Lý do trẻ bị đau nhức chân về đêm? Mẹ nên xử lý thế nào?

trẻ bị đau nhức chân về đem

Trong quá trình phát triển của trẻ, các mẹ khó tránh khỏi các vấn đề liên quan đến sức khỏe của con, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Cụ thể như tình trạng đau nhức chân về ban đêm khiến mẹ đau đầu, lo lắng và không biết xử trí ra sao? Bài viết này Phòng Khám Bác Sĩ sẽ cung cấp đến các mẹ lý do trẻ bị đau nhức chân về đêm và mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ gặp tình trạng trên. Các mẹ cùng theo dõi nhé!

Lý do trẻ bị đau nhức chân về đêm?

Trẻ bị đau nhức chân về đêm do đau xương tăng trưởng 

Trẻ ở độ tuổi từ 3-9  phát triển chiều cao rất nhanh, xương phát triển theo chiều dài khiến các cơ cũng phải có sự thay đổi theo sự phát triển đó của xương. Ở giai đoạn cao điểm, phần xương và cơ đôi khi có sự phát triển kéo theo không đồng đều khiến cơ bị kéo giãn, gây cảm giác đau nhức. 

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 3-6 tuổi và 8-12 tuổi là hai thời điểm dễ xảy ra hiện tượng được gọi là “đau xương tăng trưởng”, trong đó phổ biến nhất ở trẻ 3-6 tuổi. Nếu trẻ phát bệnh lúc 3 tuổi thì khoảng 6 tuổi các tình trạng này sẽ biến mất, hoặc nếu xảy ra ở trẻ 8 tuổi thì đến 9 tuổi sẽ tự khỏi. Cơn đau thường xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối nhất là về đêm, có thể khiến trẻ bị thức giấc vào giữa đêm. Tuy nhiên, cơn đau thường biến mất vào buổi sáng.

Đau tăng trưởng thông thường xuất hiện ở giai đoạn cao điểm của sự phát triển cơ thể, chủ yếu đau nhức ở quanh khớp đầu gối hoặc mặt phía trước của bắp chân. Đồng thời các bộ phận này không bị chấn thương bên ngoài và vẫn hoạt động bình thường. Trẻ bị đau nhức chân về đêm nếu đã loại trừ được nguyên nhân bệnh khác thì rất có khả năng là biểu hiện của đau tăng trưởng.

Trẻ bị đau nhức chân về đêm do đau xương tăng trưởng 
Trẻ bị đau nhức chân về đêm do đau xương tăng trưởng

Trẻ bị đau nhức chân về đêm do không cung cấp đủ canxi cho trẻ

Vào thời điểm xương của trẻ phát triển nhanh chóng với tốc độ thần kì nhưng lại không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó, các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, canxi lại không được cung cấp kịp thời. Nếu do nguyên nhân này thì chỉ cần bổ sung thêm canxi cho trẻ dưới dạng thuốc, sữa và thức ăn có nhiều canxi là được.

Do một số vấn đề về sức khỏe khác 

Trẻ bị đau nhức chân về đêm  nếu là do đau tăng trưởng thì sẽ đau đồng thời cả hai chân, cơn đau biến mất vào buổi sáng. Nhưng nếu trẻ chỉ bị đau một chân, đau cả vào buổi sáng và kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể là do trẻ đã mắc các bệnh lý khác. Dưới đây là các bệnh trẻ có thể mắc phải:

  • Trẻ bị đau nhức do va chạm với các vật cứng, tham gia các hoạt động chạy nhảy,vui chơi, thể dục thể thao,.. quá với sức của trẻ. 
  • Đau nhức chân đi với triệu chứng sụp mí mắt có thể là bệnh “ nhược cơ”.
  • Đau nhức chân bất chợt, lặp đi lặp lại kèm theo xuất hiện các vết bầm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, chảy máu chân răng, sốt cao kéo dài, chảy máu mũi, sưng đau khớp gối,… có thể là dấu hiệu sớm của bệnh “ung thư máu”.
  • Nếu đau mỏi chân với vùng thắt lưng, vùng xương chậu, xương cụt, đau khi ngồi lâu,… thì có thể là do bệnh “viêm khớp cùng chậu”.

Nếu trẻ bị đau nhức chân về đêm và còn kèm theo các triệu chứng bất kì nào khác trong những triệu chứng ở trên đây thì mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra, theo dõi nhằm phát hiện bệnh sớm, kịp thời chữa trị. 

trẻ bị đau nhức chân về đêm
Đau nhức chân đi với triệu chứng sụp mí mắt có thể là bệnh “ nhược cơ”.

Mẹ nên xử lý như thế nào khi trẻ bị đau nhức chân về đêm?

Trẻ bị đau nhức chân về đêm sẽ rất khó ngủ, quấy khóc vì cơn đau. Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến trẻ và còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. Vì thế, khi trẻ bị đau nhức chân, các mẹ cần biết cách để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Phòng Khám Bác Sĩ chia sẻ cho các mẹ một số cách để cùng bé vượt qua. Theo dõi tiếp để tìm hiểu nhé!

Cho trẻ vận động ít hơn vào ban ngày

Khi nhận ra trẻ có dấu hiệu đau tăng trưởng, mẹ nên nhắc nhở con  giảm bớt các hoạt động vận động mạnh như chạy nhảy, thể dục,thể thao vào ban ngày để chân không bị căng cơ về đêm. Vận động chạy nhảy nhiều có thể khiến trẻ mỏi chân và đau nhiều hơn khi về đêm. 

Vận động chạy nhảy nhiều có thể khiến trẻ mỏi chân và đau nhiều hơn khi về đêm. 
Vận động chạy nhảy nhiều có thể khiến trẻ mỏi chân và đau nhiều hơn khi về đêm.

Giúp trẻ quên đi cảm giác bị đau nhức chân về đêm 

Nếu trẻ bị đau nhức chân về đêm  không ngủ được hoặc trằn trọc khó ngủ, bố mẹ có thể ở bên con, xoa bóp nhẹ nhàng để con quên đi cảm giác đau. Có thể kể chuyện, nói chuyện với con hoặc cùng con chơi các trò chơi về trí tuệ, đố vui thư giãn giúp con giảm bớt sự chú ý, mất tập trung về cơn đau. Nhẹ nhàng vỗ về con để con cảm giác an toàn và phân tán tâm lý, giúp bớt cảm giác đau chân để dễ ngủ hơn. 

mẹ có thể kể chuyện giúp con giảm bớt sự chú ý, mất tập trung về cơn đau
mẹ có thể kể chuyện để giúp con giảm bớt sự chú ý, mất tập trung về cơn đau

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Trong giai đoạn trẻ bị đau nhức chân về đêm do tăng trưởng, bố mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Không nên tự ý bổ sung canxi khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Cũng nên tránh dùng thuốc giảm đau vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Giai đoạn này, bé cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm, đường, vitamin, đặc biệt là vitamin D và canxi tự nhiên từ thực phẩm. Tăng cường, bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin, quan trọng là vitamin C như các loại rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin C để bổ sung chất bôi trơn xương khớp giúp xương khớp vận động trơn tru. Bổ sung thêm sữa và các hoạt hạt, củ quả để trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. 

bố mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Bố mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị đau chân ban đêm do tăng trưởng là dấu hiệu sinh lý bình thường trong quá trình phát triển và tăng trưởng chiều cao. Trong giai đoạn này,  mẹ nên lưu ý về dinh dưỡng cho con và các hoạt động thể dục thể thao để trẻ phát triển tối ưu nhất và toàn diện nhất. Với những trẻ còi xương hay suy dinh dưỡng, bố mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế để  khám để được tư vấn dinh dưỡng, không nên bỏ lỡ “giai đoạn vàng” giúp trẻ phát triển chiều cao toàn diện.

Lời kết

Qua bài viết của Phòng Khám Bác Sĩ, chắc hẳn các mẹ cũng đã biết về lý do trẻ bị đau nhức chân về đêm và cách xử lý khi gặp tình trạng như vậy rồi nhỉ?  Hy vọng qua bài viết này, có thể cung cấp thông tin đến các mẹ một cách bổ ich và góp phần giúp các mẹ có thêm những kiến thức hay trong nuôi dạy và chăm sóc con cái. Chúc các mẹ một ngày tốt lành!

5/5 - (1 bình chọn)

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám