Nếu bạn phát hiện ra rằng trẻ bị sưng nướu răng, thì không có gì phải quá lo lắng cả, đây là một tình trạng khá phổ biến. Sưng nướu răng là vấn đề chung của nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể điều trị dễ dàng. Cách tốt nhất để giúp con của bạn phục hồi nhanh là tìm hiểu nguyên nhân việc điều trị và phòng ngừa trẻ bị sứng nướu răng để có một nụ cười khỏe mạnh và tự tin. Vậy, tại sao trẻ bị sưng nướu răng? Cách điều trị sưng nướu răng như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu về tình trang phổ biến này nào!
Nội dung bài viết
Trẻ bị sưng nướu răng do đâu?
Trẻ bị sưng nướu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:
Sưng nướu do viêm
Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị sưng nướu răng. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện còn khá nhẹ nên ba mẹ ít chú ý cho bé điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm nha chu hay rụng răng nếu không được điều trị.
Viêm nướu thường do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến các mảng bám tích tụ giữa nướu và răng. Mảng bám không được làm sạch trong vài ngày sẽ cứng lại tạo thành cao răng. Cao răng khá cứng nên khó loại bỏ tại nhà nên bố mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ để lấy cao răng.

Bị sưng nướu răng do thiếu dinh dưỡng
Trẻ có thể bị sưng nướu răng nếu thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng cho trẻ nhỏ. Nếu thiếu vitamin C, trẻ có thể bị bệnh Scorbut. Bệnh Scorbut còn có một số dấu hiệu như: sưng và chảy máu nướu răng; dễ bị bầm tím; dễ cáu kỉnh và buồn rầu; có thể bị đau khớp hoặc đau chân nặng; cơ thể luôncảm thấy rất yếu và mệt mỏi; bé xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da, đặc biệt là ở cẳng chân.
Trẻ sưng nướu răng do nhiễm trùng
Nhiễm trùng do nấm và virus, vi khuẩn có thể gây ra tình trạng sưng nướu răng ở trẻ, ví dụ như:
- Bệnh Herpes ở miệng: Bệnh này có thể gây viêm loét ở miệng và nướu, dẫn đến trẻ bị sưng nướu răng.
- Nấm miệng: Nấm men trong miệng bé nếu phát triển quá nhiều cũng có thể gây bệnh nấm miệng làm sưng nướu
- Sâu răng: Những răng đã sâu của bé nếu không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng và bị sưng nướu.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ bị sưng nướu răng như sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ. Việc này khiến bé mắc một số bệnh toàn thân như tiểu đường hoặc bệnh viêm nha chu.
Triệu chứng khi trẻ bị sưng nướu răng
Nướu bị sưng là nướu tấy đỏ khác hẳn với màu hồng lúc bình thường và sưng phù. Vì vậy, khi sẽ bị chảy máu khi trẻ chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn thức ăn giòn và cứng. Một số triệu chứng khác khi trẻ bị sưng nướu răng bao gồm lở miệng, hôi miệng dai dẳng và mô nướu bị tụt hoặc không dính vào răng. Khi bé chạm vào nướu sẽ cảm thấy đau, cảm giác đau sẽ càng tăng khi tình trạng viêm nướu trở nên nặng hơn, chân răng của bé có cảm giác dài hơn do bị tụt lợi.
Nếu tình trạng sưng nướu răng của bé trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài trong một thời gian dài, có thể đã đến lúc bố mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Cách điều trị khi trẻ em bị sưng nướu răng đơn giản, hiệu quả
Cách trị sưng nướu răng tại nhà
Nếu nướu răng của trẻ bị sưng nhẹ, không có mủ, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp đơn giản sau:
- Bố mẹ vẫn có thể cho bé đánh răng, dùng chỉ nha khoa để làm sạch nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi thực hiện, bố mẹ phải đảm bảo trẻ đánh răng cẩn thận và nhẹ tay để tránh làm kích ứng nướu.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
- Cho trẻ uống nhiều nước vì nước sẽ giúp kích thích quá trình sản xuất nước bọt có khả năng làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong miệng trẻ.
- Tránh các tác nhân gây kích ứng cho răng miệng trẻ như sử dụng nước súc miệng quá mạnh, đồ uống có ga.

Áp dụng các thủ thuật y tế
Nếu nướu răng của bé bị sưng hơn hai tuần dù bố mẹ đã áp dụng các cách chăm sóc răng miệng ở nhà cho bé, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa uy tín. Nha sĩ sẽ hỏi bạn về thời điểm và tần suất xuất hiện của các triệu chứng khi trẻ bị sưng nướu răng. Bố mẹ cũng nên cho nha sĩ biết con mình có thay đổi chế độ ăn uống gần đây không. Sau khi có đầy đủ thông tin, nha sĩ có thể sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu nếu cần thiết.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng để ngăn ngừa và giảm mảng bám cho trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần dùng kháng sinh.
Một lựa chọn điều trị khác dành cho trẻ là cạo cao răng và làm sạch chân răng. Nha sĩ sẽ làm sạch các mảng bám và cao răng để nướu răng của bé khỏe và có thể phục hồi. Nếu bị viêm nướu nặng, bạn có thể phải cân nhắc cho bé phẫu thuật.

Cách phòng ngừa khi trẻ bị sưng nướu răng
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé và bé không phải trải qua những khó chịu khi nướu có vấn đề, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh có thể tự thực hiện. Điều quan trọng nhất là trẻ phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa tích tụ mảng bám trên răng.
- Chải răng cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour cho trẻ để không gây kích ứng nướu.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh tình trạng sâu răng hoặc tạo điều kiện sống cho vi khuẩn.
- Dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa trong kẽ răng trẻ sau khi ăn xong, tránh tình trạng thức ăn thừa bám trên kẽ răng làm bé bị sưng nướu.
- Lấy cao răng định kì cho trẻ để loại bỏ các mảng bám kết tạo trên thành răng trẻ.
- Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng tại các bệnh viện, trung tâm nha khoa để đảm bảo răng của trẻ phát triển khỏe mạnh.

Lời kết:
Tình trạng sưng nướu răng ở trẻ có thể khiến trẻ gặp đau đớn khi ăn uống, nói năng hay vệ sinh răng miệng. Bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này và nên thử áp dụng những cách trị sưng nướu răng tại nhà và đến gặp nha sĩ kiểm tra nêu trên để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ tốt hơn. Bố mẹ lưu ý hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để giúp việc điều trị tình trạng này đạt được hiệu quả tốt nhất.