Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và chữa trị

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và chữa trị

Bạn nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của thoái hóa khớp gối? Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh này là như thế nào? Bệnh này có thể chữa tại nhà được không? Hoặc bạn muốn tìm một cơ sở uy tín để khám chữa bệnh? Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Đặc biệt, chúng tôi giới thiệu danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay và nhận xét khách quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối (còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối) là hiện tượng bào mòn lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn). Khi tình trạng này xảy ra, sẽ dẫn đến xương của các khớp cọ xát mạnh với nhau gây trạng thái đau, sưng, cứng, giảm khả năng di chuyển và đôi khi hình thành các gai xương ở vùng đầu gối.

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối

các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường diễn ra qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi phát, lúc này bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nhẹ của bệnh, ở giai đoạn này thường sẽ bắt đầu thấy đau nhức, tuy nhiên lớp sụn vẫn chưa bị tổn thương nhiều. Bên cạnh đó, sẽ có một vài triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này như đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ hoặc cúi người.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này sụn bị tổn thương rõ nét, nứt vỡ, lớp sụn bị bào mòn nhiều và hẹp khe khớp gây đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ. Ngoài ra cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Trong khi đó, hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.
  • Giai đoạn 4: Đây được coi là giai đoạn bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Ở giai đoạn này, không gian khớp giữa xương bị giảm đáng kể, sụn gần như bị hư hỏng hoàn toàn và khớp trở nên cứng nhắc và gần như bất động. Chất lỏng hoạt dịch giảm đáng kể và không còn giúp giảm ma sát. Bệnh nhân có nguy cơ phải điều trị phẫu thuật cắt xương.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối trong đó có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp như:

  • Lão hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, xương càng dễ bị thoái hóa do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa ở khớp gối hơn nam giới.
  • Cân nặng: Việc cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian.
  • Chấn thương: Những rủi ro có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ lệch trục khớp, thoái hóa từ từ.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị thoái hóa khớp gối thì nguy cơ bạn bị thoái hóa khớp gối sẽ cao hơn những người bình thường.
  • Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại: Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực cho khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (25kg trở lên), có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.
  • Vận động viên thể thao: Những người chơi bóng đá, quần vợt, điền kinh, các bộ môn đòi hỏi vận động khớp gối nhiều có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối. Nguy cơ này sẽ cao hơn nữa nếu vận động viên gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện. 
  • Bệnh lý khác: Người mắc nhiều bệnh lý cũng gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,…

CÁCH CHỮA TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Nhằm giảm đau và tăng cường hiệu quả trị bệnh, bạn có thể tham khảo một vài phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Tập luyện thể dục đều đặn nhưng cần tập luyện phù hợp với thể trạng cơ thể.
  • Giảm cân nếu cân nặng vượt quá mức bình thường nhằm giảm tải trọng cơ thể cho khớp gối.
  • Chườm nóng hoặc xoa bóp để giảm đau nhức.
  • Sinh hoạt đúng tư thế: Người bệnh nên tránh ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.

Tuy là một một bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bệnh cũng không nên có tâm lý chủ quan. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt nếu như không điều trị đúng cách. Cách tốt nhất bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm thoái hóa khớp gối.

chữa trị thoái hóa khớp gối
Thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất

DANH SÁCH CÁC ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CHẤT LƯỢNG HIỆN NAY

Để điều trị hiệu quả thoái hóa khớp gối, người bệnh nên đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị cần có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng thoái hóa khớp gối tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Danh sách các phòng khám ”thoái đang được cập nhật...

Danh sách các địa chỉ uy tín khám ”thoái đang được cập nhật...

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám