Nóng rát dạ dày làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nó sẽ không gây nguy hiểm nếu bạn điều trị kịp thời. Việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng để đưa ra cách điều trị hợp lý. Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng này: Nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị hiệu quả tại nhà. Đặc biệt, chúng tôi gợi ý danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị nóng dạ dày tốt nhất hiện nay hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng cơ sở. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!
Nội dung bài viết
TỔNG QUAN VỀ BỆNH
Nóng dạ dày là gì?
Nóng dạ dày là triệu chứng thông thường sau khi ăn. Nếu như bạn ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, … sẽ gây kích thích đường ruột. Nguyên nhân có thể do dạ dày phải tiết quá nhiều acid để tiêu hóa hết thức ăn. Nếu tình trạng này thường xuyên lặp lại thì dễ dẫn đến viêm, loét và nhiễm trùng. Ngoài ra, nóng dạ dày còn có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh đường tiêu hóa. Một số bệnh liên quan đến nóng rát như viêm dạ dày, thực quản, đại tràng, … Tình trạng nóng dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng thường gặp khác như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời nhằm bảo đảm sức khỏe.
Triệu chứng khi nóng dạ dày trở nên nghiêm trọng
Người bị nóng dạ dày có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:
- Đau dạ dày nặng: Khi dạ dày nóng rát kèm theo cơn đau nhói kéo dài. Đau âm ỉ toàn bộ vùng bụng.
- Tăng thân nhiệt: Nóng rát kéo dài làm cho bên trong dạ dày bị bỏng, dẫn đến viêm, loét. Tình trạng này xuất phát từ việc hệ miễn dịch đang phản ứng lại với sự tấn công của vi khuẩn.
- Ợ hơi, ợ chua: Nóng rát kèm ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu cho thấy tình trạng đang trở nên nghiêm trọng. Nó cho thấy cơ thể đang mắc các loại bệnh khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Đầy bụng: Thức ăn khó tiêu hóa khiến dạ dày tiết nhiều acid và co bóp nhiều hơn. Thức ăn và khí dồn nén gây đau tức vùng bụng.
- Buồn nôn: Đầy bụng và ợ hơi đi cùng với cảm giác khó chịu và buồn nôn.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Đây là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thói quen ăn uống thất thường gây ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa và bài tiết.
- Xuất huyết dạ dày: Khi nóng rát đi kèm với chảy máu, máu có lẫn trong phân hoặc nôn ra máu. Lúc này, niêm mạc dạ dày bị loét gây xuất huyết.
Nguyên nhân gây nóng dạ dày
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nóng dạ dày:
- Lạm dụng thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Đây có thể là thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, … Việc sử dụng bừa bãi có thể làm dạ dày quen với thuốc dẫn đến giảm tác dụng. Không những vậy, nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Thuốc khó tiêu hóa tích tụ trong niêm mạc, lâu ngày gây viêm và loét.
- Ăn uống không đúng cách: Kẻ thù của nóng dạ dày chính là chế độ ăn uống thất thường. Ăn quá nhiều, quá ít, ăn không đúng bữa, sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, … đều có thể gây nóng rát dạ dày.
- Tâm lý: Nếu bạn lo âu, sợ hãi, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dạ dày co bóp mạnh, tiết nhiều acid khi bụng rỗng sẽ gây nên tình trạng nóng và đau.
- Nhiễm khuẩn: Trong dạ dày có nhiều loại vi khuẩn và phổ biến nhất là khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Nó có thể tiết enzym để trung hòa acid dạ dày để âm thầm phát triển. Vi khuẩn này gây ra tình trạng viêm loét đi kèm với nóng dạ dày.
- Triệu chứng của bệnh tiêu hóa: Các bệnh phổ biến là viêm, loét dạ dày, thực quản, đại tràng, … và nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
Việc xác định nguyên nhân gây nên Hiện tượng nóng dạ dày rất quan trọng. Bạn nên chủ động đi khám để tránh gặp phải các tình huống không mong muốn.
NÓNG DẠ DÀY CÓ THỂ CHỮA TRỊ TẠI NHÀ ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Nóng dạ dày là hiện tượng thông thường xuất phát từ thói quen ăn uống. Bạn có thể tự giảm đau tại nhà hoặc chủ động phòng tránh bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát thường xuyên thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Sau đây là một số phương pháp giúp giảm tình trạng đau dạ dày:
- Dùng các loại thực phẩm thanh mát, giải nhiệt như rau má, sữa chua, hoa quả, …
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đúng giờ, đúng bữa, tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, … Hạn chế ăn khuya và đồ uống có cồn, có ga.
- Giữ tinh thần thoải mái: Hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài để giảm sức ép lên dạ dày.
- Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh như khuẩn HP.
- Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng. Tránh vận động quá sức gây sức ép lên dạ dày.
- Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa.
TỔNG HỢP ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ NÓNG DẠ DÀY TỐT NHẤT
Để điều trị hiệu quả nóng dạ dày, người bệnh nên đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị cần có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng nóng dạ dày tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Danh sách các phòng khám nóng dạ dày đang được cập nhật... Danh sách các địa chỉ uy tín khám nóng dạ dày đang được cập nhật...
LƯU Ý KHI ĐI KHÁM, CHỮA TRỊ NÓNG DẠ DÀY TẠI CÁC CƠ SỞ
Sau đây là một số lưu ý khi đi khám nóng dạ dày tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:
- Để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, bạn nên đặt lịch khám trước bằng cách gọi trực tiếp đến số hotline hoặc thông qua website của phòng khám đó. Nhân viên sẽ sắp xếp cho bạn lịch khám hợp lý, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi cũng như không ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
- Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
- Trung thực cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng và các thông tin mà bác sĩ cần biết khác. Từ đó giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về bệnh và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị hợp lý.
- Trong trường hợp xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, uống nhiều nước và nhịn tiểu 1 tiếng trước khi siêu âm bụng. Không sử dụng các loại thức uống như trà, cà phê, rượu bia hoặc các chất kích thích khác, …
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để thuận lợi hơn trong quá trình thăm khám. Bệnh nhân trong thời gian chờ nên đeo khẩu trang và không tiếp xúc, nói chuyện với các bệnh nhân khác để tránh gây lây nhiễm chéo hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả khám bệnh, tình trạng bệnh, bạn nên hỏi lại bác sĩ để xin tư vấn. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có kết quả tốt nhất. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hợp tác trong quá trình điều trị bệnh.
KẾT LUẬN
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về nóng dạ dày, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị nóng dạ dày tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng cơ sở. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!