Một trong những chấn thương trong vận động hoặc các môn thể thao đáng lo ngại nhất chính là đứt dây chằng. Khi dây chằng tổn thương, cử động khớp cũng bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng vận động của toàn bộ cơ thể. Đứt dây chằng có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh này là như thế nào? Bệnh này có thể chữa tại nhà được không? Cơ sở uy tín nào gần đây hiện nay có thể chữa tận gốc bệnh này? Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Đặc biệt, chúng tôi gợi ý danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh đứt dây chằng tốt nhất hiện nay và nhận xét khách quan về từng cơ sở. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!
Nội dung bài viết
TỔNG QUAN VỀ BỆNH
Đứt (rách) dây chằng là gì?
Dây chằng gồm các mô liên kết dai, dày đặc kết nối các xương với nhau để làm vững khớp. Không giống như gân, dây chằng có tính đàn hồi. Nếu các dây chằng bị kéo căng đến mức giãn ra quá nhiều hoặc đứt (rách) sẽ khiến khớp trở nên lỏng lẻo, đau và hạn chế các cử động Đứt (rách) dây chằng thường gặp ở các vị trí như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái, cổ hoặc lưng. Các vận động viên thể thao, vũ công, võ sĩ, người tập thể dục cường độ trung bình đến cao,… là đối tượng dễ bị rách dây chằng hơn cả.
Dấu hiệu của bệnh đứt dây chằng
Khi dây chằng bị đứt, người bệnh có thể gặp các triệu chứng tiêu biểu như sau:
- Âm thanh tương tự tiếng nứt hoặc tiếng nổ nhỏ
- Bầm tím, sưng và đau, đặc biệt khi có áp lực lên khớp
- Vết lõm ở khớp nối dây chằng bị rách
- Co thắt cơ
- Khả năng vận động suy giảm, dẫn đến tình trạng khớp lỏng lẻo hoặc không thể cử động như bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh đứt dây chằng
Một vài nguyên nhân và vị trí thường hay bị đứt dây chằng mà người bệnh hay mắc phải, có thể kể đến như:
- Mắt cá chân: Tổ hợp dây chằng xung quanh mắt cá ngoài chân dễ bị tổn thương nhất do bàn chân dễ bị lật, trẹo vào trong hay ra ngoài khi chấn thương.
- Đứt dây chằng đầu gối: là một trong những vị trí dễ gặp chấn thương dây chằng nhất. Bốn dây chằng đầu gối gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài. Trong đó, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất.
- Cổ tay: Tập trung khoảng 20 dây chằng ở đây. Các dây chằng này dễ bị tổn thương khi có chấn thương ở vùng cổ tay hoặc khi có lực tác động đột ngột vào cổ tay.
- Cổ: Khi cử động, vận động đột ngột các dây chằng vùng cổ cũng sẽ có nguy cơ bị đứt, rách. Chấn thương này thường dẫn tới tổn thương cơ, dây thần kinh và xương.
- Lưng: Khi cố nâng vật gì đó quá nặng, các dây chằng ở lưng rất dễ rách.
CÁCH CHỮA TRỊ ĐỨT DÂY CHẰNG HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Hầu hết các dây chằng bị đứt đều sẽ lành lại nếu người bệnh tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Một vài phương pháp giảm đau mà bạn có thể áp dụng ở nhà như:
- Nghỉ ngơi: Sau khi bị chấn thương, cần hạn chế tối đa mọi tác động gây áp lực, căng thẳng cho vùng bị thương. Cần nghỉ ngơi cho đến khi vết thương hồi phục.
- Chườm đá: Là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc giảm đau đồng thời hạn chế sưng tấy. Trong vài ngày đầu sau chấn thương, hãy chườm đá 15 – 30 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
- Băng ép: Băng bó, ép chặt vùng chấn thương sẽ giúp giảm sưng, đau. Có thể dùng một dải băng quấn quanh vết thương, nhưng đừng quấn quá chặt.
- Nâng cao: Nên nâng cao vùng tổn thương giúp kiểm soát lưu lượng máu đến khu vực bị thương làm giảm sưng viêm hiệu quả.
- Tuy là một một bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bệnh cũng không nên có tâm lý chủ quan. Tình trạng này kéo dài, khớp không được điều trị sớm sẽ dẫn đến sự thoái hóa của sụn, thoái hóa khớp… làm người bệnh đau đớn kéo dài, chất lượng sống suy giảm, thậm chí có nguy cơ tàn phế.Cách tốt nhất bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm đứt dây chằng.

Để phòng ngừa chấn thương làm rách đứt dây chằng, người bệnh nên chú ý những vấn đề như:
- Trước khi chơi thể thao cần khởi động đúng cách để làm nóng cơ bắp, các khớp cũng như tăng lưu thông máu, hạn chế chấn thương.
- Ngừng tập luyện nếu cơ thể mệt mỏi
- Cần chú trọng các bài tập tăng độ dẻo dai cho dây chằng, không có bài tập cụ thể giúp tăng sự dẻo dai cho dây chằng mà dây chằng sẽ “khỏe” lên một cách tự nhiên nếu nhận được lượng tải trọng phù hợp. Chẳng hạn như muốn củng cố dây chằng gối, cần đạp xe, đi bộ, bơi lội…
- Tuyệt đối tránh các kỹ thuật sai khi chơi thể thao; hạn chế mang vác đồ vật nặng; cẩn trọng tránh các tai nạn xe cộ/tai nạn té ngã… làm tổn thương dây chằng.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu canxi để tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng. Nên ăn uống sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản, các loại đậu, rau lá xanh…; Bổ sung thêm vitamin D và magie.
DANH SÁCH CÁC PHÒNG KHÁM/BỆNH VIỆN CHỮA TRỊ ĐỨT DÂY CHẰNG UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG HIỆN NAY
Để điều trị hiệu quả đứt dây chằng, người bệnh nên đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị nên có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng đứt dây chằng tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
Danh sách các phòng khám đứt dây chằng đang được cập nhật... Danh sách các địa chỉ uy tín khám đứt dây chằng đang được cập nhật...
NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI ĐI KHÁM ĐỨT DÂY CHẰNG TẠI CÁC CƠ SỞ
Sau đây là một số lưu ý khi đi khám đứt dây chằng tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:
- Hẹn lịch trước và sắp xếp thời gian thăm khám hợp lý. Vì các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, cũng như lịch làm việc của một số bác sĩ còn có thể bị thay đổi. Vì vậy, đặt lịch khám trước giúp bạn chủ động hơn khi thăm khám, không mất thời gian chờ đợi và sắp xếp mọi việc ổn thỏa tránh ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
- Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, BHYT, sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có).
- Trung thực cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng và các thông tin mà bác sĩ cần biết khác. Từ đó giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về bệnh và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị hợp lý.
- Trong trường hợp xét nghiệm, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, uống nhiều nước và nhịn tiểu 1 tiếng trước khi siêu âm bụng. Không sử dụng các loại thức uống như trà, cà phê, rượu bia hoặc các chất kích thích khác, …
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để thuận lợi hơn trong quá trình thăm khám. Bệnh nhân trong thời gian chờ nên đeo khẩu trang và không tiếp xúc, nói chuyện với các bệnh nhân khác để tránh gây lây nhiễm chéo hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả khám bệnh, tình trạng bệnh, bạn nên hỏi lại bác sĩ để xin tư vấn. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có kết quả tốt nhất. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hợp tác trong quá trình điều trị bệnh.
KẾT LUẬN
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về đứt dây chằng, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị đứt dây chằng tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng cơ sở. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!