Nguyên nhân hình thành sẹo lồi trên da và cách chữa trị

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi trên da và cách chữa trị

Sẹo lồi là tình trạng về da phổ biến sau khi vết thương lành hẳn, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti về ngoại hình, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này thì hãy tham khảo bài viết sau đây. Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị sẹo lồi tốt nhất hiện nay và nhận xét khách quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH

Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là loại sẹo được hình thành do sự tăng trưởng quá mức của các mô sợi giúp phục hồi cho vùng da bị tổn thương. Điểm khác biệt giữa sẹo lồi và sẹo lõm là ở dạng bề mặt của chúng. Nếu sẹo lồi nổi gồ ghề trên da thì sẹo lõm lại lõm vào da.
Sẹo lồi không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc phải, tuy nhiên, nó gây khó chịu về mặt thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin. Ngoài ra, sẹo lồi còn có thể gây đau, ngứa và viêm nhiễm cho da, đồng thời làm ảnh hưởng đến việc di chuyển. Vì vậy, nếu vết sẹo này khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày thì bạn nên đến cơ sở y tế về da liễu để được bác sĩ kiểm tra và chữa trị sẹo lồi.

Dấu hiệu nhận biết của sẹo lồi

Bạn có thể nhận biết sẹo lồi qua những dấu hiệu chính sau:

  • Sẹo thường có kích thước lớn hơn vết thương và sẽ nổi lên bề mặt da sau khi vết thương đã khỏi
  • Màu sắc của sẹo thường khác với màu sắc của da xung quanh như đỏ, hồng, sau đó chuyển sang màu sẫm hơn
  • Cảm thấy căng tức da và có thể đau hoặc ngứa
  • Thường xuất hiện ở các vị trí bị tổn thương
  • Sẹo không thể nhỏ đi theo thời gian mà còn tồn tại rất lâu trên da
Chữa trị sẹo lồi
Sẹo thường có kích thước lớn hơn vết thương và sẽ nổi lên bề mặt da sau khi vết thương đã khỏi

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi

Để chữa trị sẹo lồi hiệu quả, việc xác định các nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này:

  • Những tổn thương da do vết cắt, vết thương hở, phẫu thuật hoặc trầy da
  • Vết thương bị nhiễm khuẩn hoặc có dị vật bám vào
  • Sẹo do nặn mụn trứng cá
  • Di truyền từ người thân có cơ địa sẹo lồi
  • Tuổi: Lão hóa da làm cho da mất đi độ đàn hồi và làm cho quá trình phục hồi tổn thương da trở nên chậm hơn, dẫn đến khả năng hình thành sẹo lồi.
  • Mức độ nặng của tổn thương: Nếu tổn thương là nặng và mở rộng, nó có thể dẫn đến sự tích tụ collagen quá mức, gây ra sẹo lồi.
  • Do ăn các thực phẩm có thể để lại sẹo khi vết thương chưa lành như rau muống, thịt gà, đồ nếp,…

Nên kiêng ăn gì để tránh bị sẹo lồi?

Khi bị vết thương, việc ăn một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cho vết thương phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau đây để không bị sẹo lồi:

  • Thịt gà và thịt bò vì sẽ khiến vết thương bị ngứa, sẫm màu và lâu lành hơn
  • Các loại hải sản sẽ làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu
  • Rau muống kích thích sản sinh collagen quá nhiều có thể sinh ra sẹo
  • Trứng cũng làm tăng việc sinh ra collagen dẫn đến sẹo lồi
  • Đồ nếp sẽ làm mưng mủ, sưng tấy vết thương
  • Đồ uống có tính kích thích như cà phê, bia rượu
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo
Thực phẩm cần tránh khi bị sẹo lồi
Kiêng ăn đồ nếp vì sẽ làm mưng mủ, sưng tấy vết thương

CÁCH CHỮA TRỊ SẸO LỒI HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị sẹo lồi tại nhà sau đây nhằm cải thiện tình trạng da này:

  • Dùng kem trị sẹo chứa các thành phần như vitamin E, silicone, chiết xuất từ củ nghệ hay dầu ô liu.
  • Massage da nhẹ nhàng vùng da xung quanh sẹo mỗi ngày trong khoảng 5-10 phút để tăng cường lưu thông máu và kích thích tế bào da tạo collagen mới
  • Thoa nước cốt chanh lên vùng da bị sẹo mỗi ngày rồi rửa sạch lại bằng nước ấm
  • Thoa dầu dừa lên vùng sẹo kết hợp với massage
  • Trộn baking soda với nước cho đến khi hòa tan, sau đó thoa lên vùng sẹo kết hợp với massage nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút
  • Tăng cường ăn nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C và các thực phẩm giàu protein, omega-3, kẽm,…

Những cách chữa trị sẹo lồi trên chỉ là những phương pháp giúp cải thiện tình trạng sẹo trên da nên chưa thể điều trị dứt điểm. Tuy sẹo lồi không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của da và không thể tự hết, vì vậy, người bệnh không nên có tâm lý chủ quan. Cách tốt nhất là bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị sẹo lồi hoàn toàn.

TỔNG HỢP ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ BỆNH SẸO LỒI TỐT NHẤT

Để điều trị hiệu quả bệnh sẹo lồi, người bệnh nên đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị cần có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh sẹo lồi tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Danh sách các phòng khám đang được cập nhật...

Danh sách các địa chỉ uy tín khám đang được cập nhật...

LƯU Ý KHI ĐI KHÁM BỆNH, CHỮA TRỊ SẸO LỒI TẠI CÁC CƠ SỞ

Khi đi khám sẹo lồi tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Hẹn lịch trước và sắp xếp thời gian thăm khám hợp lý. Vì các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, cũng như lịch làm việc của một số bác sĩ còn có thể bị thay đổi. Vì vậy, đặt lịch khám trước giúp bạn chủ động hơn khi thăm khám, không mất thời gian chờ đợi và sắp xếp mọi việc ổn thỏa tránh ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
  • Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc hoặc kem trị sẹo đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
  • Không nên chà xát lên vùng da bị sẹo lồi
  • Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để thuận lợi hơn trong quá trình thăm khám.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ: tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, dị ứng với các loại thực phẩm nào và những vấn đề về sức khỏe cá nhân khác. Giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
  • Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

KẾT LUẬN

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về tình trạng sẹo lồi, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị sẹo lồi tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng địa điểm. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám