Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi xảy ra ở đa số trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách xử lý trẻ nhỏ bị nghẹt mũi tùy theo từng trường hợp. Vậy những nguyên nhân và giải pháp cho bệnh lý này là gì? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu thông qua bài viết này!

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Tình trạng bé có hiện tượng ngạt mũi, khó thở nhưng không chảy nước mũi là triệu chứng chung khi hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng làm cho trẻ không thể thở được, điều đó khiến trẻ vô cùng khó chịu. Dù nước mũi không chảy ra nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được những tiếng thở nặng nề của bé thông qua mũi hoặc miệng.

ngạt mũi, khó thở nhưng không chảy nước mũi là triệu chứng chung khi hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng
Ngạt mũi, khó thở nhưng không chảy nước mũi là triệu chứng chung khi hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng

Để có giải pháp tốt nhất giúp bé hết nghẹt mũi, mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Cụ thể là:

Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh

Nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi không chảy nước mũi có thể là do cảm cúm, cảm lạnh. Với những trường hợp nhẹ, trẻ trong tình trạng sụt sịt, nghẹt mũi nhẹ mà không bị chảy nước mũi do mũi trẻ bị kích ứng nhẹ khiến tuyến chế tiết ở lớp biểu mô hoạt động nhiều hơn gây ra. Điều này sẽ thường xuyên xảy ra trong trường hợp trời giao mùa, thay đổi thời tiết bởi trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên virut và vi khuẩn bên ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé.

Bị dị ứng với thời tiết

Cơ thể trẻ rất nhạy cảm nên xảy ra tình trạng nghẹt mũi rất thường xuyên. Đôi lúc trẻ sẽ hắt hơi nhiều, việc ngạt mũi khiến trẻ thở khò khè tuy nhiên nó có thể nhanh chóng chấm dứt mà không gây ra hiện tượng chảy nước mũi. Nhưng, mẹ cần đặc biệt lưu ý mọi dấu hiệu bất thường đối với trẻ để có cách xử lý kịp thời.

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do viêm phổi, viêm phế quản

Đây là bệnh lý thường xuyên gặp ở trẻ do bé còn quá nhỏ nên chưa hoàn thiện hoàn toàn về hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Trẻ có thể bị nghẹt mũi kèm ho nhưng không chảy thành nước khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp. Nếu cha mẹ để tình trạng này kéo dài, trẻ nhỏ có thể mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp và rất khó để điều trị nên mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do viêm phổi, viêm phế quản
Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do viêm phổi, viêm phế quản

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do có dị vật trong mũi 

Một nguyên nhân nữa có thể khiến bé bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi là trong mũi của bé có vướng dị vật. Lúc này đây, bé sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp, không thể thở bình thường được. Với trường hợp này, mẹ cần phát hiện kịp thời để tìm cách lấy dị vật trong thời gian sớm nhất, tránh những nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ bỏ dị vật vào muĩ
Trẻ bỏ dị vật vào mũi gây nghẹt mũi

Trẻ ngạt mũi sơ sinh

Nhiều trẻ sau khi sinh ra không được lấy hết toàn bộ dịch nhầy còn sót lại khi còn trong bụng mẹ sẽ xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ từ 7 tuần trở xuống hoặc những trẻ sinh thiếu tháng, sinh non.

Giải pháp cho trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Đối với các bé bị ngạt mũi thông thường, mẹ có thể thực hiện các giải pháp sau để tình trạng ngạt mũi của con thuyên giảm hơn:

Chế độ bú mẹ hợp lý

Sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện ngay từ khi còn nhỏ. Sữa mẹ sẽ giúp bé tránh mất nước đặc biệt khi bị nghẹt mũi do tình trạng thở không đúng cách gây ra. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ cữ bú cho trẻ để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong việc bú mẹ, không gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Chế độ bú mẹ hợp lý giúp bé không bị nghẹt mũi
Chế độ bú mẹ hợp lý giúp bé không bị nghẹt mũi

Giữ ấm vùng cổ, ngực 

Mẹ cần chú ý giữ ấm những bộ phận nhạy cảm như vùng cổ, ngực để ngăn chặn tình trạng bé có thể bị ngạt mũi, cảm lạnh bất cứ lúc nào.

Giữ cho phòng sạch sẽ 

Mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh trẻ luôn luôn sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Mũi bé rất nhạy cảm nên khi tiếp xúc nhiều với bụi bẩn trong không khí sẽ gây ra tình trạng trẻ bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi.

Vệ sinh mũi cho bé đúng cách 

Khi trẻ nghẹt mũi khó thở, mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý đúng cách để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, thông thoáng đường hô hấp hơn. Nhỏ khoảng vài ba giọt vào từng bên mũi của trẻ sau đó mát xa nhẹ nhàng để dịch nhầy có thể tách ra dễ dàng, sau đó sử dụng bông tăm hoặc gạc mềm để lấy từ từ dịch nhầy ra, tránh làm đau bé. Mẹ cũng có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm việc này dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vệ sinh mũi cho bé đúng cách
Vệ sinh mũi cho bé đúng cách giúp bé không bị nghẹt mũi

Chú ý: mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé 2 lần/ ngày khi trẻ đang gặp các vấn đề như sổ mũi, ngạt mũi. Tuyệt đối không quá lạm dụng điều này bởi có thể khiến niêm mạc mũi của bé mất cân bằng và dễ bị tổn thương hơn

Lời kết

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là triệu chứng xảy ra phổ biến ở độ tuổi còn thơ. Đối với trường hợp nhẹ dường như không ảnh hưởng gì nhiều đến bé, song, nếu trở nặng có thể khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cha mẹ cần lưu ý đến trẻ nhỏ, nếu trẻ gặp phải triệu chứng trên cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách để bé nhanh khỏi tránh tình trạng lâu dài ủ thêm bệnh.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám