Bàn chân là bộ phận thường hay phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể trong mọi hoạt động. Đau xương bàn chân có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn mang nhiều rủi ro mà chúng ta không biết được. Bạn nghi ngờ bản thân có thể đang mắc bệnh đau xương bàn chân? Triệu chứng của bệnh này là như thế nào? Bệnh này có thể chữa tại nhà được không? Hoặc bạn muốn tìm một cơ sở uy tín để khám chữa bệnh? Hãy tham khảo bài viết sau đây, Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp các câu hỏi trên. Đặc biệt, chúng tôi giới thiệu danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh đau xương bàn chân tốt nhất hiện nay và nhận xét khách quan về từng cơ sở. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!
Nội dung bài viết
TỔNG QUAN VỀ BỆNH
Đau xương bàn chân là gì?
Đau xương bàn chân là hiện tượng đau ở phần bàn chân – bộ phận góp phần quan trọng trong chuyển động và nâng đỡ cơ thể. Bệnh thường gặp ở những người vận động nhiều mà không có dụng cụ hay thiết bị bảo hộ bàn chân. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai chân. Đau gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ làm giảm chất lượng sống và dẫn tới những biến chứng khó lường.
Dấu hiệu của bệnh đau xương bàn chân
Đau xương bàn chân sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Đau hoặc cảm thấy rát trong lòng bàn chân hoặc vùng gần gót chân.
- Có hiện tượng đau hoặc tê ngứa ở các ngón chân.
- Cơn đau nặng hơn khi người bệnh đứng, chạy hoặc đi bộ.
- Có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng
Nguyên nhân gây bệnh đau xương bàn chân
Vì sao bị đau xương bàn chân có lẽ là mối bận tâm của không ít người? Lý do của tình trạng này đôi khi không đáng ngại. Tuy nhiên cũng có trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý cần điều trị kịp thời. Một vài nguyên nhân thường gặp như:
- Ảnh hưởng của thời tiết: Việc thay đổi thời tiết đột ngột, trời quá lạnh sẽ dẫn tới dịch khớp bàn chân bị đông đặc, máu lưu thông kém gây cứng khớp bàn chân, đau bàn chân.
- Hoạt động quá mức: Việc lao động hoặc tham gia các môn thể thao đòi hỏi sự vận động, chịu lực lớn của bàn chân có thể là nguyên nhân gây đau. Đó có thể là mang vác vật nặng, nhảy cao, nhảy xa, đau lòng bàn chân khi chạy bộ…
- Chấn thương: Một số chấn thương tại chân như gãy xương, giãn dây chằng… có thể gây ra những cơn đau dai dẳng hoặc dữ dội. Những chấn thương này có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, lao động, chơi thể thao.
- Mang giày không phù hợp
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. Cân nặng càng lớn, bàn chân càng phải chịu lực nhiều, nhất là khi di chuyển.
- Do ảnh hưởng của một vài bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hay hội chứng bàn chân bẹt,..
Bệnh này có nguy hiểm hay không?
Đau xương bàn chân có thể trở thành mãn tính, gây nên các bệnh lý nguy hiểm như là :
- Bệnh về dây thần kinh: dây thần kinh ngoại biên bị viêm hoặc chèn ép (hội chứng đường hầm: Tarsal tunnel syndrome, Jogger’s foot), thoát vị đĩa đệm gây đau dây thần kinh tọa kèm theo cảm gia tê, teo cơ, di cảm,… phát hiện qua phương pháp đo điện cơ (EMG);
- Bệnh mạch máu: hội chứng co mạch (Renault), viêm tắc động mạch, u cuộn mạch,… chẩn đoán bằng hình thức chụp hình động mạch hay siêu âm mạch máu;
- Bệnh gân cơ, dây chằng: đau do bị viêm cân gan chân, gân cơ quá tải;
- Bệnh về xương khớp: các dạng viêm khớp (viêm khớp Gout, viêm khớp dạng thấp hay do quá tải,…), nứt xương, thoái hóa khớp (mòn các khớp bàn chân, ngón chân, cổ chân. Để xác định bệnh cần thực hiện chụp CT, MRI và xét nghiệm máu,…
CÁCH CHỮA TRỊ ĐAU XƯƠNG BÀN CHÂN HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Nếu bệnh đang ở thể trạng nhẹ hay giai đoạn đầu, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp giảm đau tại nhà như:
- Chườm giảm đau: áp dụng cho các trường hợp nhẹ, chườm khoảng 15 phút, không chườm lên vết thương hở.
- Massage: xoa bóp cũng cách chữa đau nhức bàn chân được nhiều người áp dụng. Nó sẽ tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức. Bạn có thể tự xoa bóp tại nhà hoặc có thể tới các cơ sở chuyên nghiệp.
- Lựa chọn giày, dép phù hợp
- Một số trường hợp có thể dùng thuốc giảm đau như thuốc giảm đau, chống viêm: Ibuprofen…Thuốc bôi dưới dạng mỡ, kem, gel như Capsaicin
- Tuy là một một bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bệnh cũng không nên có tâm lý chủ quan. Đau xương bàn chân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phức tạp cần phát hiện sớm và điều trị. Vì vậy, cách tốt nhất bạn vẫn nên đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm đau xương bàn chân.
TỔNG HỢP ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ ĐAU XƯƠNG BÀN CHÂN TỐT NHẤT
Để điều trị hiệu quả đau xương bàn chân, người bệnh nên đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để thăm khám. Việc chữa trị cần có sự chẩn đoán, đề xuất phác đồ điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị tình trạng đau xương bàn chân tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Danh sách các phòng khám đau xương bàn chân đang được cập nhật... Danh sách các địa chỉ uy tín khám đau xương bàn chân đang được cập nhật...
NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI ĐI KHÁM ĐAU XƯƠNG BÀN CHÂN TẠI CÁC CƠ SỞ
Sau đây là một số lưu ý khi đi khám đau xương bàn chân tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:
- Đặt lịch trước và sắp xếp thời gian thăm khám hợp lý. Vì các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, cũng như lịch làm việc của một số bác sĩ còn có thể bị thay đổi. Vì vậy, đặt lịch khám trước giúp bạn chủ động hơn khi thăm khám, không mất thời gian chờ đợi và sắp xếp mọi việc ổn thỏa tránh ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
- Mang theo sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có). Mang theo giấy tờ tùy thân, BHYT và các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục khám bệnh hay phòng trường hợp cần nhập viện gấp để điều trị.
- Trung thực cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng và các thông tin mà bác sĩ cần biết khác. Từ đó giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về bệnh và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị hợp lý.
- Trong trường hợp xét nghiệm, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, uống nhiều nước và nhịn tiểu 1 tiếng trước khi siêu âm bụng. Không sử dụng các loại thức uống như trà, cà phê, rượu bia hoặc các chất kích thích khác, …
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để thuận lợi hơn trong quá trình thăm khám. Bệnh nhân trong thời gian chờ nên đeo khẩu trang và không tiếp xúc, nói chuyện với các bệnh nhân khác để tránh gây lây nhiễm chéo hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả khám bệnh, tình trạng bệnh, bạn nên hỏi lại bác sĩ để xin tư vấn. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có kết quả tốt nhất. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hợp tác trong quá trình điều trị bệnh.
KẾT LUẬN
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về đau xương bàn chân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh đau xương bàn chân tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng địa điểm. Hy vọng bạn có được cái nhìn khách quan nhất và chọn được cho mình một địa chỉ phù hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!