Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường xuyên xảy ra. Bệnh thường lành tính, không dễ lây và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đang có bé nhỏ gặp tình trạng này thì không nên bỏ qua những thông tin về bệnh, để luôn sẵn sàng cho bé sự chăm sóc toàn diện và tốt nhất. Phòng Khám Bác Sĩ sẽ cung cấp cho bạn những cách chữa trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1 Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- 2 Các triệu chứng của nấm miệng ở trẻ sơ sinh
- 3 Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà
- 4 Những nhóm thực phẩm nên tránh để nấm miệng ở trẻ sơ sinh nhanh khỏi
- 5 Những thực phẩm nên ăn khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng
- 6 Phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
- 7 Lời kết
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng nấm miệng ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm hiểm đối với bé yêu, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của bé hằng ngày. Nếu để tình trạng trẻ sơ sinh bị nấm miệng kéo dài, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến bé biếng ăn, cảm thấy đau đớn, khó bú, bỏ bú và dễ quấy khóc. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi,nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy cực kì nguy hiểm cho bé.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém thường bị nấm lưỡi rất nặng, trẻ dùng thuốc corticoid đường hít (ở trẻ hen suyễn) hay dùng thuốc kháng sinh thường xuyên thì có nguy cơ cao bị nấm miệng vì những loại thuốc trên sẽ làm hệ cân bằng vi sinh trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tạo điều kiện cho nấm miệng phát triển.
Vì vậy bố mẹ cần phải tìm cách chữa trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
Các triệu chứng của nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Có hàng loạt các triệu chứng mà bé có thể mắc phải cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của nấm miệng. Mặc dù nấm miệng ở trẻ sơ sinh là một tình trạng nhiễm trùng phổ biến, nhưng chúng có thể gây ra khó chịu cho bé con. Một số triệu chứng dưới đây mà bố mẹ cần lưu ý để có thể tìm cách điều trị nếu cần thiết:
- Tổn thương màu trắng sữa hoặc đỏ, tổn thương kích ứng bên trong miệng.
- Lau vết loét có thể gây chảy máu.
- Gặp khó khăn khi bú hoặc cho uống sữa.
- Khó chịu và quấy khóc bất thường.
- Khó cho bú hoặc từ chối bú.
- Hăm tã khó hết dù sử dụng thuốc mỡ thường được gợi ý để chữa hăm.
- Đầy hơi do quá nhiều men trong đường tiêu hóa của chúng.
Trong một số trường hợp bé có các triệu chứng nặng hơn thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám. Bé cần điều trị kịp thời đúng cách tránh các hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà
Phương pháp dân gian
Bố mẹ có thể điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng các phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm như:
Rau ngót
Rau ngót là loại rau thường xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình Việt. Lá rau ngót có chứa nhiều axit amin thiết yếu, canxi, photpho, vitamin C… là phương pháp dân gian chữa trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

Theo Y học dân gian, rau ngót có rất nhiều tác dụng như tiêu độc, thông huyết, chữa ho và có khả năng trị nấm miệng khá hiệu quả với cách thực hiện khá đơn giản.
Cách thực hiện:
Rửa sạch nắm lá ngót rồi giã nát, vắt lấy nước. Mẹ lấy 1 miếng gạc mềm quấn lên đầu ngón tay, nhúng vào nước lá rau ngót vừa giã. Sau đó mẹ hãy lau nhẹ nhàng lên vùng lưỡi, khoang miệng và lợi của trẻ.
Thực hiện như vậy 2-3 lần/ ngày. Sau tầm khoảng 3 ngày, nấm miệng ở trẻ sơ sinh có thể sẽ cải thiện đáng kể.
Lá trà xanh
Lá trà xanh còn được biết đến với nhiều công dụng như chống lão hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư… Vì vậy, lá trà xanh là vị thuốc sẵn có ở nhiều gia đình. Trà xanh cũng được cho là có tác dụng khá tốt và đồng thời là cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà.
Cách thực hiện:
Đun vài lá trà với một chút nước, có thể cho thêm vài hạt muối. Sử dụng nước trà để nguội đánh tưa lưỡi như với nước lá rau ngót.
Vì một số chất có trong lá trà nên cách này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Bố mẹ cần lưu ý điều này để tránh một số ảnh hưởng phụ khác cho bé.
Cỏ nhọ nồi kết hợp với mật ong
Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực là loài cây dại có mặt ở mọi miền quê Việt. Loại cây nhỏ bé này lại cho nhiều công dụng tuyệt vời như cầm máu, hạ sốt, chữa tóc bạc sớm, đau dạ dày…
Y học cổ truyền cũng ghi nhận cỏ nhọ nồi có tác dụng chữa trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh với bài thuốc:
Rửa sạch cỏ mực, giã lấy với khoảng 10ml nước. Trộn dung dịch đó với khoảng 1ml mật ong. Sau đó, mẹ hãy dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp trên vào lưỡi, lợi và vòm miệng của bé.
Cách này nên được áp dụng 2-3 lần/ngày và phụ huynh nhớ chú ý lựa chọn loại mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng để sử dụng trị bệnh cho trẻ.

Lá mít và mật ong
Thực tế, tất cả các bộ phận của cây mít đều có thể làm vị thuốc chữa các bệnh lý khác nhau. Lá mít với tính bình có khả năng tiêu độc tuyệt vời được ứng dụng trong chữa trị mụn nhọt, tăng huyết áp, viêm, tắc sữa sau sinh, nấm miệng…
Lá mít chính là cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà theo dân gian được nhiều phụ huynh tin dùng.
Cách thực hiện:
Phơi lá mít vàng cho thật khô, sau đó đốt cháy thành than. Tiếp theo, mẹ trộn than lá mít với một lượng mật ong vừa đủ để tạo hỗn dịch sền sệt.
Dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp vào chỗ có nấm miệng khoảng 2-3 lần/ngày.
Phương pháp hiện đại – dung dịch kháng khuẩn
Phương pháp dân gian có nhiều nhược điểm và phải kiên trì một khoảng thời gian mới đạt được hiệu quả. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp hiện đại giúp ích rất nhiều cho việc nhanh chóng đẩy lùi nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia, các dung dịch kháng khuẩn là lựa chọn tối ưu để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bị nấm miệng.
Cách thực hiện:
Trước tiên, mẹ rửa tay mình sạch sẽ, sau đó đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa. Quấn quanh ngón trỏ bằng một miếng băng gạc sạch, mềm. Mẹ tiếp tục nhúng băng gạc trên tay vào dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
Mẹ nên lau mặt lưỡi từ trong ra ngoài bằng ngón tay quấn băng gạc. Nếu tưa lưỡi nhiều, có thể thay băng gạc khác để lau lại lần nữa. Dùng miếng gạc mới lau cả trên vòm miệng và các vùng khác nếu thấy nấm xuất hiện.

Chú ý:
- Để tránh trẻ sơ sinh bị nôn trớ, mẹ tuyệt đối không được đưa ngón tay vào quá sâu trong họng trẻ.
- Khi kết hợp làm sạch đồng thời cả núm vú của mẹ và núm nhựa bình sữa của trẻ thì hiệu quả trị nấm đạt được tối ưu. Nên dùng dung dịch kháng khuẩn để lau núm vú và thường xuyên ngâm rửa núm nhựa. Cách này giúp tiêu diệt nấm trước và sau mỗi lần cho trẻ bú.
Những nhóm thực phẩm nên tránh để nấm miệng ở trẻ sơ sinh nhanh khỏi
Trẻ sơ sinh bị nấm miệng cần phải hạn chế một số loại thực phẩm nến không tình trạng này sẽ chuyển biến nặng nề hơn.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Đường là nguồn dinh dưỡng nấm rất ưa thích nhất. Vì vậy, để hạn chế nấm phát triển quá mức, cần tránh ăn quá nhiều đồ ngọt, chứa nhiều đường như: bánh kẹo, kem, socola…
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Nhìn chung, những thực phẩm chứa nhiều chất béo đều không có lợi cho sức khỏe. Mặc khác, chúng còn làm thúc đẩy sự phát triển của Candida, khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Thực phẩm cay nóng
Đồ ăn cay nóng có thể gây bỏng rát, làm nặng thêm tình trạng tổn thương khoang miệng. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm cay nóng như ớt, tương ớt, gừng, hạt tiêu… khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng.
Hải sản
Hải sản chứa nhiều protein lạ, có thể gây kích ứng sau khi ăn phải. Phản ứng đặc biệt nghiêm trọng với những người có cơ địa dị ứng.
Ngoài ra, hải sản còn gây nóng rát, ngứa ngáy trong khoang miệng. Để tránh tình trạng này xảy ra, mẹ nên kiêng cho bé ăn những loại hải sản như: tôm, cua, cá biển, mực…
Những thực phẩm nên ăn khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài các cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà đã đề cập ở trên, bé con cũng cần được cung cấp dinh dưỡng dồi dào để có sức đề kháng đủ để chiến đấu với mầm bệnh qua một số thực phẩm như:
- Hoa quả chứa ít đường: cam, quýt, bưởi…
- Rau xanh: cải xanh, hành tây, cà chua…
- Thực phẩm lên men: dưa muối, kim chi, sữa chua. Những thực phẩm này bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, cân bằng hệ vi sinh và kìm hãm sự phát triển của nấm.
- Protein nạc: thịt gà, trứng và cá.
- Các loại hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân.
- Các loại đường tự nhiên: erythritol, xylitol.
Phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Việc phòng ngừa bệnh nấm miệng với trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số cách sau:
- Khi cho trẻ ăn xong, phụ huynh phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách. Cho trẻ uống nước lọc cho sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn hoặc có thể để bé súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Nên vệ sinh lau lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng cách sử dụng gạc sạch thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho trẻ ngày 2 lần sáng và trước khi đi ngủ.
- Khi mẹ đã vệ sinh đúng cách nhưng thấy con vẫn bị nấm miệng, hãy cho con đi thăm khám với bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt nhất. Tuyệt đối phụ huynh không tùy tiện cho con mình uống kháng sinh hay rắc bất cứ các loại thuốc nào trên lưỡi của bé tránh gây viêm nhiễm, loét lưỡi trẻ sơ sinh.
- Khi sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ mẹ phải cho trẻ uống nước lọc, tráng miệng sau khi làm xong để tránh lưu lại chất đường trong miệng và chỉ sử dụng một lượng mật ong rất nhỏ để không gây bỏng rát lưỡi trẻ sơ sinh.
Lời kết
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh không phải là trường hợp khó gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bé như ngứa ngáy, đau rát, chán ăn,… Mẹ có thể tham khảo các cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà phía trên của Phòng Khám Bác Sĩ gợi ý để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể cho con gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị an toàn và hiệu quả nhất. Việc thăm khám bác sĩ là điều quan trọng, giúp ích cho việc điều trị triệt để.