cản quang (sử dụng trong chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh), thuốc thấp khớp, muối lithium trong chuyên khoa tâm thần,..) đều có nguy cơ gây bệnh
- Nhiễm độc: Nhiễm độc hoặc tiếp xúc với một số chất độc hại như thiếc, thiếc có hàm lượng cao cũng có thể gây ra bướu giáp.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: hút thuốc lá làm cản trở hấp thu i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,…Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn như khoai mì, măng, rau họ cải,… khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế.
BƯỚU CỔ CÓ THỂ CHỮA TRỊ ĐƯỢC TẠI NHÀ HAY KHÔNG?
Phương pháp điều trị bướu cổ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, kích thước và mức độ nặng của bướu. Đây là một tình trạng rất phức tạp và chưa có cách chữa trị hoàn toàn hiệu quả tại nhà. Chính vì thế, bạn nên tìm cho mình một cơ sở thăm khám uy tín để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng của bản thân và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.
DANH SÁCH CÁC PHÒNG KHÁM/BỆNH VIỆN CHỮA TRỊ BỆNH BƯỚU CỔ CHẤT LƯỢNG HIỆN NAY
Để điều trị hiệu quả bướu cổ, người bệnh cần đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị nên có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng bướu cổ tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
Danh sách các phòng khám bướu cổ đang được cập nhật... Danh sách các địa chỉ uy tín khám bướu cổ đang được cập nhật...
LƯU Ý KHI ĐI KHÁM, CHỮA TRỊ BỆNH BƯỚU CỔ TẠI CÁC CƠ SỞ
Sau đây là một số lưu ý khi đi khám bệnh bướu cổ tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:
- Các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, thêm nữa là lịch làm việc của bác sĩ ở các phòng khám ngoài giờ thường sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào lịch làm việc của bác sĩ đó tại bệnh viện. Chính vì vậy mà khi đi thăm khám, tốt hơn hết bạn nên đặt lịch hẹn trước để sắp xếp thời gian khám hợp lý, tránh phải chờ đợi lâu.
- Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
- Cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ: tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, dị ứng với các loại thực phẩm nào và những vấn đề về sức khỏe cá nhân khác. Giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Nếu phải thực hiện các xét nghiệm liên quan, người bệnh nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ để xét nghiệm chuẩn xác hơn. Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như cà phê, bia rượu, trà, … trước khi xét nghiệm.
- Đeo khẩu trang, sát khuẩn cẩn thận, tránh tiếp xúc với các bệnh nhân khác đề phòng mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc lây nhiễm chéo.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả khám bệnh, tình trạng bệnh, bạn nên hỏi lại bác sĩ để xin tư vấn. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có kết quả tốt nhất. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hợp tác trong quá trình điều trị bệnh.
KẾT LUẬN
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về bệnh bướu cổ, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh bướu cổ tốt nhất hiện nay: thông tin chi tiết về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng cơ sở. Nếu bạn còn đang nghi ngờ bản thân không biết có mắc bệnh lý này không? Hãy liên hệ cơ sở uy tín mà chúng tôi gợi ý để khám bệnh và kịp thời điều trị ngay nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!