Đi tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu. Ở một số ít trường hợp có thể tự khỏi nhưng bạn không nên chủ quan vì có đến 95% trường hợp tiểu ra máu là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Cách chữa đi tiểu ra máu tại nhà an toàn và hiệu quả. Phòng Khám Bác Sĩ sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức qua bài viết dưới đây.
Các dạng tiểu ra máu thường gặp
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa đi tiểu ra máu tại nhà an toàn và hiệu quả, hãy cùng điểm qua các dạng tiểu ra máu thường gặp để nhận biết và tìm ra phương pháp điều trị hợp lý.
- Tiểu buốt ra máu đại thể: Nước tiểu có màu sắc đỏ hoặc hồng rõ rệt. Bạn có thể nhìn thấy trực tiếp một cách dễ dàng bằng mắt thường. Tình trạng này thực chất là do số lượng hồng cầu trong nước tiểu quá nhiều gây ra đổi màu nước.
- Tiểu buốt ra máu vi thể: Ngược lại với dạng tiểu ra máu đại thể, dạng này chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm và khó quan sát qua mắt thường.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Tiểu buốt ra máu là hiện tượng bất thường của cơ thể, trong nước tiểu thải ra có sự xuất hiện của hồng cầu. Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Đi tiểu ra máu là do bệnh gì gây nên? Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đường tiết niệu là một trong những hệ cơ quan quan trọng của cơ thể, nó được ví như một nhà máy lọc nước giúp cơ thể đào thải chất cặn bã ra ngoài theo dòng nước tiểu. Hệ tiết niệu gồm các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
Viêm đường tiết niệu là tình trạng một trong các bộ phận của hệ tiết niệu bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm từ ngoài môi trường đi ngược vào niệu đạo, sau đó đến bàng quang và gây viêm (90 % là do vi khuẩn E.coli). Khi đường tiết niệu bị viêm, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như: đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi khai, màu vàng đục.
Ở nam giới, đầu dương vật có thể xuất hiện dịch nhầy, hạch to ở háng, bẹn. Ở nữ giới, âm đạo xuất hiện nhiều khí hư. Thậm chí ở nhiều người còn xuất hiện tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao, lưng đau, cơ thể mệt mỏi…Với người cao tuổi thường có biểu hiện tiểu buốt chảy máu vi thể, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt thường ngày.
Nữ giới thường có nguy cơ cao mắc các bệnh đường tiết niệu hơn nam giới. Tuy nhiên, trường hợp tiểu buốt ra máu ở nam cũng không thể xem nhẹ vì có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm về sau.
Sỏi tiết niệu
Nhiễm trùng tiết niệu dẫn đến sỏi tiết niệu và ngược lại. Các viên sỏi ngày một to lên trong quá trình phát triển. Khi các viên sỏi này di chuyển sẽ làm tổn thương hệ tiết niệu. Nên dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Nếu không được kịp thời điều trị, sỏi tiết niệu có thể gây biến chứng nguy hiểm hơn về sau.

Tiểu buốt ra máu do phì đại tiền liệt tuyến
Phì đại tiền liệt tuyến còn được gọi là u xơ tiền liệt tuyến là tình trạng tuyến tiền liệt của người bệnh bị gia tăng kích thước quá mức chèn ép niệu đạo gây nên các rối loạn về tiểu tiện, trong đó có tiểu ra máu. Phì đại tiền liệt tuyến thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên trở lên do lượng hormone testosterone suy giảm.
Do chấn thương
Các chấn thương ở thận, niệu đạo, bàng quang, vùng chậu hay thắt lưng là nguyên nhân gây tiểu ra máu. Ngoài ra các chấn thương bất ngờ như vận động mạnh khi bơi, tập thể dục quá sức, ngã, quan hệ tình dục thô bạo…sẽ gây chảy máu vùng kín, đái dắt ra máu…
Viêm cầu thận cấp
Thận có chức năng lọc máu, đào thải chất bẩn ra ngoài bằng đường tiểu. Viêm cầu thận là có biểu hiện đi tiểu ra máu nhưng ở dạng vi thể không nhìn thấy được bằng mắt thường. Đi kèm là các triệu chứng nhiễm trùng ở họng, da, sốt, đau hai bên thắt lưng.
Tiểu ra máu do viêm bàng quang
Viêm bàng quang là bệnh lý khá phổ biến chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào làm tổn thương. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như:
- Đi tiểu buốt, khó tiểu.
- Nước tiểu đổi màu, có máu và mùi khai.
- Đau vùng bụng dưới, thắt lưng.
Tiểu ra máu do các bệnh lây qua đường tình dục
Hiện nay, có một số người có quan niệm sống không đúng đắn, quan hệ tình dục bừa bãi không có biện pháp bảo vệ an toàn khiến cho tỉ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục ngày càng tăng. Tiểu ra máu chính là biểu hiện phổ biến của các căn bệnh này.
Cách chữa tiểu ra máu tại nhà hiệu quả nhất
Nếu bị tiểu ra máu là do chấn thương tức thời, đột ngột thì có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì cần can thiệp điều trị. Dưới đây là một số cách chữa bệnh tiểu ra máu tại nhà an toàn và hiệu quả ở cả phụ nữ và nam giới mà bạn có thể tham khảo:
Bí đao
- Luộc bí đao: Bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch sau đó đem luộc. Hãy bổ sung bí đao vào thực đơn hàng ngày 2 – 3 lần/ tuần. Bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
- Nước bí đao: Đem bí đao xay nhuyễn, lọc lấy nước và uống hàng ngày.
- Canh bí đao: Gọt vỏ, rửa sạch bí và cho vào nồi nước đã đun sôi, nêm nếm cho vừa ăn. Ngoài ra, canh bí đao còn hỗ trợ thanh lọc, giải độc cơ thể nhanh chóng.

Tuy nhiên với phương pháp này, bạn cần chú ý lựa chọn quả bí còn tươi, nhớ gọt vỏ và rửa sạch trước khi chế biến.
Mật ong và giấm táo
Mật ong và giấm táo là hai thành phần khá quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người chưa biết công dụng vô cùng hữu ích của chúng trong hỗ trợ điều trị triệu chứng đi tiểu ra máu.
Nguyên liệu: 3 thìa mật ong
1 thìa dấm táo
Người bệnh có dấu hiệu tiểu buốt ra máu chỉ cần trộn mật ong và giấm táo rồi pha thêm một chút nước ấm và uống hàng ngày.
Lưu ý: Với người bệnh thường xuyên bị nóng trong người thì không nên áp dụng bài thuốc này. Bởi mật ong có tính kháng viêm, sát khuẩn cao và có tính nóng nên sẽ làm bệnh trở nên nặng thêm.
Bột sắn dây
Bột sắn dây có đặc tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc. Theo các chuyên gia, bột này có khả năng bất ngờ trong điều trị các chứng bệnh đường tiểu, nhất là tiểu ra máu ở nữ giới.
Nguyên liệu: 10 gam bột sắn dây
500ml nước
Bước 1: Cho bột sắn dây vào nồi
Bước 2: Cho 500ml nước vào, đun ở lửa nhỏ. Đến khi nước sắn dây trong, thì tắt bếp. Bạn có thể thêm đường để tăng thêm hương vị, dễ ăn hơn.

Rau mồng tơi
Với vị ngọt, tính hàn mồng tơi có tác dụng trong trị táo bón, giải nhiệt, tiểu buốt, tiểu khó…
Cách 1: Đun rau mồng lấy nước để uống hàng ngày thay nước lọc, sẽ cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
Cách 2. Lấy lá mồng tơi giã nát, vắt lấy nước hòa với nước lọc thêm muối cho dễ uống. Bã mồng tơi có thể đắp vào vùng bụng giúp cải thiện chứng tiểu ra máu.
Rau má
Cách sử dụng rau má chữa tiểu ra máu rất đơn giản, bạn chỉ cần uống nước ép rau má mỗi ngày 2 lần, sáng và tối. Triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Lưu ý khi điều trị tiểu ra máu tại nhà
- Đối với việc sử dụng các bài thuốc dân gian, nên rửa sạch, tốt nhất nên ngâm qua nước muối để sát khuẩn trước khi dùng.
- Tùy vào đối tượng mắc bệnh, lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh để áp dụng cách điều trị tiểu buốt ra máu tại nhà hiệu quả. Không nên lạm dụng quá nhiều phương pháp khác nhau gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Điều trị tiểu buốt tại nhà đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Do đó, bạn không nên nóng vội hoặc bỏ dở giữa chừng.
- Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi, người bệnh cần tránh xa đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cafe, nước ngọt có gas,…
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu ra máu khác
Bổ sung thực phẩm có lợi
Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần phải xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và hợp lý nhất. Theo các chuyên gia, việc tăng cường bổ sung các nhóm thức ăn lợi tiểu, có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc được xem là cách chữa tiểu ra máu tại nhà hiệu quả. Cụ thể:
- Trái cây: Nên ăn trái cây chứa nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết như việt quất, bưởi, dứa, dừa, nho đỏ, nước dừa do chúng có đặc tính lợi tiểu, thanh lọc đường tiết niệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Rau xanh: Thành phần dưỡng chất và vitamin trong rau xanh như cải xoăn, cà rốt, bí ngô, bắp cải, nấm hương,… được cho là rất cần thiết đối với bệnh tiểu buốt ra máu.
- Thực phẩm giàu Probiotics như sữa chua, kim chi, dưa muối,… Với phương pháp này, bạn không chỉ đẩy lùi được dấu hiệu tiểu buốt rát lẫn máu mà còn cải thiện sức khỏe, phòng ngừa được các bệnh lý nguy hiểm khác từ bên ngoài.
Uống đủ nước
Uống nước là nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu với cơ thể sống con người. Chính vì vậy, uống đủ nước là phương pháp hiệu quả để thanh lọc và loại bỏ chất cặn bã, độc tố ra bên ngoài. Đồng thời ngăn ngừa và đẩy lùi vi khuẩn tồn tại, phát triển. Tuy vậy, bạn có biết phải uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày là đủ?
Trên thực tế, có nhiều người cho rằng, con người phải uống từ 3 hoặc 4 lít nước mỗi ngày mới đảm bảo cơ thể đào thải tốt chất dư thừa. Mặt khác, có người lại nghĩ chỉ cần uống khi có nhu cầu, tức là chỉ uống khi khát.
Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể con người cần nạp trung bình từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Lượng nước sẽ phụ thuộc nhiều vào thể trạng của mỗi người, tuy nhiên hãy uống nước thường xuyên để hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống tiết niệu, không nên để đến khi khát mới uống.
Xây dựng thói quen vệ sinh khoa học
Các bệnh lý phổ biến như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo,… được xem là yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng tiểu buốt ra máu.
Chị em cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thay quần lót hàng ngày. Ngoài ra không nên thụt rửa âm đạo hay sử dụng dung dịch vệ sinh không đảm bảo chất lượng, có tính sát khuẩn cao,…Ngoài ra, sau khi quan hệ tình dục cần phải vệ sinh từ trước ra sau, tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn lây nhiễm chéo và có hại cho sức khỏe.
Lời kết
Trên đây là cách chữa trị tiểu buốt ra máu tại nhà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, áp dụng khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, mức độ nhẹ mà chưa cần phải can thiệp chuyên khoa. Tuy nhiên để được chẩn đoán chính xác và an toàn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Mong rằng, những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức phòng tránh được chứng bệnh tiểu ra máu một cách an toàn và tốt cho sức khỏe nhất.