Vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh là tình trạng vành tai bị đóng vảy kèm với các triệu chứng khác như nổi mẩn đỏ, gây ngứa… Đây là một vấn đề khá bổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó không phải là một bệnh lý phức tạp hay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nó cũng mang lại cho trẻ cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu những thông tin về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Vành tai đóng vảy ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh là một tình trang do da bị kích ứng. Khi tình trạng này xuất hiện sẽ đi kèm với các triệu chứng như tai trẻ bị nổi ửng đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước,… Tuy nhiên đây là một tình trạng khá phổ biến và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh
Theo nhiều chuyên gia cho biết rằng tình trạng này không có nguyên nhân rõ ràng. Vành tai bị đóng vảy là hiện tượng xuất hiện ở những trẻ có cơ địa quá mẫn cảm. Hoặc bố mẹ đã từng bị tình trạng này thì trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ rất cao bị di truyền. Cùng với việc bị tác động bởi một số tác động từ môi trường sẽ khiến cho vành tai của trẻ xuất hiện vảy. Sau đây là một số tác nhân có thể gây ra cho trẻ như:
Môi trường xung quanh thay đổi
Khi trẻ còn đang ở trong môi trường nước ối của mẹ và sau khi sinh ra môi trường bị thay đổi đột ngột. Sự khác biệt biệt hoàn toàn khiến trẻ chưa thích nghi kịp và gây ra tình trạng vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh.
Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh cho bé không phù hợp
Như ta đã biết, da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với chất dễ gây kích ứng sẽ gây ra tình trạng này. Các loại như xà phòng, sữa tắm, thuốc nhuộm tóc, các trang sức bằng kim loại, chất kích thích… sẽ gây ra kích ứng và dẫn đến tình trạng vành tai đóng vảy ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra các loại khăn giấy ướt không rõ nguồn gốc hoặc khăn lau chùi cho trẻ không được sạch sẽ cũng là một tác nhân gây ra tình trạng này.
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ rất quan trọng đối với trẻ kể cả lúc trang bầu và cả khi cho trẻ bú sữa mẹ. Vì trong giai đoạn này trẻ sơ sinh chủ yếu nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì vậy khi mẹ sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, những loại dễ gây kích ứng hay ăn uống thiếu dưỡng chất cần thiết, vitamin… thì trẻ sẽ có nguy cơ rất cao mắc tình trạng này.
Thời tiết khắc nghiệt
Trẻ sơ sinh là độ tuổi rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng thì đây cũng là tác nhân gây ra tình trạng vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh.
Các nguyên nhân khác
Khi trẻ đến độ tuổi sử dụng sữa công thức bên ngoài thì trẻ bị tình trạng này do cơ thể trẻ chưa có sức đề kháng hoàn thiện. Vì vậy hãy lựa chọn loại sữa phù hợp với con.

Biểu hiện vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh
Vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh rất dễ để nhận biết. Khi trẻ rơi vào tình trạng này thì các tổn thương thường tập trung ở ống dẫn tai, vành tai hoặc phần da bao quanh tai. Tình trạng này cũng có 3 giai đoạn: cấp tính, bán cấp tính và mãn tính.
Mẹ có thể nhận biết trẻ bị vấn đề này khi thấy cá biểu hiện sau đây:
- Xuất hiện hiện tượng ngứa gáy thường xuyên, việc này sẽ khiến cho trẻ khó chịu. Trẻ thường tức giận gào khóc, cào tai, kéo lấy vành tai.
- Nổi phát ban, nổi sần khi tình trạng này đang ở giai đoạn nhẹ mới khởi phát.
- Lâu dần các nốt sần sẽ trở thành mụn nước, khi các mụn nước này vỡ ra sẽ tiết ra dịch hoặc mủ.
- Khi bị vỡ, nước dịch sẽ lây lan ra các vùng lân cận gây đau ngứa cho trẻ
- Sau khi nước dịch này khô lại sẽ hình thành vảy và có hiện tượng bong tróc.
Mách mẹ cách xử lý an toàn
Tuy vấn đề này theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp xử lý sẽ làm cho trẻ khó chịu. Hơn nữa nếu để tình trạng này quá lâu gây nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Sau đây là một số cách xử lý an toàn khi trẻ gặp phải vấn đề này.
Xử lý khi vành tai trẻ bị đóng vảy tại nhà
Xử lý tình trạng này bằng những liệu pháp thiên nhiên là những bài thuốc dân gian lâu đời mà cha ông ta để lại. Các biện pháp này thường rất an toàn và hiệu quả cực cao. Một vài phương pháp phổ biến như:
- Sử dụng lá trầu không: Trầu không là một loại thảo dược thiên nhiên biết đến với độ kháng khuẩn cực cao. Vì vậy mẹ hãy dùng một năm lá trầu không, rửa sạch, để ráo. Sau đó hãy xay hoặc giã nhỏ và vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này bôi lên vùng da bị tổn thương cho trẻ 2 lần/ ngày. Đây là phương pháp cực kỳ lành tính mà lại rất hiệu quả. Lưu ý: không được lạm dụng quá nhiều có thể gây bỏng rát cho trẻ.

- Chườm nóng phía bên ngoài da: vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ có cảm giác đau ngứa khó chịu. Mẹ hãy dùng khăn khô sạch ngâm vào nước nóng. Sau đó vắt khô và chườm lên vùng da bị tổn thương. Cách này sẽ giúp cho trẻ giảm bớt độ bóng rát và ngứa ngáy.
Tuy hai cách trên rất an toàn và lành tính nhưng hiệu quả sẽ tùy thuộc vào từng cơ địa của trẻ. Vì vậy nếu tình trạng không thuyên giảm hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Sử dụng thuốc tây để chữa vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc tây là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng nhất. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng với làn da cực kì nhạy cảm. Chính vì thế các mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng thuốc cho con. Sau đây là một số loại thuốc phổ biến để xử lý tình trạng này:
- Thuốc chống dị ứng và giảm ngứa: Tiêu biểu là Chlorpheniramine, Phenergan hoặc Theralene… những loại thuốc này được sử dụng ở dạng uống, bôi hoặc phối hợp cả hai. Ngoài ra, trẻ có thể đc bổ sung cập nhật calcium (canxi) và vitamin C để giảm tiết dịch & giảm ngứa ngáy ở vùng da bị chàm.
- Thuốc mỡ chứa corticosteroid: hay được sử dụng là Flucinar hoặc cidermex. Lưu ý: thuốc mỡ không được bôi trên diện rộng. Việc này có thể dẫn đến tác dụng phụ của thuốc.
- Sử dụng thuốc tím (methyl hoặc methylene 2%): loại thuốc này được biết đến với công dụng và hiệu quả giống như thuốc mỡ. Sử dụng bôi lên vùng da bị đóng vảy để cải thiện tình trạng này.
- Thuốc kháng sinh: loại thuốc này được sử dụng khi vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh với tác nhân là do nhiễm trùng.
- Thuốc làm mềm da: vaseline(loại dùng cho y học) là loại thuốc làm mềm da được nhiều mẹ tin dùng Tetracyclin là một loại thuốc kháng sinh được dùng cho việc chữa các bệnh ngoài da. Hoặc thuốc mỡ aureomycin cũng là một loại khá phổ biến.
Xử lý vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Đông y
Vành tai trẻ bị đóng vảy được xử lý thông qua các dạng đắp là chủ yếu. Mặc dù các bài thuốc Đông y với độ an toàn khá cao cho trẻ nhưng phụ huynh cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng cho bé. Ngoài ra cần tham khảo thầy thuốc những điều cần thiết như thời gian, liều lượng…
- Bài thuốc: Tập trung chống viêm
Nguyên liệu dạng khô cần có cho bài thuốc này bao gồm: 60g rau sam; hoàng bách, bồ công anh, sinh địa, cúc hoa và long đởm (mỗi loại 30g).
Cách dùng: mẹ hãy cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm cùng với 3 chén nước sạch. Nấu trên lửa nhỏ và nấu liên tục trong vòng 24 giờ đến khi lượng nước còn lại khoảng nửa chén. Dùng nước này thoa lên vùng vành tai bị tổn thương cho trẻ.
- Bài thuốc: Tác động đồng thời để tiêu viêm và kháng khuẩn
Nguyên liệu cần có: địa hoàng, hàn thủy thạch, hoàng cầm. Mỗi loại 30g kết hợp với 3g thanh đại.
Cách dùng: tương tự bài thuốc tập trung chống viêm trên.
- Bài thuốc: Giảm sưng
Nguyên liệu cần có: 80g vaseline, 20g hoàng liên cùng với một ít dầu vừng.
Cách dùng: mẹ hãy tán mịn hoàng liên rồi sau đó trộn với hai nguyên liệu còn lại. Sau đó đem hỗn hợp này đun cho đến khi tan ran hết. Chờ nguội nó sẽ cô đặc lại rồi dùng để thoa lên vùng da tổn thương để cải thiện tình trạng vành tai bé bị đóng vảy
Những lưu ý mà mẹ cần biết khi trẻ mắc phải tình trạng này
- Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như: lông động vật, khói thuốc lá,… Ngoài ra trong giai đoạn này mẹ nên hạn chế sử dụng nước xả vải và bột giặt có tính tẩy rửa cao khi giặt đồ cho trẻ. Sử dụng những loại sữa tắm không gây kích ứng để vệ sinh trẻ.
- Khi trẻ còn đang bú sữa mẹ thì mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, vitamin… và đặc biệt tránh các loại thức ăn gây dị ứng, đồ ăn cay.
- Không tiêm phòng thủy đậu và một số loại vắc xin khác trong lúc trẻ sơ sinh bị đóng vảy ở vành tai. Hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng hiện tại của bé để được tư vấn phù hợp.
- Nếu bạn xác định được nguyên nhân gây vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh là do trẻ sử dụng sữa công thức. Hãy cho trẻ ngừng uống sữa và hỏi bác sĩ về loại đang phù có phù hợp không và nên lựa chọn loại sữa phù hợp với cơ địa của trẻ.
- Để phòng ngừa đóng vảy vành tai thì mẹ hãy tham khảo các loại chất tẩy rửa dùng cho da nhạy cảm phù hợp với bé. Và đặc biệt không sử dụng các loại khăn giấy ướt không rõ nguồn gốc.
Lời kết
Như vậy qua bài viết trên Phòng Khám Bác Sĩ đã cũng cấp cho quý phụ huynh những thông tin rất cần thiết về tình trạng vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài biết trên các bố mẹ biết được nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu này ở trẻ. Hãy áp dụng các cách xử lý trên để giúp bé cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu tình trạng kéo dài không thuyên giảm.