Mắt trẻ sơ sinh bị vàng có sao không? Nguyên nhân và cách chữa trị

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng có sao không? Nguyên nhân và cách chữa trị

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng là một biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tình trạng lòng trắng mắt trẻ có màu vàng. Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Vậy tình trạng vàng mắt có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này. Phòng Khám Bác Sĩ sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh những thông tin bổ ích về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Phân biệt hai loại vàng mắt ở trẻ sơ sinh

Có 2 loại vàng mắt ở trẻ sơ sinh là vàng mắt sinh lý hoặc vàng mắt bệnh lý:

Vàng mắt sinh lý

Thông thường, vàng mắt sinh lý sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Triệu chứng thường xuất hiện sau 24 giờ và mất đi trong 1 tuần.

Biểu hiện khi mắt trẻ sơ sinh bị vàng sinh lý bao gồm: 

  • Mắt trẻ sơ sinh có màu vàng, vàng da ở một số vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng. 
  • Không đi kèm theo các triệu chứng như gan lách to, bỏ bú, thiếu máu….

Nồng độ bilirubin trong máu không vượt quá 12mg% đối với trẻ đủ tháng và không quá 5mg% với trẻ thiếu tháng. 

Vàng mắt bệnh lý 

Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 24 giờ sau sinh. Trẻ bị vàng mắt ở kết mạc. Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện các triệu chứng khác như co giật, bỏ bú, lừ đừ, mệt mỏi, gồng cứng người, hạ thân nhiệt,…

Sau khi sinh 1 tuần trẻ không hết vàng mắt (với trẻ sinh đủ tháng) và 2 tuần (với trẻ sinh thiếu tháng).

Đo chỉ số bilirubin trong máu cao hơn ngưỡng bình thường.

Trẻ bị vàng mắt bệnh lý khi chỉ số bilirubin trong máu cao hơn ngưỡng bình thường
Trẻ bị vàng mắt bệnh lý khi chỉ số bilirubin trong máu cao hơn ngưỡng bình thường

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng có sao không?

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt sinh lý sẽ không đáng quan ngại nhưng nếu tình trạng vàng mắt ở trẻ gây ra do bệnh lý thì lại khá nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng bilirubin não cấp tính: Trẻ sơ sinh có dấu hiệu thường không tập trung, ngủ li bì, sốt cao, bỏ bú. Biến chứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tế bào dẫn đến các biến chứng khó lường khác.
  • Biến chứng vàng da toàn thân: Chỉ số bilirubin khi vượt quá ngưỡng cho phép không chỉ gây ra tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị vàng mà còn khiến bé bị vàng da. Lúc này, vùng tổn thương ở não sẽ không thể phục hồi, gây bại não hoặc tử vong ở trẻ. 

Do đó, nếu thấy trẻ sơ sinh bị vàng mắt, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị vàng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải đưa con mình đến bệnh viện khi nhận thấy các tình trạng sau:

  • Sốt cao hơn 38°C
  • Da của trẻ có màu vàng đậm
  • Trẻ thường xuyên khóc thét, có thể kèm theo bú kém và phản ứng chậm với môi trường xung quanh.

Nguyên nhân và dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh bị vàng 

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Mắt trẻ sơ sinh bị vàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Do lượng bilirubin trong máu tăng 

Dư thừa bilirubin trong máu là nguyên nhân chính và phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Bilirubin là một phần bình thường trong sắc tố được giải phóng khi phá vỡ các tế bào hồng cầu trong quá trình thoái giáng.Thông thường, gan lọc bilirubin từ máu và giải phóng nó vào đường ruột. Nhưng gan của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành nên không thể loại bỏ bilirubin đủ nhanh, gây ra sự dư thừa của bilirubin. Khi tình trạng này xảy ra sẽ gây vàng da, vàng mắt sinh lý và thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh. 

Biểu hiện của nguyên nhân rõ nhất là cả phần mí mắt ngoài và mặt dưới đều bị vàng do bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, đối với mắt trẻ sơ sinh có ghèn vàng là do bị nhiễm khuẩn ngay từ khi trong bụng mẹ hoặc nhiễm khuẩn lậu, khuẩn chlamydia bởi đường sinh dục của mẹ. 

Do bị viêm gan B 

Mắt bé bị vàng cũng có thể là bị viêm gan B. Dấu hiệu khi bé bị viêm gan B thường không quá rõ ràng nên nếu như bố mẹ không quan sát kĩ thì khó mà nhận ra được. 

Khi trẻ bị viêm gan B, ngoài mắt và làn da bé chuyển vàng thì sẽ xuất hiện các biểu hiện như bỏ bú, nôn ói nhiều lần, sốt cao, màu nước tiểu bị đục hơn bình thường.

Mắt bé bị vàng cũng có thể là bị viêm gan B
Mắt bé bị vàng cũng có thể là bị viêm gan B

Do xuất hiện vật lạ trong mặt 

Một số vật lạ trong mắt như hạt bụi, hạt cát… đã bay vào mắt bé. Nếu như không loại bỏ được chúng ra khỏi mắt trẻ thì theo phản ứng tự nhiên, mắt trẻ tự động xuất hiện phần ghèn.

Nguyên nhân khác khiến mắt trẻ sơ sinh bị vàng 

Một số rối loạn tiềm ẩn có thể khiến mắt trẻ sơ sinh bị vàng. Trong những trường hợp này, vàng mắt thông thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với tình trạng phổ biến. Các nguyên nhân có thể gây vàng mắt bao gồm: 

  • Chảy máu trong (xuất huyết) 
  • Nhiễm trùng trong máu (nhiễm trùng huyết) 
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn khác
  • Sự không tương thích giữa máu của mẹ và máu của trẻ
  • Viêm đường mật do các ống mật của em bé bị chặn hoặc bị sẹo
  • Thiếu enzyme
  • Các tế bào hồng cầu của em bé gặp bất thường khiến chúng bị phá vỡ nhanh chóng. 

Cách chữa trị khi mắt trẻ sơ sinh bị vàng 

Trong trường hợp trẻ bị vàng mắt do sinh lý, ba mẹ có thể tham khảo một số bí quyết bé sau đây:

  • Tích cực cho bé bú sữa thường xuyên, khoảng 2 tiếng 1 lần để chất bilirubin bị đào thải nhanh qua đường tiêu hóa vì sữa của mẹ có tác dụng nhuận tràng, đào thải nhiều cặn bẩn và do đó, làm giảm nồng độ bilirubin. 
  • Cho trẻ tắm nắng từ 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần tắm từ 10 – 15 phút để bổ sung thêm vitamin D.
  • Nếu tình trạng vàng mắt kéo dài hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và bé có thể phải cần điều trị bằng phương pháp quang trị liệu như điều trị bằng ánh sáng hoặc thay máu.
  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng mắt, vàng da đơn giản, an toàn và hiệu quả được áp dụng nhiều. Mục đích của phương pháp này là năng lượng ánh sáng được được sử dụng để xuyên qua da giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu. Khi chiếu đèn, trẻ sơ sinh sẽ được cởi bỏ quần áo ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
  • Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt ở mức độ nặng thất bại với việc điều trị bằng liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.
Cho trẻ tắm nắng từ 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần tắm từ 10 – 15 phút để bổ sung thêm vitamin D
Cho trẻ tắm nắng từ 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần tắm từ 10 – 15 phút để bổ sung thêm vitamin D

Cách phòng ngừa mắt trẻ sơ sinh bị vàng

Một trong những nguyên nhân khiến mắt bị vàng là do trẻ có vấn đề về gan. Vì vậy, ngay khi có kế hoạch mang thai, bố mẹ cần kiểm tra sức khỏe của bản thân. Bố mẹ cần tiêm phòng viêm gan nếu không mắc bệnh viêm gan hoặc không mang mầm bệnh để đảm bảo giai đoạn mang thai được an toàn.

Trường hợp mẹ chưa tiêm phòng nhưng trong thời kỳ mang thai phát hiện ra mình bị viêm gan B thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách xử trí. 

Sau khi sinh, mẹ cần cho bé đi xét nghiệm để kiểm tra trẻ sơ sinh có bị viêm gan không. Nếu trẻ không bị viêm gan thì sẽ được tiêm phòng viêm gan B với lịch tiêm như sau:

Mũi 1: 24 giờ đầu tiên sau khi sinh;

Mũi 2: Cách mũi 1 là 1 tháng;

Mũi 3: Khi trẻ 2 tháng tuổi.

Trường hợp trẻ bị viêm gan sơ sinh thì cần điều trị và tái khám định kỳ trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.

Lời kết:

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng do sinh lý thì bố mẹ không cần phải lo lắng, nhưng nếu xuất phát từ một bệnh lý nào đó thì rất đáng lo. Bố mẹ có thể nhận định các nguyên nhân và tìm ra cách chăm sóc điều trị phù hợp cho bé qua bài viết trên. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để nắm rõ tình trạng sức khỏe bé để kịp thời phòng ngừa và điều trị hợp lý.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám