Ngứa về đêm là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Trường hợp này không quá nghiêm trọng nhưng về lâu về dài nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng xấu đến thể trạng và tinh thần của bé. Vậy nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị ngứa về đêm là gì? Cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm ra lời giải nào.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm
Bé thường xuyên bị ngứa về đêm do hai nhóm nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân chủ quan (bệnh lý) khiến trẻ bị ngứa về đêm
Trẻ gặp vấn đề về chức năng gan mật
Khi gan bị tổn thương sẽ gây ra nhiều biến chứng trên cơ thể. Trẻ em sẽ hay ngứa ngáy, nhất là về đêm, ngứa càng kinh khủng hơn.
Trẻ bị nhiễm giun
Nhiễm giun là nỗi ám ảnh đối với mọi bố mẹ, bởi vì nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị nhiễm giun rất hay ngứa ngáy về đêm, đặc biệt ngứa hậu môn, ngứa vùng kín. Đi kèm với triệu chứng này còn có một số triệu chứng khác như khó ngủ, bồn chồn, hay đái dầm, biếng ăn, đau bụng, khó thở,…

Các bệnh ngoài da cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa về đêm
Một số bệnh ngoài da ảnh hưởng đến giấc ngủ khi trẻ cứ ngứa liên tục về đêm. Hơn nữa, một vài mẹ có thói quen sử dụng xà phòng vì nghĩ vệ sinh tốt để tẩy tế bào chết trên da cho trẻ. Nhưng điều này khiến da trẻ em khô, ngứa ngáy hơn hoặc vẩy nến do da bé rất nhạy cảm. Điều này còn nghiêm trọng hơn khi về đêm da bé tiếp xúc, ma sát với chăn, chiếu gây ngứa ngáy khủng khiếp.

Da bé bị mất nước
Nước rất thành phần quan trọng với cơ thể chúng ta và đặc biệt là trẻ nhỏ. Chúng ta nghĩ rằng ngủ thì không cần phải uống nước, tuy nhiên cách nghĩ này là hoàn toàn sai. Da bé thiếu nước sẽ làm cơ thể mất nước, khiến làn da trẻ bị ngứa về đêm.
Nguyên nhân khách quan khiến trẻ bị ngứa về đêm
Sự tác động từ môi trường
Khi thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa, phát ban. Những triệu chứng này còn diễn ra trầm trọng hơn về đêm. Nếu ngày lạnh thì nhiệt độ về đêm càng giảm, khiến da chịu đựng quá nhiều bất lợi, gây ngứa kinh khủng. Còn vào ngày nóng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cũng gây ngứa cho trẻ.
Chăn, mền, giường, chiếu không đảm bảo vệ sinh, dẫn đến nhiều vi khuẩn gây ngứa ngáy, khó ngủ cho trẻ nhỏ.

Sự tấn công của thực phẩm dị ứng
Các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ đều có thể gây ngứa ngáy cho trẻ về đêm. Với những bé còn bú sữa mẹ thì nếu trong sữa mẹ có chứa yếu tố gây dị ứng cũng khiến trẻ bị ngứa, ngứa nhiều về đêm.
Tác hại khi bé bị ngứa về đêm
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng việc trẻ bị ngứa về đêm là chuyện bình thường, tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng này thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Ban đầu chỉ là những cơn ngứa ngáy nhẹ nhưng sau đó sẽ biến thành những nốt mụn đỏ, sần sùi, gây ngứa ngáy khủng khiếp hơn. Về sau, da trẻ sẽ sưng tấy, đau nóng rát, có thể mất ngủ và khóc đêm nhiều hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh, thể chất của trẻ.
Cách điều trị khi trẻ bị ngứa về đêm
Không thể để tình trạng trẻ bị ngứa về đêm kéo dài được, bố mẹ cần tìm ngay biện pháp khắc phục để cải thiện càng nhanh càng tốt.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ
Việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp trẻ loại bỏ vi khuẩn trên da và tránh xa nhiễm khuẩn. Mẹ nên thường xuyên tắm gội cho bé, vệ sinh tai, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, cẩn thận.
Mẹ có thể tắm hay dùng nước ấm vừa phải lau người cho trẻ trước khi cho trẻ ngủ.Có thể sử dụng một số thảo dược tốt cho da như: lá khế, lá chè xanh, lá bạc hà, lá trầu không,… tắm cho trẻ để loại bỏ vi khuẩn, chống viêm nhiễm cho bé.
Dùng khăn khô, mềm lau người lại cho bé một cách nhẹ nhàng.Không cho trẻ gãi, cọ xát, chà mạnh vùng bị ngứa vì có gây viêm nhiễm nặng hơn.

Thoa kem dưỡng ẩm da cho bé
Thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp da dẻ bé được mềm mại, dịu nhẹ, chống khô da, bong tróc. Mẹ nên thoa một ít kem dưỡng ẩm lên da bé sau khi tắm xong. Tốt nhất mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên không gây kích ứng cho da, có kiểm định chất lượng và an toàn.

Sử dụng thuốc trị côn trùng
Côn trùng là một trong những tác nhân khiến trẻ bị ngứa ngáy. Đặc biệt, vào buổi tối muỗi và kiến xuất hiện nhiều, gây hại cho trẻ. Chính vì vậy, trước khi ngủ mẹ nên thoa thuốc chống côn trùng cho bé.
Chườm lạnh khi trẻ bị ngứa về đêm
Trước khi đi ngủ, mẹ hãy chườm lạnh cho trẻ bằng việc dùng túi chườm hoặc khăn bọc 2-3 viên đá rồi chườm lên vùng da bị ngứa ngáy của bé. Phương pháp này sẽ giúp trẻ bớt ngứa hơn, cảm thấy dễ chịu, ngủ ngon hơn.
Mặc trang phục phù hợp với trẻ
Bố mẹ nên cho bé mang những quần áo rộng rãi, thoáng mát, phù hợp. Nếu mang quần áo chật chội, khô cứng, ẩm ướt sẽ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, da bị ngứa ngáy nặng hơn. Vì vậy, nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có tính hút mồ hôi.
Đảm bảo chất lượng phòng ngủ
Tốt nhất bạn nên giặt hay đem phơi nắng chăn, nệm, gối, giường thường xuyên để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Mền, gối khi còn ẩm ướt thì không nên cho trẻ dùng. Vì việc này khiến nấm mốc, các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công trẻ, làm trẻ ngứa kinh khủng hơn. Phòng ngủ cũng nên thông thoáng, không quá tối tăm để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho trẻ.
Cải thiện chế độ ăn uống
Trẻ nhỏ khi bị ngứa ngáy về đêm cần phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Cần bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu omega- 3, các loại vitamin A, C, E, D,… Các thực phẩm này giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ, nhất là sau khi hoạt động nhiều, trước khi đi ngủ. Trẻ cũng cần bổ sung nước ép hoa quả.
Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn. Bên cạnh đó, bé cần kiêng ăn các thực phẩm có tính gây dị ứng cao như hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, đậu phộng,…

Nếu bố mẹ muốn an tâm cho trẻ triệt để tình trạng trẻ bị ngứa về đêm thì tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa bệnh đúng cách. Không tự ý dùng thuốc nếu không sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Lời kết
Thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ các tác nhân khiến bé thường xuyên bị ngứa về đêm. Qua đó, bố mẹ tiếp nhận thêm kiến thức về cách điều trị hiện tượng này. Bố mẹ không thể chủ quan khi trẻ bị ngứa về đêm vì nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.