Mách mẹ cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi

Mách mẹ cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi

Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi là một vấn đề không quá xa lạ với mẹ nhưng khi xảy ra với con của mình thì nhiều cha mẹ lo lắng, bất an. Thấu hiểu nỗi lòng của cha mẹ, Phòng Khám Bác Sĩ xin chia sẻ đến mẹ cách xử lý đúng cách và hiệu quả tình trạng này.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi

Đây là hiện tượng bé thở khò khè, không rõ tiếng. Âm thanh này cũng giống như tiếng ngáy nhẹ, vì vậy khó để nhận ra. Khụt khịt mũi là triệu chứng thường đi kèm với nghẹt mũi hoặc sổ mũi, cũng có thể không có nước mũi.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi được giải thích rằng từ mật độ chất nhầy bất thường ở khoang mũi nên đã tạo ra âm thanh nặng khi con thở. Mẹ có thể áp tai vào gần mũi con để nghe rõ âm thanh hơn. Trẻ có thể bị trong mọi lúc: khi thức, đang bú hoặc khi ngủ.

Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ khụt khịt mũi trong khoảng từ 5-7 ngày là khỏi nếu được chăm sóc đúng cách và cẩn thận. Nếu mẹ vẫn thấy con vẫn có biểu hiện khò khè sau thời gian này, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.

trẻ sơ sinh sẽ khụt khịt mũi trong khoảng từ 5-7 ngày là khỏi nếu được chăm sóc đúng cách và cẩn thận
Trẻ sơ sinh sẽ khụt khịt mũi trong khoảng từ 5-7 ngày là khỏi nếu được chăm sóc đúng cách và cẩn thận

Lý do trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi 

Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này. Dưới đây, Phòng Khám Bác Sĩ sẽ cung cấp cho mẹ một số lý do cơ bản nhất khiến trẻ gặp phải tình trạng này.

Do cấu tạo mũi của trẻ

Chứng rối loạn nhịp tim là tình trạng bẩm sinh trong đó cấu trúc xương hoặc sụn chặn phía sau lỗ mũi. Điều này có thể dẫn đến luồng không khí đi qua mũi thưa thớt, khiến trẻ sơ sinh bị ngáy khi ngủ. Ngoài ra còn có một tình trạng khác gọi là lệch vách ngăn mũi, trong đó một bên mũi thẳng trong khi một bên mũi bị vẹo. Đây chính là nguyên nhân làm thu hẹp đường đi của một lỗ mũi và có thể dẫn đến ngáy và khịt mũi.

Ngạt mũi sơ sinh

Đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng khụt khịt mũi ở trẻ. Chính vì các chất nhầy trong mũi không được làm sạch sẽ cản trở hô hấp ở bé và khiến con khụt khịt, khó thở lâu ngày.

Do các bệnh thường ngày: cảm lạnh, cảm cúm

Lạnh là nguyên nhân chính gây tích tụ chất nhầy trong lỗ mũi, dẫn đến bé ngủ ngáy, bị khó thở. Theo đó, cảm lạnh có thể dẫn đến nghẹt mũi, làm co thắt đường thở. Ngoài ra, khi trẻ mọc răng thường chảy nhiều nước miếng xuống khoang mũi khi trẻ nằm ngửa, và đây cũng được coi là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi.

trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi
Cảm lạnh có thể dẫn đến nghẹt mũi, làm co thắt đường thở

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi

  • Nguyên nhân chủ yếu là do chất nhầy ở mũi bị ứ lại gây khó khăn cho trẻ khi hô hấp. Vì vậy ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày từ 2-3 lần.
  • Sử dụng công cụ hút mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để hút dịch nhầy và vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý không nên  quá lạm dụng dụng cụ hút mũi và khi hút hãy dùng lực nhẹ,vừa đủ để tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ.
  • Khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi ba mẹ có thể dùng vài giọt dầu tràm pha vào nước ấm để tắm cho trẻ. Hoặc có thể dùng dầu xoa vào lòng bàn chân, sau tai, lưng và ngực để giữ ấm cho trẻ nhất là vào mùa lạnh.
  • Nên bế đứng trẻ và khi ngủ thì kê gối cao đầu hơn một chút nhằm giúp trẻ dễ thở hơn.
  •  Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, sau khi  mẹ đã xử lý bằng những cách đúng và cần thiết.
  • Cần tuân thủ việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý giảm liều dùng hay ngưng thuốc khi vẫn còn trong thời gian điều trị.
  • Nếu trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ thì mẹ hãy tích cực bổ sung những thực phẩm, trái cây giàu vitamin để tạo ra nguồn sữa chất lượng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ mau chóng hồi phục.
  • Đối với các trẻ bắt đầu ăn dặm, nên bổ dung thêm loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, cho trẻ ăn các món ăn loãng và uống nhiều nước.
ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày từ 2-3 lần
Ba mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày từ 2-3 lần

Sai lầm thường mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi

Giữ ấm quá mức và kiêng tắm

Khi thấy trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi,… ba mẹ lo sợ trẻ bị cảm lạnh nên làm ấm cơ thể cho trẻ quá mức và hạn chế  tắm gội cho trẻ với hy vọng sức khỏe của trẻ sẽ nhanh hồi phục. Tuy nhiên những việc làm này là không đúng. Nếu ba mẹ làm ấm cho trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ bị nóng, đổ mồ hôi nhiều cộng thêm việc kiêng tắm gội khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị viêm da.

Dùng miệng hút mũi cho con

Hành động này thường được ba mẹ áp dụng rất nhiều khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi.  Đây tưởng chừng là một hành động vô hại nhưng lại là một trong những việc làm sai lầm gây nguy hiểm đến bé yêu. Khi mẹ dùng miệng hút mũi cho con đã vô tình chặn đường hô hấp của con, gây áp lực lên cánh mũi và sụn mũi của con. Và nguy hiểm hơn hết là trong miệng của ba mẹ có chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ xâm nhập và phát triển ở mũi của con khiến bệnh tình trở nên nặng hơn hoặc con có thể mắc thêm các bệnh khác. 

Tự ý dùng thuốc cho con

Đây cũng là sai lầm rất phổ biến của ba mẹ. Khi thấy bé có biểu hiện khụt khịt mũi kèm theo sốt, sổ mũi hoặc ho thì ba mẹ hay ra hiệu thuốc và mua thuốc theo triệu chứng mà con đang gặp phải. Nhưng việc tự ý mua thuốc cho trẻ đặc biệt là kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ hay chuyên gia là rất nguy hiểm. Việc này sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi là triệu chứng của nhiều loại bệnh và mỗi bệnh có phác đồ điều trị khác nhau. Do đó không thể tự mua thuốc kê khai theo triệu chứng được.

Việc tự ý mua thuốc cho trẻ đặc biệt là kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ là rất nguy hiểm vì sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh
Việc tự ý mua thuốc cho trẻ đặc biệt là kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ là rất nguy hiểm vì sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh

Có nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi không?

Tiêm phòng là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng cho trẻ để bảo vệ sức khỏe con trong tương. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thắc mắc liệu trẻ sơ sinh khụt khịt mũi có nên cho tiêm phòng hay không?

Về cơ bản, tiêm phòng được thực hiện  theo độ tuổi yêu cầu của bé bởi vì lúc đó, vắc xin mới hiệu quả nhất. Trường hợp trẻ khụt khịt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng nhưng vẫn vui đùa bình thường,  ba mẹ có thể đưa con đi tiêm phòng bình thường. Đặc biệt, nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ C, dù có thể cho con tiêm phòng nhưng các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình hình của bé xem có thực sự phù  hợp không

Nếu trẻ bị khụt khịt mũi kèm theo biểu hiện sốt cao và khó thở, nhiều khả năng con bị nhiễm khuẩn cấp tính. Phụ huynh nên chữa bệnh và để con khỏi bệnh rồi mới cho đi tiêm phòng. Nếu vẫn cố tình tiêm vắc xin, con có thể gặp tác dụng phụ vì hệ miễn dịch của con  lúc này đang suy yếu.

Lời kết

Hy vọng bài viết của Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp ích đến mẹ trong trường hợp trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi. Mẹ hãy ghi nhớ những thông tin trên để phòng ngừa và chữa trị kịp thời cho bé khi có triệu chứng. Chúc mẹ một ngày tốt lành!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám