Ngón tay trẻ bị mưng mủ có nguy hiểm không? Mẹ nên xử lý như nào cho hiệu quả và an toàn

ngón tay trẻ bị mưng mủ

Việc làn da, đặc biệt là ngón tay trẻ bị mưng mủ là điều dễ thấy khi thời tiết thay đổi. Để hiểu rõ lý do vì sao lại xuất hiện hiện tượng này, cách xử lý và phòng tránh khi con trẻ không may mắc phải, các mẹ hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu trong bài viết này nhé. Tin chắc rằng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con nhỏ!

Hiện tượng mưng mủ ở ngón tay trẻ em

Trước tiên, để giúp các mẹ hình dung rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta cùng tìm hiểu về các biểu hiện cơ bản của bệnh. Khi xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc ung mủ trên da một cách bất thường, bố mẹ không được lơ là. Đây là bệnh lý do vi khuẩn tích tụ nhiều trên da, lâu ngày phá vỡ lớp sừng bảo vệ của cơ thể. Tiếp xúc trực tiếp với phần thịt và xảy ra phản ứng kích thích. Mặc dù có thể xảy ra ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nhưng với trẻ sơ sinh, chúng ta cần đặc biệt quan tâm do làn da bé lúc này chưa phát triển hết. Lớp da còn mỏng manh và dễ chịu tác động từ môi trường ngoài.

Khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, bố mẹ cần chú ý đến các thay đổi trên làn da của bé. Dù chỉ một vết thương nhỏ, nhưng khi có kẽ hở thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể. Bên cạnh việc gây ra một số tác động vật lý ở bề mặt da, nếu nặng hơn trẻ còn có thể bị nhiễm trùng. Đặc biệt vào giai đoạn chuyển giao thời tiết, vi khuẩn sẽ có xu hướng sinh trưởng nhanh hơn. Cơ thể trẻ em sẽ ra nhiều mô hôi khi trời nóng, tạo môi trường ẩm ướt cho da. Kích thích các nốt mưng mủ lan rộng và phình to hơn.

Hiện tượng mưng mủ ở ngón tay trẻ em
Hiện tượng mưng mủ ở ngón tay trẻ em

Vì sao ngón tay trẻ dễ bị mưng mủ?

Có nhiều nguyên nhân làm cho ngón tay trre bị mưng mủ, tuy nhiên một số vấn đề phổ biến thường gặp gồm có:

  • Lượng Hoocmon dư thừa có trong sữa mẹ sẽ kích thích sự phát triển mạnh ở trẻ. Khi trong sữa mẹ có hàm lượng chất kích thích quá cao, gặp vi khuẩn xâm nhập tại vị trí vết thương hở sẽ tạo mưng mủ.
  • Ở các em nhỏ bị còi xương, suy dinh dưỡng, cơ thể chưa phát triển đủ chất sẽ làm giảm hệ miễn dịch. Do đó, khi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ làm các em dễ bị tổn thương.
  • Phụ huynh dùng nhiều loại hóa chất tẩy rửa mạnh như sữa tắm, dầu gội để vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Nồng độ kiềm cao trong các chất này sẽ làm da trẻ bị mài mòn và mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và khiến trẻ dễ bị mưng mủ ở ngón tay.
  • Việc sinh sống ở nơi luôn ẩm thấp, ô nhiễm (không khí, nguồn nước), nhiều khói bụi sẽ ảnh hưởng đến việc gây ra các vết mưng mủ ở ngón tay của bé.
  • Ngoài ra, dị ứng thức ăn cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc nổi mụn chứa mủ.
Hóa chất có tính tẩy rửa mạnh làm da trẻ bị mài mòn và mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và khiến trẻ dễ bị mưng mủ ở ngón tay
Hóa chất có tính tẩy rửa mạnh làm da trẻ bị mài mòn và mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và khiến trẻ dễ bị mưng mủ ở ngón tay

Phân loại mưng mủ theo triệu chứng

Giống mọi loại bệnh trạng khác, ta có thể căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để phân chia thành các dạng riêng biệt. Đối với việc ngón tay trẻ bị mưng mủ thì có 2 loại chính: mụn mủ do liên cầu hoặc tụ cầu gây ra.

Mụn mủ do tụ cầu gây ra ở trẻ sơ sinh

Khi tụ cầu đánh vào da của trẻ sơ sinh, tạo ra những vùng tổn thương ở quanh nang lông, dẫn đến hiện tượng viêm nang lông (viêm lỗ chân lông). Một vài triệu chứng thường gặp của bệnh này gồm:

  • Mưng mủ ở phần nông: các vùng da như tóc, da đầu, chân hoặc lưng. Ban đầu, lỗ chân lông sẽ xuất hiện các vết sưng đỏ, sau một thời gian chúng dần chuyển thành các nốt mụn có mủ. Trên da lúc này có thể còn xuất hiện thêm một lớp vảy mỏng. Khi mủ khô lại sẽ bị tróc ra khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. May mắn là sau khi hết bệnh nó không để lại sẹo trên da.
  • Mưng mủ ở phần sâu: mọc tập trung hoặc rải rác khắp cơ thể trẻ. Khi mủ còn chưa cứng lại, nếu lỡ tay chạm vào vết sưng, lớp nước có thể chảy ra làm trẻ nhiễm trùng. Do đó, không nên trực tiếp nặn vỡ mụn bằng tay.
  • Mưng mủ (nhọt): khi mụn bắt đầu mọc trên da trẻ, bố mẹ cần quan sát xem trong mụn có mủ nhiều không. Khi trẻ bị mưng mủ ở ngón tay, trẻ thường biếng ăn, quấy khóc. Trong mụn chứa nhiều chất gây kích ứng, ngứa rát giống khi bị ong chích.
Khi trẻ bị mưng mủ ở ngón tay, trẻ thường biếng ăn, quấy khóc.
Khi trẻ bị mưng mủ ở ngón tay, trẻ thường biếng ăn, quấy khóc.

Mụn mủ do liên cầu gây ra ở trẻ nhỏ

Được phân thành một số loại cụ thể như sau:

Chốc lở

Chốc lở là hiện tượng hay gặp ở trẻ em lên ba. Thường sẽ xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm như mặt, lòng bàn tay, bàn chân và miệng. Trong đó, miệng là nơi dễ bị tổn thương nhất. Lúc đầu sẽ có các bọng nước nổi trên bề mặt da, sau vài ngày sẽ phát triển thành mưng mủ (mụn có mủ bên trong). Nếu không may bị vỡ do kích thích từ bên ngoài, dịch mụn bên trong sẽ đóng vảy trên da với lớp màu vàng thiếu thẩm mỹ. Sau khi khô lại, nếu cạy lớp da vàng đi sẽ thấy một lớp da non đỏ hồng, ẩm ướt. Bố mẹ cần lưu ý rằng loại mụn nhọt này rất dễ lây sang vùng da lân cận.

Hăm kẽ

Bên cạnh chốc lở thì hăm kẽ cũng là triệu chứng thường thấy. Hăm kẽ sẽ hay xuất hiện ở các khu vực da có nếp gấp như da nách, mông hay cổ tay, chân và bẹn. Không những vậy, nếu da trẻ đặc biệt ra mồ hôi nhiều sau khi vận động thì hăm kẽ có thể xuất hiện ở các nơi có mật độ mồ hôi nhiều. Khi gặp phải hiện tượng này trẻ sẽ bị ngứa khó chịu dẫn tới biếng ăn, sút cân hoặc sốt cao liên tục. Do đó các mẹ cần hết sức chú ý khi vết mưng mủ ở ngón tay của trẻ bị vỡ.

Mưng mủ có nguy hiểm đến tính mạng của trẻ không?

Căn cứ vào biểu hiện thực tế của trẻ sau khi nổi bật để bố mẹ xác định tính nghiêm trọng của vết thương. Nếu chỉ là vết mụn bình thường như mụn sữa hoặc mụn kê thì bố mẹ có thể yên tâm. Các loại mụn này không để lại tác hại gì quá lớn cho làn da em bé. Sau một khoảng thời gian sẽ tự biến mất. Song, khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện sau thì cần đưa đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác:

  • Mụn nổi từ một bộ phận sau đó lan ra khắp cơ thể. Tốc độ lây nhanh, tình trạng sưng viêm, tụ nước rất nặng.
  • Trẻ sốt liên tục kéo dài từ 39℃ trở lên. Có thể xuất hiện co giật.
  • Trẻ gãi đỏ da và liên tục than ngứa, khó chịu.
  • Luôn trong trình trạng mệt mỏi.
Trẻ sốt liên tục kéo dài từ 39℃ trở lên
Trẻ sốt liên tục kéo dài từ 39℃ trở lên thì cần đưa đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác

Cách chữa trị ngón tay trẻ bị mưng mủ

Để tìm ra cách chữa trị phù hợp, trước hết ta sẽ căn cứ vào biểu hiện bệnh:

  • Nếu mủ chỉ đọng ít trong nốt sần hoặc chỉ có một, hai chấm nhỏ thì có thể tự chữa tại nhà. Gia đình có thể sử dụng kim tiệt trùng y tế để vệ sinh nốt mưng mủ. Sau khi làm vỡ nốt sưng cần dùng nước nóng chườm quanh vết thương. Nhúng tay vào nước sau đó dùng cồn y tế rửa lại. Trong trường hợp cảm thấy không đủ hiệu quả có thể tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng kháng sinh.
  • Trường hợp bị nặng, các vết mủ đã sưng to và lan rộng ra bộ phận khác thì cần đến cơ sở y tế. Do đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không xử lý đúng cách.
  • Tuyệt đối không được tự mua và sử dụng kháng sinh. Bắt buộc phải tuân theo chỉ định chuyên môn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Hạn chế hoạt động phần tay, chân bị mưng mủ dù đã lành. Do lúc này, da mới được tái tạo lên nên nếu hoạt động quá sức sẽ dễ bị tổn thương.

Một số mẹo phòng tránh ngón tay trẻ bị mưng mủ

Sau khi xác định được mức độ tổn thương và lựa chọn giải pháp phù hợp. Bố mẹ có thể tìm hiểu luôn các quy tắc vàng trong bảo vệ trẻ tránh tái phát mưng mủ sau khi lành bệnh dưới đây.

  • Lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ mặc hàng ngày. Đặc biệt là sau khi lành bệnh. Không được để vải áo quần tiếp xúc trực tiếp hoặc cọ xát vào da gây rát, kích ứng.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm để sát khuẩn và tránh cảm lạnh.
  • Khi bị mưng mủ ở tay, tránh chạm tay vào đồ vật hoặc vùng da khác. Nếu bé nổi mưng mủ ở các vị trí khó sinh hoạt thì bố mẹ có thể mang găng tay y tế và chăm sóc. Tuyệt đối không sử dụng tay trần vì bệnh dễ lây.
  • Lau khô cơ thể sau khi tắm hoặc đi vệ sinh. Không mặc quần áo ướt.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ. Thời gian khuyến nghị là mỗi 4h/lần.
  • Mẹ nên chọn mua các loại sữa tắm, dầu gội lành tính với da và không có chất gây kích ứng. Vừa nuông chiều được làn da mỏng manh của bé mà vừa đảm bảo độ an toàn khi dùng.
  • Lập chế độ ăn uống hợp lý, không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn, không sử dụng các chất có hại với sức khỏe như: cồn, nước có ga, đường hóa học…

Lời kết

Tin rằng qua những gợi ý trên đây, bố mẹ đã có thể tích lũy được nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến tình trạng làn da, ngón tay bị mưng mủ. Để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng này cần chú ý chế độ dinh dưỡng, cơ chế tập luyện và môi trường tiếp xúc. Tránh ở quá lâu trong môi trường ô nhiễm, không vệ sinh để hạn chế vi khuẩn ký sinh trên da tay. Hy vọng bài viết này của Phòng Khám Bác Sĩ đã phần nào giúp các mẹ hiểu thêm về hiện tượng này. Chúc các mẹ nhiều sức khỏe để chăm sóc tốt cho các con!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám