Quặm mi: Tìm hiểu nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị

Quặm mi: Tìm hiểu nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị

Quặm mi xuất hiện ở mắt khiến bạn luôn trong trạng thái đau nhức và khó chịu. Bạn đang lo lắng tình trạng quặm mi kéo dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý về mắt? Bạn mong muốn tìm những cơ sở uy tín gần đây có thể chữa tận gốc bệnh này? Phòng Khám Bác Sĩ sẽ gợi ý đến bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị quặm mi tốt nhất hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BỆNH

Quặm mi là gì? Tình trạng mắt này có nguy hiểm không?

Quặm mi là hiện tượng lông mi mọc ngược hướng cọ xát vào mắt, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Vấn đề về mắt này không quá nguy hiểm nhưng nếu không sớm chữa trị thì sẽ làm cho mắt dễ bị tổn thương. Trong trường hợp xấu nhất, quặm mi sẽ kéo theo các bệnh lý về mắt khác và có nguy cơ cao dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày.

Triệu chứng của quặm mi

Những triệu chứng của tình trạng quặm mi rất dễ nhận biết qua những điểm sau:

  • Xuất hiện sưng đỏ xung quanh mi mắt.
  • Hay bị chảy nước mắt, cảm giác ngứa và đau mắt.
  • Cảm giác có vật cản trong mắt.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện mắt để chữa trị quặm mi nhanh chóng khi có những dấu hiệu trên nhằm bảo vệ mắt khỏi nhiều biến chứng nguy hại
Chữa trị quặm mi mắt
Sưng đỏ xung quanh mi mắt.

Nguyên nhân gây ra quặm mi

Một số nguyên nhân chính gây ra quặm mi như:

  • Quặm mi bẩm sinh.
  • Vùng mắt bị tổn thương.
  • Di chứng sau phẫu thuật mắt.
  • Đau mắt hột.
  • Lộn mí mắt thường xuất hiện ở người lớn tuổi, khiến mí mắt bị gập vào bên trong.
  • Viêm bờ mi làm kích ứng mí mắt, khiến mắt chảy dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Virus Herpes gây ra mụn nước ở vùng da quanh mắt, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng mắt.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến mí mắt hoặc niêm mạc như hội chứng Stevens-Johnson.

CÁCH CHỮA TRỊ QUẶM MI HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Khi gặp trường hợp lông mi bị quặm, bạn có thể xử lý nhanh chóng ngay tại nhà bằng hai cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng băng dính kéo mi để lật ra ngoài và nhỏ các chất bôi trơn vào mắt để giảm sự cọ xát như thuốc mỡ hoặc nước mắt nhân tạo.
  • Cách 2: Dùng nhíp đã tiệt trùng để nhổ lông mi quặm. Tuy nhiên, cách này chỉ loại bỏ tạm thời tình trạng này và vẫn có khả năng tái phát sau này.

Những cách chữa trị quặm mi trên chỉ là những phương pháp xử lý tại nhà nên chưa thể điều trị dứt điểm. Tuy quặm mi không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại là nguyên nhân xuất hiện nhiều bệnh lý về mắt khác. Vì vậy, người bệnh cũng không nên có tâm lý chủ quan. Cách tốt nhất là bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán. Từ đó,đưa ra phương pháp chữa trị quặm mi hoàn toàn cũng như sớm phát hiện những bệnh lý liên quan nếu có.

Cách chữa trị quặm mi hiệu quả tại nhà
Sử dụng băng dính kéo mi lật ra ngoài để chữa trị quặm mi tại nhà

TỔNG HỢP ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH QUẶM MI TỐT NHẤT 

Để điều trị hiệu quả bệnh quặm mi, người bệnh cần đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị cần có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh quặm mi tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Danh sách các phòng khám quặm mi đang được cập nhật...

Danh sách các địa chỉ uy tín khám quặm mi đang được cập nhật...

LƯU Ý KHI ĐI KHÁM BỆNH, CHỮA TRỊ QUẶM MI TẠI CÁC CƠ SỞ

Khi đi khám quặm mi mắt tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, bạn nên đặt lịch khám trước bằng cách gọi trực tiếp đến số hotline hoặc thông qua website của phòng khám đó. Nhân viên sẽ sắp xếp cho bạn lịch khám hợp lý, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi cũng như không ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
  • Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, BHYT, sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc nhỏ mắt, dung dịch rửa mắt đang sử dụng tại nhà (nếu có).
  • Mang theo kính râm để bảo vệ mắt sau khi làm kiểm tra vì một số kiểm tra sẽ khiến đồng tử bị giãn, dẫn đến việc mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ: tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, dị ứng với các loại thực phẩm nào và những vấn đề về sức khỏe cá nhân khác. Giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nhân và quyết định phác đồ điều trị phù hợp.
  • Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.
Đặt lịch khám chữa trị quặm mi
Đặt lịch khám trước bằng cách gọi trực tiếp đến số hotline hoặc thông qua website của phòng khám

KẾT LUẬN

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về tình trạng quặm mi, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, Phòng Khám Bác Sĩ cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị quặm mi tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng cơ sở. Nếu bạn còn nghi ngờ bản thân không biết có mắc bệnh lý này không? Hãy liên hệ cơ sở uy tín mà chúng tôi gợi ý để khám bệnh và kịp thời điều trị ngay nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

 

 

 

 

 

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám