Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau là một trong những điều bất thường khiến nhiều cha mẹ phải lo lắng. Liệu tình trạng này có nguy hiểm không? Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bố mẹ qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về phần đầu phía sau của trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, phần phía sau đầu hay thóp sau là khe hở nằm giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu, có hình tam giác. Thóp trước cần phải trải qua một quá trình thay đổi liên tục mới đóng lại (thường là sau khi trẻ 6 tháng tuổi cho tới trẻ 18 tháng tuổi), còn thóp sau khi bé mới chào đời lại gần như đã khép kín.
Thóp sau và thóp trước cùng với những đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ có chức năng bảo vệ não bộ của trẻ tránh bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài. Nhất là trong quá trình mẹ sinh đẻ, khi qua âm đạo đầu trẻ có thể hay bị ép chặt, chính nhờ thóp sau mà bé có thể dễ dàng chui ra mà không có ảnh hưởng gì.
Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có nguy hiểm không?
Phần lõm phía sau đầu của trẻ sơ sinh có thể tự khép lại sau một thời gian nên các bậc phụ huynh không cần lo lắng về tình trạng này quá nhiều.
Nhưng nếu như phía sau đầu của bé con bị lõm, không tự khép lại sau 4 tháng khi sinh, hoặc không phải bị lõm vì phụ huynh cho trẻ nằm gối sớm thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để trẻ được thăm khám để xác định nguyên nhân gây ra vết lõm phía sau đầu của trẻ và có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ra biến chứng ở trẻ.
Các nguyên nhân khiến cho đầu của trẻ sơ sinh bị lõm phía sau
Do trẻ bị thiếu nước
Tình trạng thiếu nước ở trẻ sơ sinh có thể do sốt cao, tiêu chảy hoặc do ra nhiều mồ hôi. Thiếu nước là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau. Vì trong cơ thể trẻ không đủ chất lỏng cung cấp cho các cơ quan hoạt động bình thường. Do đó khi gia đình nhận thấy cơ thể trẻ rơi vào tình trạng thiếu nước thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời, vì tình trạng này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ.
Suy dinh dưỡng
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh là do cơ thể thiếu nước kéo theo trẻ không được hấp thu hoặc hấp thu kém các chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển như calo. Tình trạng suy dinh dưỡng có biểu hiện như thiếu cân, tóc khô và dễ rụng, bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, khô da…
Viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính
Tình trạng nhiễm độc cấp tính thường gây ra bởi biến chứng của bệnh viêm ruột và nhiễm trùng ruột. Nếu bố mẹ không cho trẻ phẫu thuật sớm có thể gây hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, đây là bệnh hiếm khi gặp phải ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Đái tháo nhạt
Tình trạng đái tháo nhạt xảy ra do thận của bé không có khả năng giữ nước dẫn đến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau. Tình trạng này khác với bệnh đái tháo đường nên không được nhầm lẫn. Và tùy tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp.
Bệnh Kwashiorkor
Bệnh Kwashiorkor được gọi là triệu chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do cơ thế bé thiếu protein. Khi mắc phải bệnh này, trẻ thường không có khả năng để phát triển đầy đủ. Đặc biệt khi phát hiện và điều trị muộn trẻ có thể sẽ gặp khiếm khuyết vĩnh viễn về thể chất và tinh thần như bé yêu bị lõm phía sau đầu. Còn nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến hôn mê, sốc hoặc tử vong ở con trẻ.
Cách điều trị khi đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau
Đối với trẻ sơ sinh, quá trình điều trị khi bé con bị lõm phía sau đầu vô cùng quan trọng được diễn ra như sau:
Nếu bé bị lõm phía sau đầu do mất nước
Gia đình cần phải nhanh chóng đưa trẻ sơ sinh tới bệnh viện để bé được truyền dịch qua miệng hoặc tĩnh mạch. Đây là cách điều trị hiệu quả, an toàn giúp cho bé được cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Khi đó, nếu cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, tình trạng phía sau đầu của trẻ sơ sinh bị lõm cũng cải thiện đáng kể.
Nếu bé bị lõm phía sau đầu do suy dinh dưỡng
Khi vấn đề dinh dưỡng gây nên tình trạng này, mẹ hãy nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn của bé theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc sức khỏe bé, giúp bé nhanh hồi phục nhất có thể và cải thiện sớm tình trạng lõm phía sau đầu.
Cách phòng ngừa khi đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau
Muốn tránh cho trẻ sơ sinh không gặp tình trạng này, tốt nhất là mẹ cần ngăn chặn các nguyên nhân gây ra tình trạng này vì đây chính là biện pháp hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
- Cần cho bé bú sữa đầy đủ và uống nước đủ mức cần thiết. Khi bé có thể uống thêm nước thì giảm thiểu tình trạng đó nhiều.
- Nên bổ sung canxi cho bé theo định kỳ. Mẹ cần biết: Nguyên tắc bổ sung canxi an toàn, khoa học và hiệu quả để tham khảo trong quá trình chăm sóc con.
- Phụ huynh cần thường xuyên đưa con mình tới các cơ sở y tế để khám và kiểm tra sức khoẻ của bé.
- Mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm tăng chất lượng sữa cho em bé.
- Ngoài ra, mẹ cho con bú cần lưu ý phải luôn ăn chín, uống sôi. Luôn thực hiện giữ vệ sinh các loại dụng cụ ăn uống. Bởi đây chính là biện pháp giúp ích khiến em bé tránh bị tiêu chảy. Tiêu chảy được biết là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh bị mất nước gây ra tình trạng lõm đầu.
Lời kết:
Thực chất, tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau ở các mức độ nhẹ được xem là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, cần chú ý rằng khi niểm mềm này bị trũng sâu thì vùng thóp trũng sâu. Nếu phụ huynh nhìn thấy rõ điều này thì bố mẹ tuyệt đối không chủ quan mà nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Bài viết trên của Phòng Khám Bác Sĩ đã giải đáp hết tất cả vấn đề này, giúp phụ huynh có thể tìm ra nguyên nhân và cách điều trị đúng.