Nguyên nhân gây trật khớp hàm và phương pháp chữa trị hiệu quả

Nguyên nhân gây trật khớp hàm và phương pháp chữa trị hiệu quả

Trật khớp hàm (sái quai hàm) là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này được xem là một chấn thương vùng phần bắp thịt và đường gân của xương quai hàm, khiến chúng bị lệch ra khỏi vị trí vốn có. Vậy dấu hiệu nhận biết trật khớp hàm là gì? Cách chữa trị tại nhà như thế nào? Hoặc bạn muốn tìm một cơ sở uy tín để khám chữa bệnh? Để giải đáp tất cả câu hỏi trên, dưới đây là toàn bộ thông tin cần thiết về sái quai hàm mà Phòng Khám Bác Sĩ chia sẻ. Đặc biệt,  chúng tôi cung cấp danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị trật khớp hàm tốt nhất hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng địa điểm. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH

Trật khớp hàm là gì?

Trật khớp hàm hay còn gọi là sái quai hàm. Đây là tổn thương khá nghiêm trọng do xương hàm bị lệch ra khỏi khớp. Bệnh lý này thường khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, đau mặt, tai ù, đau vai gáy. Thậm chí là cứng cơ giữ cổ hoặc khó khăn trong việc cử động hàm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong ăn uống và giao tiếp.

Dấu hiệu nhận biết trật khớp hàm 

Trật khớp hàm có thể nhận biết dễ dàng thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Phát ra âm thanh lộc cộc khi há miệng. 
  • Hàm không khớp với nhau khi khép miệng.
  • Khó khăn khi nhai hoặc nói.
  • Đau nhức khi cử động hàm.
  • Đau đầu và ù tai. 
  • Cứng hàm và cơ cổ.

Lưu ý: Nếu có bất kỳ dấu hiệu trên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị sái quai hàm đúng cách.

Nguyên nhân gây trật khớp hàm 

Đa phần người bị trật khớp hàm thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

  • Tác động mạnh ở phần bắp thịt và đường gân xương hàm.
  • Ngáp hoặc cười quá lớn.
  • Thường xuyên nằm sấp, nằm nghiêng khi ngủ.
  • Có thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Một số bệnh lý liên quan đến răng, hàm, miệng. 
  • Làm việc quá sức khiến các cơ bị căng giãn quá mức, nhất là cơ vùng cổ. 
  • Stress và mệt mỏi kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ trật khớp hàm. 

khớp thái dương hàm

CÁCH CHỮA TRỊ TRẬT KHỚP HÀM HIỆU QUẢ TẠI NHÀ 

Cách chữa trị trật khớp hàm tại nhà vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng theo một số cách hiệu quả dưới đây.

  • Nghỉ ngơi và thư giãn nhẹ nhàng cơ thể: Điều này sẽ giúp cơ ở vùng hàm thả lỏng, không bị căng cứng do áp lực. 
  • Không mở miệng quá lớn khi bị sái quai hàm: Điều này sẽ giúp hạn chế tác động mạnh vào hàm, giúp vùng tổn thương nhanh lành hơn. 
  • Điều chỉnh thực đơn ăn uống: Nên dùng những món ăn lỏng, mềm, tuyệt đối không ăn những thực phẩm quá cứng hoặc phải nhai quá nhiều. 
  • Chườm khăn ấm: Chườm trong khoảng 20 phút một lần để giảm đau nhanh chóng. 
chữa trị trật khớp hàm
hườm trong khoảng 20 phút một lần để giảm các cơn đau hàm

Tuy nhiên, nếu áp dụng những biện pháp trên đây mà vẫn không thể cải thiện tình trạng trật khớp hàm. Thậm chí là nghiêm trọng hơn thì người bệnh không nên tự ý điều chỉnh khớp hàm, điều này chỉ khiến khớp hàm bị lệch nhiều hơn. Cách tốt nhất bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm. 

DANH SÁCH CÁC ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ TRẬT KHỚP HÀM CHẤT LƯỢNG HIỆN NAY

Để điều trị hiệu quả trật khớp hàm, người bệnh nên đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị cần có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng trật khớp hàm tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Danh sách các phòng khám trật khớp hàm đang được cập nhật...

Danh sách các địa chỉ uy tín khám trật khớp hàm đang được cập nhật...

NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI ĐI KHÁM TRẬT KHỚP HÀM TẠI CÁC CƠ SỞ

Sau đây là một số lưu ý khi đi khám trật khớp hàm tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:

  • Các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, thêm nữa là lịch làm việc của bác sĩ ở các phòng khám ngoài giờ thường sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào lịch làm việc của bác sĩ đó tại bệnh viện. Chính vì vậy mà khi đi thăm khám, tốt hơn hết bạn nên đặt lịch hẹn trước để sắp xếp thời gian khám hợp lý, tránh phải chờ đợi lâu.
  • Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, BHYT, sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có).
  • Trung thực cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng và các thông tin mà bác sĩ cần biết khác. Từ đó giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về bệnh và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị hợp lý.
  • Tham khảo ý kiến, nhờ bác sĩ tư vấn về những thắc mắc của bản thân về bệnh và tình trạng bệnh. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

KẾT LUẬN

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về trật khớp hàm, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp list các phòng khám, bệnh viện chữa trị  trật khớp hàm tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng cơ sở. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám