Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa? Cách cho trẻ bú sữa mà không bị trớ mẹ nên biết?

trẻ bị tró sữa

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa là tình trạng dễ gặp ở trẻ sơ sinh sau khi ăn no khiến mẹ vô cùng lo lắng. Một số cha mẹ chủ quan về tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy cho con trong tương lai. Nếu muốn con khỏe mạnh, cha mẹ nên bổ sung thêm kiến thức về trường hợp này. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ, ọc sữa? Cách cho trẻ bú sữa mà không bị trớ mẹ nên biết?. Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu điều này.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Muốn tìm cách khắc phục cho trẻ sơ sinh khi bú không bị trớ sữa, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân của hiện tượng này. Trẻ sơ sinh bị trớ sữa xuất phát từ hai nguyên nhân chính.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa sau khi bú sữa
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa sau khi bú sữa

Do sinh lý

Nguyên nhân này xuất phát từ cách chăm sóc bé chưa đúng cách. Mẹ còn gặp phải một số sai lầm đáng nói như:

  • Đối với trẻ sơ sinh, hệ thống tiêu hóa vẫn còn non yếu, hoạt động của các van trong dạ dày chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến khi bú sữa trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no. Nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng sau khi bú xong thì có thể khiến trẻ dễ bị trớ
  • Bên cạnh đó, nếu mẹ cho bé bú sữa quá nhiều hay ép bé bú quá mức sẽ khiến cho dạ dày của bé không kịp tiêu hóa, làm cho sữa bị trào ra ngoài.
Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều hay ép bé bú quá mức sẽ khiến bé bị nôn trớ
Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều hay ép bé bú quá mức sẽ khiến bé bị nôn trớ
  • Sau khi bú xong, một số mẹ hay có thói quen cho trẻ nằm ngay sau khi trẻ bú xong, điều này làm cho dạ dạy bé chưa được tiêu hóa dẫn đến trớ, ọc sữa.
  • Ngoài ra, việc mẹ quấn tã hoặc băng rốn quá chặt hay cho trẻ ăn những món có mùi vị không phù hợp với trẻ cũng khiến trẻ dễ bị trớ sữa.
mẹ quấn tã hoặc băng rốn quá chặt
Trẻ sơ sinh bị trớ, ọc sữa do mẹ quấn tã hoặc băng rốn quá chặt

Do bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh bị trớ sữa cùng với một số dấu hiệu bên dưới thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó như bệnh lý nội khoa hoặc ngoại khoa.

Nôn trớ trong bệnh lý nội khoa

Một số bệnh lý nội khoa dễ làm trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa như:

  • Các bệnh liên quan đến  đường tiêu hóa như chậm nhu động ruột, tiêu chảy
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ prothrongbil
  • Nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não mủ
  • Hội chứng sinh dục thượng thận
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Co thắt môn vị

Nôn trớ trong bệnh lý ngoại khoa

Nôn do dị vật đường tiêu hóa như hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, thoát vị hoành. Trẻ thường có biểu hiện nôn trớ những ngày đầu sau sinh.

Nôn do xoắn ruột, tắc ruột thường có kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bí trung đại tiện, bụng chướng và đi ngoài có lẫn máu, dịch dạ dày đen.

Ngoài ra, nếu trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm có thể do trẻ bị thiếu canxi.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có nguy hiểm không?

Bình thường

Trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, tình trạng bé bị ọc sữa, nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề liên quan đến ăn uống như ăn quá no. Thông thường, tình trang ọc sữa, nôn trớ ở bé có thể hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách đẩy lùi hay khắc phục đặc biệt nào. Dù sao đi nữa, nếu bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng thường gặp này.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là biểu hiện của một vấn đề liên quan đến ăn uống như ăn quá no không có gì đáng ngại
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là biểu hiện của một vấn đề liên quan đến ăn uống như ăn quá no không có gì đáng ngại

Nghiêm trọng

Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày. Đôi khi, nôn trớ là biểu hiện hiếm gặp của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai. 

Nếu trẻ càng lớn mà tình trạng ọc sữa, nôn trớ vẫn nghiêm trọng thì hãy đưa bé tới khám bác sĩ ngay. Nếu nhận thấy một số dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến bệnh viện: đau bụng quằn quại, bụng trướng, lơ mơ hay ở trạng thái kích thích, co giật, liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ hơn 24 tiếng, miệng khô, xuất hiện máu hay mật màu xanh,…

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa?

Để giúp con trẻ không bị nôn trớ sau khi bú, mẹ nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân chính dẫn đến việc con hay bị nôn, ọc sữa, từ đó đưa ra những phương pháp giải quyết hợp lý.

Dùi lại lỗ bú bình cho bé

Trẻ bị trớ, ọc sữa có thể do bú hơi nhiều quá hoặc bú bình mà dùi lỗ quá to. Mẹ cần dùi lại lỗ bình nhỏ cho em bé bú để tránh bé bú hơi nhiều quá và làm cho sữa lắp đầy núm vú. 

Muốn phát hiện em bé bú hơi nhiều, bạn chỉ cần để ý nếu bình sùi bọt lên nhiều tức là quá nhiều hơi trong bình. Khi dùi bình sữa cần chú ý nên tránh đường thở của bé để cho bé không bị trớ.

Dùi lại lỗ bú bình cho bé nếu lỗ quá to
Dùi lại lỗ bú bình cho bé nếu lỗ quá to

Bổ sung canxi khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Cha mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhu cầu bổ sung canxi của từng bé khác nhau tùy theo từng độ tuổi, vì vậy bố mẹ không nên tự ý dùng các sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ, việc sử dụng phải có hướng dẫn của bác sĩ. Để bổ sung canxi cho trẻ nhỏ đang còn bú mẹ, thì việc đầu tiên chính là điều chỉnh lại khẩu phần ăn uống cho mẹ với những thực phẩm giàu canxi như:

  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa (phô mai, sữa chua), lòng đỏ trứng, nước cam,…
  • Một số loại ngũ cốc và hạt : Hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
  • Các loại rau lá có màu xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…
  • Thuỷ hải sản: Tôm , cua, nghêu, sò , ốc, hến…
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Ngoài ra cả mẹ lẫn bé nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng hoặc buổi chiều để hấp thụ vitamin D vì đây là thời điểm ánh nắng mặt trời cung cấp loại vitamin này nhiều nhất, nên cho trẻ mặc quần áo mỏng để tiếp xúc với ánh nắng hiệu quả nhất.

Cách cho trẻ bú sữa mà không bị trớ

Giữ cho trẻ luôn ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ rất dễ nuốt hơi vào trong khi đang bú mẹ. Và nếu sau khi bú xong mẹ cho bé nằm ngay, rất dễ xảy ra tình trạng bé bị ọc sữa. Do đó, sau khi cho con bú sữa xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay.

Đối với trẻ sơ sinh bị trớ sữa, nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. 

Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều so với bé lớn. Vì thế, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần thay vì cho bú một lần. Điều này để đảm bảo bé có đủ cữ sữa. Điều này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng.

Để bé ngủ với tư thế dễ chịu 

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa nằm ngửa khi ngủ thường xuyên hay bị tỉnh giấc giữa đêm, điều đó không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống. Nếu trẻ vẫn ngủ tốt thì không cần phải thay đổi nếp ngủ cho bé.

Cho bé ngủ với tư thế dễ chịu
Cho bé ngủ với tư thế dễ chịu để tránh tình trạng nôn trớ

Mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Để trẻ không bị nôn trớ, ọc sữa, ,mẹ nên cho trẻ mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng để làm giảm thiểu áp lực lên vùng bụng của trẻ. Sau khi ăn không thay bỉm, tã cho trẻ vì trong khi thay tã mẹ phải đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình, việc này sẽ dễ gây ra nôn trớ.

Thay đổi độ đặc của sữa công thức cho bé

Nếu bé đang uống sữa bột, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc pha sữa công thức đặc hơn một chút cho phù hợp. Pha sữa với công thức đặc hơn sẽ giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa.

Cho bú sữa mẹ đúng cách để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Mẹ nên cho bé bú bên trái trước, rồi mới chuyển bé sang bú bên phải, do bé cần nằm nghiêng trái, dạ dày bé đã quá nhiều sữa. Bằng cách này, sữa mẹ sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không bị trào ngược ra ngoài. Nếu bé bú bình, mẹ hãy giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.

Mẹ nên ngừng ngay việc cho bú khi bé khóc vì nó sẽ làm bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ngược. Bố mẹ cũng không nên chọc bé cười nhiều khi bú vì như thế cũng dễ khiến bé trớ sữa ngoài.

Bên cạnh đó, mẹ không được cho bé bú quá nhiều khiến dạ dày căng lên làm bé dễ bị nôn trớ. 

Mẹ nên cho bé bú sữa đúng cách
Mẹ nên cho bé bú sữa đúng cách để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Lời kết: 

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa là trường hợp thường gặp khi cho bé bú sữa. Điều này về lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu mẹ không chú ý. Tình trạng này có xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý, do đó mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục hợp lý. Hy vọng những thông tin mà Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp ích cho ba mẹ.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám