Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng hay còn được gọi là hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Phần kết mạc (hay lòng trắng mắt) có chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Do một vài nguyên nhân mà những mạch máu này bị vỡ ra khiến phần lòng trắng ở mắt có xuất hiện mảng đỏ tối hoặc sáng. Vậy mắt trẻ bị đỏ lòng trắng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Phòng Khám Bác Sĩ sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích cho bố mẹ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng có nguy hiểm không?
Không giống với các vết thương ngoài da, trẻ bị đỏ ở lòng trắng mắt chỉ là sự tạo thành những vết loang đỏ khi len vào khoảng không giữa củng mạc và kết mạc. Lượng máu mất đi tối đa chỉ tới 2ml và thường không đáng kể gì. Vùng máu đỏ dần dần sẽ được thu gọn và biến đổi màu sắc nhờ vào quá trình tiêu máu tự nhiên. Vết đỏ ở lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu xanh, tiếp đến là màu vàng và cuối cùng biến mất trong khoảng 2 tuần.
Thông thường, các trường hợp mắt trẻ bị đỏ lòng trắng đều là lành tính, không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp của các biện pháp điều trị, trừ trường hợp kèm theo chấn thương hoặc viêm nhiễm.
Khi phát hiện lòng trắng mắt trẻ bị đỏ thì bố mẹ tuyệt đối không nên cho bé dụi mắt mà cần ngăn chặn vết đỏ lan rộng bằng cách chườm đá và băng ép mắt. Thường xuất huyết sẽ tan sau khoảng 2 tuần.
Nếu sau 2 tuần mà tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể hơn. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ đi khám sớm nếu xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu mũi, chảy máu chân răng,…

Những trẻ nào dễ có nguy cơ bị đỏ ở lòng trắng mắt
Tình trạng lòng trắng mắt bị đỏ này có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên vẫn có những trẻ có khả năng mắc bệnh này cao hơn bình thường như:
- Bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp bẩm sinh, máu khó đông.
- Trẻ bị chấn thương.
- Trẻ bị tai nạn do trong quá trình tiếp xúc với hóa chất.
- Như đã nói nguyên nhân trên thì trẻ em có thể bị tác động bởi trong quá trình trẻ sử dụng kính áp tròng, làm việc quá sức, lặn biển, phẫu thuật mắt,…
- Sử dụng thuốc chống đông máu.
Triệu chứng của tình trạng mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
Đa số trẻ nhỏ gặp phải tình trạng đỏ lòng trắng mắt không có cảm giác đau mà chỉ tình cờ phát hiện ra khi nhìn vào gương hoặc do người đối diện nhìn thấy.
Khi diễn ra tình trạng mắt bị đỏ lòng trắng, bé có thể có cảm giác nặng ở vùng mắt hoặc dưới mí mắt, hoặc cũng có thể cảm thấy áp lực nhẹ vùng xung quanh mắt. Khi xuất huyết dần biến mất, trẻ có thể cảm thấy mắt hơi ngứa. Tuy nhiên, không có xuất hiện triệu chứng trẻ bị đau đầu kèm theo.
Như tên gọi có thể thấy, triệu chứng rõ ràng nhất của tình trạng này chính là hiện tượng màng cứng mắt xuất hiện một mảng đỏ sáng rõ, thậm chí toàn bộ lòng trắng mắt có thể được bao bởi gân máu đỏ.
Tuy gọi là máu ở lòng trắng mắt trẻ nhưng sẽ không có máu chảy ra từ mắt, do đó cho dù mẹ có thử thấm giấy ăn thì cũng không có máu trên mắt trẻ.
Trong vòng 24 giờ đầu, xuất huyết có thể lớn hơn nhưng sau đó kích thước vết đỏ sẽ giảm dần do máu bị hấp thụ.

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là do bệnh gì gây ra?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng, xem xét các vết đỏ xuất hiện ở lòng trắng nhiều hay ít, có kèm theo tình trạng chảy nước mắt nhiều hay gỉ mắt nhiều hay không, mắt trẻ nhỏ có bị nhạy cảm với ánh sáng hay không, có đau nhức hay không,…
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến lòng trắng mắt trẻ bị đỏ:
Do viêm kết mạc
Nếu bị viêm kết mạc, tia máu đỏ trong mắt trẻ sẽ có những đặc điểm như sau:
- Những tia máu nhiều nhưng chỉ nhỏ li li.
- Con trẻ bị ngứa cộm, rất khó chịu ở mắt.
- Trẻ thường xuyên cảm thấy tức mỏi mắt.
- Mắt của bé trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Mắt trẻ có biểu hiện căng tức và hay chảy nước mắt, xuất hiện nhiều gỉ mắt, nhất là lúc bé con mới ngủ dậy.
- Trẻ có kèm theo biểu hiện sưng mắt.
Viêm kết mạc có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu tiếp xúc với dịch mắt hoặc dịch nước bọt của trẻ bị nhiễm bệnh thì có thể bị lây nhiễm. Chính vì thế, nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm, bệnh này có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Trong trường hợp nghi ngờ con trẻ bị mắc bệnh, bố mẹ không nên chủ quan, hãy đưa bé tới thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, đồng thời bé sẽ được kê đơn thuốc phù hợp để bệnh nhanh được chữa khỏi. Việc bố mẹ tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến cho trẻ em sử dụng sai thuốc, sử dụng thuốc quá liều khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn và có thể ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ.
Do bệnh xuất huyết dưới kết mạc
Nếu là do bệnh xuất huyết dưới kết mạc, tình trạng lòng trắng mắt trẻ bị đỏ sẽ có những đặc điểm như sau:
- Những gân máu càng to và nhiều, có thể xuất hiện ở lòng trắng một bên mắt trẻ .
- Trẻ nhỏ không thấy đau mắt và dịch tiết ở mắt cũng không nhiều.
- Thị lực của bé không gặp phải bất thường.
Một số nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dưới kết mạc là do:
- Trẻ nhỏ bị chấn thương vùng mắt hay vùng đầu khiến các mạch máu ở kết mạc bị vỡ.
- Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những trường hợp trẻ bị rối loạn đông máu hoặc có một số sử dụng thuốc chống đông máu để chữa trị các bệnh lý về tim mạch ở trẻ.
- Trẻ con bơi lặn bị tăng hoặc giảm áp đường thở một cách đột ngột.
- Bệnh này cũng có thể do virus hoặc một số loại xoắn khuẩn gây ra.
- Trẻ nhỏ bị nôn hay hắt hơi quá mạnh, mang vác quá sức với trẻ,… là những nguyên nhân có thể khiến hệ tĩnh mạch ở đầu mặt bị tăng áp và gây ra hiện tượng mắt bé bị đỏ lòng trắng.
- Các trường hợp trẻ bị thiếu vitamin C, K.
- Trẻ từng phẫu thuật khúc xạ mắt và có dùng dụng cụ áp lực âm nhằm cố định mắt cũng có thể làm xuất hiện những tia máu đỏ vùng kết mạc.

Phương pháp điều trị mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
Như đã nói ở trên, hầu hết trẻ bị đỏ ở lòng trắng mắt là tình trạng lành tính nên không cần điều trị. Với những trường hợp mắt bị khó chịu nhẹ thì có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho trẻ mà không cần theo kê đơn.
Không nên sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu hoặc aspirin khi bị xuất huyết dưới kết mạc. Các loại thuốc chống đông máu cần được lưu ý sử dụng theo đơn kê của bác sĩ để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé. Với các trường hợp trẻ nhỏ hiện đang sử dụng aspirin hoặc thuốc chống đông máu mà trẻ bị đỏ lòng trắng mắt thì phụ huynh cần thông báo ngay với bác sĩ để nhận được lời khuyên và tư vấn về việc có tiếp tục cho trẻ sử dụng thuốc hay không.
Nếu nguyên nhân là do sang chấn, chấn thương thì bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục ở kết mạc.
Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh có thể được kê đơn cho các trường hợp trẻ bị xuất huyết dưới kết mạc do nhiễm khuẩn, virus từ bên ngoài.
Cách phòng tránh mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
- Điều đầu tiên là mắt trẻ cần phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo mắt trẻ sạch để không bị nhiễm trùng khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do huyết áp thay đổi nên khi trẻ bị bệnh này bố mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống đúng cách, sinh hoạt lành mạnh phù hợp cho bé là điều cực kỳ cần thiết.
- Nếu trẻ cảm thấy mắt khó chịu thì bố mẹ có thể chườm lạnh bằng đá hay sử dụng nước mắt nhân tạo cho trẻ. Khi đi ra ngoài cũng nên cho bé sử dụng kính chuyên dụng để mắt bé không bị ảnh hưởng.

Lời kết:
Thông qua bài viết của Phòng Khám Bác Sĩ chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho con mình. Đa số trường hợp khi mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là trường hợp lành tính không cần quá lo lắng. Tuy vậy, bố mẹ cũng không nên chủ quan mà phải chăm sóc và tìm cách để mắt con nhanh khỏi. Tốt nhất là cho bé thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả.