Học ngay 10 cách chữa đau khớp vai tại nhà hiệu quả điều trị dứt điểm

cách chữa đau khớp vai tại nhà

Khớp vai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống mỗi ngày. Tuy nhiên, tình trạng đau khớp bả vai ngày càng phổ biến và ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy cách chữa đau khớp vai tại nhà như thế nào. Hôm nay hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu rõ hơn nhé!

Khớp vai có chức năng gì?

Khớp vai là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể bởi nó tham gia vào rất nhiều các hoạt động của cơ thể. Sau đây là một số chức năng chính của khớp vai:

  • Khớp vai giúp cơ thể thực hiện các động tác như đưa ra trước, ra sau, lên trên, dang tay, xoay trong, xoay ngoài.
  • Các xương xung quanh vai chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động, di chuyển của vai, cánh tay.
  • Viên nang vai có tác dụng đệm và bảo vệ các khớp vai.
  • Vòng bít xoay hỗ trợ và cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.
  • Sụn vai để đệm, giảm ma sát ở vị trí kết nối của các khớp.
  • Nâng đỡ cánh tay.

Đau khớp vai có nguy hiểm hay không?

Mặc dù đau khớp vai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng đau khớp bả vai kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các khớp xương, gây tình trạng khô khớp, tổn thương khớp. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ vận động, công việc, sức khỏe và tinh thần của bạn. Bạn sẽ phải đối mặt với một số khó khăn trong đời sống hàng ngày như năng suất công việc giảm, vận động chậm chạp, giấc ngủ chập chờn vì đau nhức,… Nếu những điều này kéo dài dai dẳng không những khiến sức khỏe bạn sa sút và tinh thần cũng trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống.

Đau khớp vai sẽ ảnh hưởng đến hệ vận động, công việc, sức khỏe và tinh thần của bạn
Đau khớp vai sẽ ảnh hưởng đến hệ vận động, công việc, sức khỏe và tinh thần của bạn

Triệu chứng của đau khớp vai

Bạn nên nhận biết sớm các triệu chứng khi đau vai. Bởi nếu tình trạng đau khớp vai kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và làm việc cũng như sức khỏe của bạn. Những biểu hiện thường gặp nhất là:

  • Đau ở phần khớp vai, phía sau hoặc trước vai và phần trên của cánh tay.
  • Vai khó cử động, cử động bị đau
  • Yếu vai hoặc cánh tay trên.
  • Cảm giác kim châm ở vai (ngứa ran)
  • Đau rát vai dù hoạt động hay không
  • Giảm vận động.

Nguyên nhân dẫn tới đau khớp vai

Tùy vào từng trường hợp, mỗi người sẽ có nguyên nhân đau khớp bả vai khác nhau cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khớp vai bị đau:

Khớp vai hoạt động rộng và với tần suất cử động cao

Việc thường xuyên phải mang vác nặng cũng như hoạt động thể thao quá sức khiến khớp vai phải hoạt động liên tục. Điều này khiến khớp có tình trạng đau nhức.

Thoái hóa khớp vai

Lớp sụn theo thời gian sẽ bị mài mòn khiến các đầu xương lộ ra ngoài và cọ xát vào nhau, vậy nên mỗi khi khớp cử động sẽ gây đau nhức vai. Sau đó, các đầu xương cũng sẽ bị hư hỏng. Đến khi cả sụn và các đầu xương đều bị hư tổn sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai.

Lớp sụn theo thời gian sẽ bị mài mòn khiến các đầu xương lộ ra ngoài và cọ xát vào nhau, vậy nên mỗi khi khớp cử động sẽ gây đau nhức vai
Lớp sụn theo thời gian sẽ bị mài mòn khiến các đầu xương lộ ra ngoài và cọ xát vào nhau, vậy nên mỗi khi khớp cử động sẽ gây đau nhức vai

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch chứa dịch nhầy bôi trơn khớp vai nằm lọt giữa mỏm cùng xương bả vai và cơ chóp xoay bị viêm sẽ làm cho khớp vai bị sưng và đau. Bao hoạt dịch bị viêm thường do vai hoạt động quá mức, chấn thương, bệnh gout, tiểu đường,…

Trật khớp vai

Trật khớp vai là một loại chấn thương thường xuyên xảy ra, khi chỏm xương cánh tay bị trượt ra khỏi ổ chảo.

Khi bạn bị trật khớp vai, ngoài cơn đau ê ẩm, khi nâng cánh tay lên và đưa tay ra xa bạn sẽ cảm thấy không thể giữ vững. Nếu tình trạng trật khớp lặp đi lặp lại nhiều lần thì làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh viêm khớp vai.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là tình trạng dày lên của các mô (mô sẹo) quanh khớp vai.

Tình trạng này khiến cho khớp không có đủ không gian cần thiết để cử động, xoay chuyển. Những triệu chứng điển hình của bệnh này là sưng, đau và căng cứng khớp. Bệnh này sẽ làm giảm biên độ vận động khớp vai và cản trở các hoạt động của cánh tay.

Bệnh có thể tái phát ở cùng một vai hoặc phát triển sang vai đối diện với mức độ đau nhức vai tăng nặng hơn.

Đau khớp bả vai do rách nhóm cơ chóp xoay

Cơ chóp xoay là là nhóm cơ bám vào chỏm xương cánh tay giúp chúng ta có thể xoay vai trong phạm vi rộng.

Bình thường sẽ có túi nhớt bôi trơn giúp khớp vai hoạt động trơn tru, tuy nhiên khi bao hoạt dịch bị xơ hóa, cơ chóp xoay sẽ bị kẹt lại giữa xương mỏm cùng vai và chỏm xương cánh tay. Tình trạng này gây ra bệnh cấn dưới mỏm cùng vai hoặc vôi hóa gân chóp xương khiến cơn đau vai dữ dội và yếu tay.

Căng cơ gây ra tình trạng đau khớp vai

Tình trạng co thắt, căng cứng nhóm cơ giữa cổ và vai cũng là yếu tố khiến bờ vai đau mỏi. Thường là do đứng, ngồi và ngủ sai tư thế hay làm việc và tập luyện quá sức.

Các yếu tố khác

Ngoài những nguyên nhân trên, thì dưới đây là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đau khớp bả vai:

  • Các bệnh lý: Đau tim, sỏi mật, viêm phổi,…
  • Các chấn thương: Gãy xương, rách sụn, bong gân…
  • Khi lao động, sinh hoạt thường xuyên ngồi im một chỗ như nhân viên văn phòng, thợ may…
  • Không tập thể dục đều đặn, thường xuyên hoặc tập thể dục sai cách
  • Tuổi tác: Đối với người lớn tuổi, sự hao mòn tự nhiên xảy ra ở khớp vai đã làm vai đau nhức dai dẳng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
  • Giới tính: Tỷ lệ nữ bị tính trạng này nhiều hơn nam.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ đau khớp bả vai mà còn khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về khớp cao hơn.
  • Cân nặng của cơ thể: Dư thừa cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp vai do thừa cân tạo áp lực lên toàn bộ hệ xương khiến khớp vai, khớp gối, cột sống… thường xuyên đau mỏi.

Cách chữa đau khớp vai tại nhà

Khi đã phát hiện bản thân đau khớp vai, bạn cần biết một số cách chữa trị đau khớp vai tại nhà để cải thiện sớm tình trạng khớp vai cho bản thân. Dưới đây là một số cách hiệu quả được nhiều người áp dụng:

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Khi vai bị đau và sưng sau một chấn thương nhẹ thì chườm lạnh thực sự rất hữu ích . Bạn có thể lấy đá lạnh rồi bọc trong khăn mềm để chườm lên vùng vai bị đau nhức.

Trong trường hợp đau vai do căng cơ thì chườm nóng sẽ giúp thư giãn các bó cơ đang bị co thắt, giải tỏa cơn đau. Bạn lấy khăn mềm vào thau nước ấm, sau đó vắt nước rồi chườm lên vùng vai bị đau hoặc bạn có thể sử dụng các túi chườm nóng. Nếu tình trạng vai bị đau và sưng tấy, bạn tuyệt đối không chườm nóng. Bởi vì hơi nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến vết thương khiến bả vai sưng lớn hơn.

Lưu ý rằng bạn chỉ nên thực hiện trong khoảng 20 phút cho mỗi lần chườm nóng hoặc chườm lạnh.

. Bạn có thể  lấy đá lạnh rồi bọc trong khăn mềm để chườm lên vùng vai bị đau nhức.
. Bạn có thể lấy đá lạnh rồi bọc trong khăn mềm để chườm lên vùng vai bị đau nhức.

Tăng cường sức mạnh cho vai

Tăng cường sức mạnh nhóm cơ vai giúp ổn định khớp vai. Hơn nữa còn cải thiện tình trạng đau khớp vai cũng như hạn chế các chấn thương gây đau vai, nhất là trật khớp vai. Bạn có thể luyện tập một số động tác cho vai đơn giản.

Không chơi môn thể thao duy nhất

Việc chơi nhiều môn thể thao khác nhau không những cải thiện tình trạng khớp vai của bạn mà còn cải thiện toàn bộ các khớp trên cơ thể.

Thay đổi tư thế ngủ

Thói quen nằm ngủ nghiêng là một trong những nguyên nhân khiến đau khớp vài sau khi thức dậy. Vì vậy hãy cố gắng tập ngủ với tư thế nằm ngửa. Nếu nằm nghiêng, bạn hãy kê một chiếc gối dưới cánh tay để tránh tình trạng đau vai sau khi ngủ dậy nhé.

Làm nóng cơ thể

Trước khi học tập, lao động hay chơi thể thao điều quan trọng đầu tiên bạn phải làm là làm nóng cơ thể bằng các động tác khởi động cơ bản.

Ngừng hút thuốc lá

Khi bạn hút thuốc thì sẽ làm lưu lượng máu đến khớp vai giảm khiến vai đau mỏi. Vì thế hãy dừng việc hút thuốc sớm nhất có thể.

Lắng nghe cơ thể

Khi vai bị đau mỏi vai sau bất kỳ hoạt động nào thì bạn nên nghỉ ngơi để theo dõi tình hình. Nếu cơn đau này kéo dài và trở nên nghiêm trọng thì bạn hãy đi kiểm tra tình trạng vai của mình.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính để giúp tình trạng đau nhức được thuyên giảm. Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc như sau:

Đắp xương rồng giúp giảm đau khớp vai

  • Lấy xương rồng loại bỏ gai, rửa sạch sau đó hơ nóng.
  • Đắp trực tiếp lên vùng khớp vai bị đau trong vòng 10 – 15 phút.
  • Đắp từ 2- 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.
Đắp xương rồng giúp giảm đau khớp vai
Đắp xương rồng giúp giảm đau khớp vai

Dùng hạt gấc khi bị đau khớp vai

  • Làm và rửa sạch hạt gấc
  • Nướng chín hạt gấc và ngâm với 2 lít rượu trong vòng 1 tháng.
  • Dùng rượu ngâm này xoa bóp lên vùng vai bị đau sẽ thấy tình trạng vai được cải thiện rõ rệt.

Dùng lá ngải cứu điều trị đau khớp vai

  • Lấy ngải cứu rửa sạch và giã nát cùng muối
  • Rang nóng lên rồi đắp lên vùng khớp vai bị đau sẽ thấy tình trạng đau được làm dịu.

Các bài tập cải thiện sức vai phòng tránh đau khớp vai

Sau đây là một số bài tập giúp cải thiện sức vai. Các bạn lưu ý khởi động các khớp đúng cách rồi mới thực hiện các bài tập.

Bài tập tăng phạm vi chuyển động

  • Đứng thẳng và uốn cong nhẹ ở thắt lưng.
  • Để cánh tay buông thõng xuống.
  • Hướng mặt về phía trước và giữ cho cổ ở tư thế thoải mái nhất.
  • Từ từ đưa hai cánh tay sang ngang và di chuyển theo hình tròn.
  • Thực hiện 5 lần/mỗi ngày và mỗi vòng khoảng 20 lần.

Kéo căng nhóm cơ vai

  • Bạn có thể ngồi khoanh chân hoặc đứng để thực hiện động tác này.
  • Đưa hai tay ra phía trước rồi đan xen các ngón tay lại với nhau.
  • Từ từ nâng cao cánh tay lên qua đầu.
  • Gập khuỷu tay và đặt lòng bàn tay sau gáy.
  • Nhẹ nhàng ép hai bả vai vào nhau để kéo căng phần bắp tay.
  • Thực hiện 5 lượt mỗi ngày và mỗi vòng khoảng 20 lần.

Tư thế xỏ kim

  • Hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn.
  • Cánh tay và đùi song song và vuông góc với mặt sàn.
  • Hạ cánh tay, bả vai chạm đất, hướng về phía ngược lại.
  • Dùng sức nặng thân trên để ấn vai và cánh tay cho khu vực vai, cổ được kéo căng.

Tư thế con bò

  • Quỳ hai gối xuống mặt đất, hai lòng bàn tay đặt sát xuống đất.
  • Đẩy cong lưng lên trần nhà, cằm sát vào hõm ngực, đầu cúi xuống.
  • Lặp lại tư thế 5-8 lần trong 10 phút.

Cách phòng tránh đau khớp vai

Nhưng dù ở độ tuổi nào đi nữa thì bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe xương khớp của bạn, vì khớp vai cũng như các khớp khác ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Vậy nên chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số cách phòng tránh bệnh đau khớp bả vai:

  • Tập thể dục đều đặn và đúng cách, nhất là các bài tập cho vai.
  • Nếu làm trong công việc phải ngồi nhiều thì thường xuyên đứng dậy để vận động các khớp.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: ngủ đúng tư thế, ngồi đúng tư thế,…
  • Chế độ ăn uống hợp lý

Lời kết

Khớp vai rất quan trọng đối với cơ thể người, vì vậy bạn cần chú ý chăm sóc chúng nhiều hơn. Mong rằng cách chữa đau khớp vai tại nhà Phòng Khám Bác Sĩ đã đem tới sẽ giúp bạn cải thiện tốt phần khớp vai của mình. Các bạn hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám