Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh lý mụn sữa tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến các bậc phụ huynh đau đầu vì thường xuyên tái lại và khó trị dứt điểm được. Tuy loại mụn này có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần, nhưng không ít trường hợp chúng vẫn cần được điều trị đặc biệt. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh mụn sữa ở trẻ sơ sinh? Những cách chữa trị hiệu quả cho trẻ? Để giải đáp thắc mắc ở trên, cũng như giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm xử lý khi trong trường hợp này, hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi là mụn hạt kê, là tình trạng da liễu thường thấy ở trẻ sơ sinh khoảng 1 tháng. Mụn sữa thường là những nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng, xuất hiện chủ yếu ở vùng má, mũi, trán, cằm hay trên da đầu và đặc biệt là không có nhân. Một số trẻ còn mọc mụn sữa trên những bộ phận khác như ngực, cổ… Đó là do làn da trẻ còn non nớt, nên nếu không được vệ sinh tốt sẽ dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da. Mụn sữa là bệnh ngoài da lành tính nên không gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Do đó, tình trạng này có thể tự khỏi sau vài ngày, hoặc lâu hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. 

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có những dấu hiệu nào?

  • Mụn sữa ở trẻ thường có dạng sẩn 1 – 2 mm, màu trắng. Ngoài ra, mụn có thể tồn tại dưới dạng mụn nhọt hoặc mụn đỏ mủ. 
  • Mụn sữa thường xuất hiện ở mũi, cằm, má hoặc cơ quan sinh dục trẻ sơ sinh. Đặc biệt thường xuất hiện ngay khi trẻ chào đời hoặc một vài tuần sau sinh.
  • Mụn hạt kê có thể tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Mụn sữa thường nổi rõ hơn khi trời nóng nực, trẻ bị nóng, quấy khóc, da bị dính sữa, nước bọt hoặc tiếp xúc với quần áo vải cứng, thô ráp.
  • Tùy theo cơ địa của từng bé mà tình trạng mụn sữa mọc nhiều hoặc ít. Thậm chí khi nổi nhiều có thể gặp ở cả chân tay, ngực và lưng của trẻ. 
  • Ở trẻ nhỏ nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng, ngoài xuất hiện mụn sữa còn hay có cả mụn thịt, rôm sảy, mụn mủ, ban đỏ. Các bà mẹ có con nhỏ cần phân biệt rõ ràng với mụn hạt kê để tìm cách chữa trị hiệu quả.
Mụn sữa thường xuất hiện ở mũi, cằm, má hoặc cơ quan sinh dục trẻ sơ sinh
Mụn sữa thường xuất hiện ở mũi, cằm, má hoặc cơ quan sinh dục trẻ sơ sinh

Nguyên nhân nào gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh?

Nguyên nhân chính gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh lý này có liên quan đến hormone của mẹ hoặc của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mọc mụn sữa ở trẻ là:

Tác dụng phụ của thuốc

Người mẹ đã dùng thuốc trị liệu trong khoảng thời gian mang thai, hoặc trẻ bị mắc bệnh phải cần thuốc để điều trị cũng có thể gây tác dụng phụ như nổi mụn sữa.

Sữa bột không phù hợp

Khá nhiều trường hợp trẻ bị mụn sữa là do không hợp với loại sữa có chứa nhiều đạm albumin.

Sữa bột không phù hợp
Sữa bột không phù hợp có thể nguyên nhân làm cho bé bị nổi mun sữa

Chế độ ăn uống của mẹ

Với trẻ sơ sinh còn đang phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ, thì việc người mẹ ăn nhiều đồ nóng kết hợp với hệ tiêu hóa của của bé còn yếu, chưa hoàn thiện cũng có thể gây ra mụn sữa.

Trẻ bị mụn sữa do phì đại tuyến bã nhờn 

Do sự tăng sinh tuyến bã quá mức, khiến cho trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Những việc cần làm khi bé bị mụn sữa

Giữ khuôn mặt trẻ luôn sạch sẽ

Hãy dùng nước ấm rửa mặt cho trẻ hàng ngày và tắm là thời điểm thích hợp nhất để rửa mặt trẻ. Các mẹ có thể dùng xà phòng lành tính dành riêng trẻ nhỏ, hoặc sữa rửa mặt không chứa xà phòng. Tránh dùng sản phẩm có hương liệu, mùi thơm vì chúng có khả năng gây kích ứng da trẻ. Hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng.

Lúc tắm, mẹ hãy dùng nước ấm rửa mặt cho trẻ
Lúc tắm, mẹ hãy dùng nước ấm rửa mặt cho trẻ

Tránh các sản phẩm có độ tẩy cao

Tránh dùng các dược mỹ phẩm có chứa retinoids hoặc erythromycin. Đây là những chất thường được sử dụng để trị mụn trứng cá ở người lớn, trẻ em không được phép sử dụng. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng không nên sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm, tạo bọt hoặc các loại xà phòng khác có chứa nhiều hóa chất.

Không dùng kem dưỡng da

Các loại kem dưỡng da có thể làm tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh nặng thêm. Bởi vì lúc này da trẻ đang vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học.

Không chà xát khi trẻ bị mụn sữa

Chà xát da bằng khăn có thể làm vỡ các nốt mụn, khiến tình trạng của trẻ nặng hơn. Thay vào đó, bạn hay lau mặt trẻ bằng khăn mềm theo chuyển động tròn, hoặc vỗ nhẹ khăn lên da mặt trẻ để thấm nước rửa mặt. 

Hạn chế không để bé chà tay lên nốt mụn
Hạn chế không để bé chà tay lên nốt mụn

Không nặn mụn trẻ bị mụn sữa

Tuyệt đối không được nặn mụn cho trẻ. Điều này sẽ gây kích ứng da trẻ và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập lên vết thương, gây nhiễm trùng, thậm chí làm cho tình trạng mụn sữa trên mặt trẻ sơ sinh lan rộng và nghiêm trọng hơn.

Đảm bảo môi trường sống thoáng mát

Đảm bảo cho môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, mát mẻ và thoáng mát. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc.

Theo dõi tình hình bệnh của trẻ

Các bậc cha mẹ nên theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh của trẻ. Cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có những triệu chứng như mụn mủ hoặc viêm,  mụn sữa chuyển thành dạng mụn đầu đen.

Giữ da trẻ luôn khô thoáng

Không xông nóng hay ủ ấm trẻ quá mức, điều này khiến mồ hôi tiết ra nhiều làm mụn sữa trở nên trầm trọng hơn. Nên giữ da trẻ luôn khô thoáng. Hơn nữa, với những trẻ có cơ địa tiết mồ hôi nhiều, mẹ có thể dùng khăn vải mềm để lau cho trẻ.

Đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với trẻ

Trước khi tiếp xúc với bé, các bậc cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, không ôm, hôn hoặc cho người lạ tiếp xúc với khi trẻ đang bị mụn sữa. Mẹ nên chọn những loại quần áo có chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi để mặc cho trẻ bị chàm sữa.

Cách điều trị khi trẻ bị mụn sữa

Sử dụng biện pháp dân gian để trị mụn sữa trẻ sơ sinh

Tắm lá khế được xem là một trong những biện pháp dân gian giúp cải thiện tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Với phương pháp này, mẹ có thể dùng một nắm lá khế tươi, rửa nhiều lần với nước cho sạch sâu, vi khuẩn. Tiếp theo, đem đun sôi lá khế và lấy nước cho bé tắm. Lưu ý, mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này khoảng 3 lần một tuần, vì tắm nhiều lá khế có thể khiến da bé dễ bị xỉn màu và ko đều màu.

Tắm lá khế được xem là một trong những biện pháp dân gian giúp cải thiện tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Tắm lá khế được xem là một trong những biện pháp dân gian giúp cải thiện tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Đi khám theo chỉ định của bác sĩ

Nếu trẻ bị mụn sữa quá lâu mà hết thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám. Một số bé còn có thể nguy cơ từ mụn sữa thành mụn mủ, đầu đen gây đau và khó chịu rất nhiều. Tình trạng này sẽ cần phải được điều trị với thuốc giảm đau, bôi kháng sinh hoặc uống tùy vào chỉ định của bác sĩ điều trị. 

Lời kết

Trên đây là thông tin về bệnh mụn sữa ở trẻ sơ sinhPhòng Khám Bác Sĩ muốn chia sẽ đến các bậc cha mẹ. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng hầu như ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, và thậm chí tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng, nếu tình trạng mụn sữa ở trẻ không thuyên giảm sau một thời gian dài hay bị nhiễm trùng. Các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ này sẽ giúp giải quyết được những thắc mắc, băn khoăn của cha mẹ khi có con bị mụn sữa, cũng như góp phần vào cẩm nang chăm sóc trẻ của các bậc phụ huynh ngày nay. 

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám